Biến thiên hàm lượng NO3 trong trầm tích theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường nước, trầm tích góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đầm thị nại, tỉnh bình định (Trang 61 - 63)

trong trầm tích theo thời gian (Ghi chú: Vùng A: đỉnh đầm; Vùng B: giữa đầm; Vùng C: cửa đầm)

+ Nguyên tố mangan (Mn)

Trong trầm tích Đầm Thị Nại hàm lượng Mn dao động trong khoảng 40 - 680ppm, có hàm lượng trung bình 217ppm. So với trầm tích biển nơng thế giới (850ppm) hàm lượng của Mn thấp hơn nhiều lần (bảng 3.6). Nguyên tố Mn có hàm lượng cao với mức hàm lượng 300-680 ppm tập trung chủ yếu tại khu vực phía Đông Nam xã Phước Thắng, phía Nam phường Hải Cảng, Đơng Nam thành phố Quy Nhơn. (Hình 3.46)

Bảng 3.6. Tham số thống kê hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại (N = 35 mẫu, đơn vị tính: ppm)

Chỉ tiêu Cmin Cmax Ctb CV (%) HLTBTG QCVN 43 : 2012/BTNMT Mn 40 680 217 ± 81 37 850 - Zn 2,2 9,9 5,5 ± 2,3 41,6 20,0 271 Pb 0,4 8,6 4,3 ± 2,6 57,3 20,0 112 Sb 0,12 0,46 0,26 ± 0,09 32,72 1,40 - Cu 0,3 3,6 1,5 ± 0,5 33,3 40,0 108 As 0,3 1,0 0,6 ± 0,4 56,6 1,0 41,6 Hg 0,03 0,07 0,05±0,025 51,40 0,03 0,7

Ghi chú: hàm lượng trung bình của ngun tố trong trầm tích biển nông thế giới theo Vinogradov A. P (1967)

Theo độ thị biến thiên từ đỉnh đầm (vùng A) ra cửa đầm (vùng C) hàm lượng Mn trong trầm tích có xu hướng biến thiên tương đối phức tạp tại khu vực cửa đầm (Vùng A), tại khu vực trung tâm đầm (Vùng B) hàm lượng Mn có giá trị khá nhỏ và tăng mạnh khi ra khu vực cửa đầm (Vùng C) chứng tỏ nguyên tố này chịu ảnh hưởng nhiều bởi tác động của biển (Hình 3.45).

Theo các kết quả nghiên cứu nhiều năm cho thấy hàm lượng trung bình của Mn biến thiên khá phức tạp biến giảm nhẹ trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2009 từ đó đến nay lại có xu hướng tăng mạnh (Hình 3.47).

(Ghi chú: Vùng A: đỉnh đầm; Vùng B: giữa đầm; Vùng C: cửa đầm)

+ Nguyên tố arsen (As)

Trong trầm tích đầm Thị Nại hàm lượng As dao động trong khoảng 0,3 - 1,0ppm,hàm lượng trung bình 0,6 ppm (bảng 3.6), thấp hơn so với hàm lượng trung bình của nó trong trầm tích biển nơng thế giới (1,0 ppm). As hình thành các khu vực tập trung hàm lượng cao (0,9 - 1ppm). Phân bố ở khu vực cảng Thị Nại, khu vực cửa sơng Hà Thanh. (Hình 3.49).

Theo độ thị biến thiên từ đỉnh đầm (vùng A) đến cửa đầm (vùng C) hàm lượng As nhìn chung có xu hướng tăng từ đỉnh đầm ra cửa đầm (Hình 3.48).

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng trung bình của As ít biến đổi trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2009 và tăng nhẹ trong vài năm trở lại đây nhưng mức tăng khơng đáng kể (Hình 3.50).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường nước, trầm tích góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đầm thị nại, tỉnh bình định (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)