Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước và trầm tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường nước, trầm tích góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đầm thị nại, tỉnh bình định (Trang 37 - 42)

- Xác định pH theo TCVN 6492 – 1999 (ISO 10523 – 1994);

- Xác định chất rắn lơ lửng (TSS) – Phương pháp lọc theo TCVN 6625 – 2000 (ISO 11923 – 1997);

- Xác định oxy hòa tan – phương pháp Winkler - TCVN 5499 – 1995; - Xác định nhu cầu oxy hóa học - TCVN 6491 – 1999 (ISO 6060 – 1989); - Xác định các anion: PO43-, SO42-, NO3- bằng sắc ký lỏng ion theo TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007)

- Xác định Cu, Zn, Cd, Pb – phương pháp hấp thụ nguyên tử theo TCVN 6193 – 1996 (ISO 8288 – 1986);

- Xác định Mangan (Mn) - Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim theo TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986);

- Xác định Thủy ngân (Hg) - Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử. theo TCVN 7724:2007 (ISO 17852:2006);

- Xác định Asen (As) - Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua) theo TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996);

- Phân tích Tổng dầu, mỡ khoáng - Phương pháp chiếu hồng ngoại theo

TCVN 7875:2008;

- Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform. Phần 1. phương pháp màng lọc – TCVN 6187 – 1 – 1996 (ISO 9308 – 1 – 1990).

+ Các phương pháp phân tích mẫu trầm tích

Các phương pháp phân tích mẫu trầm tích được thực hiện theo hướng dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích (QCVN 43 : 2012/BTNMT). Cụ thể các phương pháp phân tích mẫu áp dụng như sau:

- Xác định các anion: PO43-, SO42-, NO3- bằng sắc ký lỏng ion theo TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007);

- Xác định Cu, Pb, Mn, Zn theo TCVN 6496:2009 - Chất lượng đất - Xác định crom, cadimi, coban, đồng, chì, mangan, niken, kẽm trong dịch chiết đất phá mẫu bằng nước cường thủy. Các phương pháp hấp thụ nguyên tử;

- Xác định As, Sb theo TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007) Chất lượng đất - Xác định asen, antimon và selen trong dịch chiết đất phá mẫu bằng nước cường thủy - phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử theo kỹ thuật nhiệt điện hoặc tạo hydrua. - Xác định Hg theo .TCVN 8882: 2011 (ISO 16772: 2004) Chất lượng đất - Xác định thủy ngân trong dịch chiết đất phá mẫu bằng nước cường thủy dùng quang phổ hấp thụ nguyên tử hơi - lạnh hoặc quang phổ hấp thụ nguyên tử huỳnh quang hơi - lạnh.

- Xác định các hợp chất OCPs và PCBs theo TCVN 8601: 2009 (ISO 10382: 2002) Chất lượng đất - Xác định hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ và polyclo biphenyl - Phương pháp sắc ký khí với detector bẫy electron.

2.3.4. Phương pháp thống kê xử lý kết quả nghiên cứu

Từ các tài liệu thu thập và tổng hợp đã có áp dụng các phương pháp thống kê trong việc tổng hợp, xử lý các tài liệu phục vụ cho luận giải các kết quả nghiên cứu của luận văn;

+ Sử dụng các phương pháp thơng kê tốn học bằng phần mềm tin học để xử lý số liệu bao gồm:

- Tính tốn các thơng số thống kê (giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến phân CV… dùng phần mềm Excell.

- Vẽ biểu đồ theo thời gian và đồ thị biến thiên hàm lượng các nguyên tố theo mặt cắt từ đỉnh đầm tới cửa đầm bằng phần mềm Excel.

+ Vẽ sơ đồ thể hiện sự phân bố không gian của các đối tượng nghiên cứu dùng phần mềm Mapinfor 15.0.

Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HĨA MƠI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM THỊ NẠI

3.1.1. Đặc điểm địa hóa mơi trường nước đầm Thị Nại

3.1.1.1. Đặc điểm các thơng số hóa - lý mơi trường nước đầm Thị Nại

Các thơng số hóa - lý của mơi trường nước mặt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật thủy sinh. Sau đây là đặc điểm một số thơng số hóa lý tiêu biểu trong mơi trường nước tầng mặt đầm Thị Nại.

+ Nhiệt độ nước tầng mặt

Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến khả năng hòa tan, làm gia tăng tốc độ phản ứng tăng hoạt tính của các chất gây ơ nhiễm. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của hầu hết thủy sinh vật trong khoảng 20 – 300C. Trong đầm Thị Nại nhiệt độ nước tầng mặt dao động trong khoảng từ 23 – 29,50

C. Nguồn cung cấp nhiệt cho đầm chủ yếu từ bức xạ mặt trời và nhiệt độ khơng khí. Tuy nhiên, nhiệt độ nước trong đầm cũng bị ảnh hưởng bời lượng nước mùa mưa lũ làm cho nhiệt độ trong đầm vào mùa mưa thấp hơn mùa khô.

+ Giá trị pH, Eh

pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước, sự keo tụ và khả năng ăn mịn. Vì thế việc phân tích pH để đánh giá chất lượng môi trường nước là rất quan trọng. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có mơi trường axít; pH > 7 thì nước có mơi trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh.

Sinh vật thủy sinh thường thích ứng tốt trong mơi trường nước có giá trị pH từ 6,5 - 8,5. Giá trị pH trong môi trường nước tầng mặt tại Đầm Thị Nại biến đổi từ môi trường axit yếu (khu vực cửa sông Kôn và sông Hà THanh) và tăng dần ra khu vực cửa đầm tại đây nước biển có mơi trường kiềm yều (pH=8,0). Trong tồn vùng pH dao động trong khoảng 6,5-8,4, đạt giá trị trung bình 7,64 cịn giá trị Eh trong

môi trường nước tầng mặt khá ổn định, dao động trong khoảng 117-156mV, trung bình 134mV (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tham số một số chỉ tiêu hóa – lý mơi trường nước tầng mặt Đầm Thị Nại (N = 35 mẫu) Chỉ tiêu Đơn vị Cmin Cmax Ctb CV(%) QCVN 10- MT:2015/BTNMT pH 6,50 8,40 7,64 ± 0,62 8,15 6,5 – 8,5 Eh mV 117,00 156,00 134,08 ± 2,84 2,15 - TSS mg/l 1,2 75,1 17,8 ± 21,16 119,12 50 Độ muối (o/oo) 1,10 33,20 16,66 ± 7,87 51,75 - Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 0,20 0,10 0,17 ± 0,02 12,94 0,5 + Độ muối

Độ muối của môi trường nước chủ yếu là do ảnh hưởng nồng độ của muối NaCl, còn lại là muối magiê, canxi, kali sulfat và bicarbonat. Độ muối của nước ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và năng suất đến hầu hết các thủy, hải sản nước lợ và nước mặn.

Trong môi trường nước tầng mặt dao động trong khoảng 1,1- 33,2 ‰, đạt giá trị trung bình 16,66 ‰, phân bố khơng đồng đều trong môi trường nước mặt (V= 51,75%). Theo đồ thị biến thiên độ muối trong đầm từ khu vực đỉnh đầm đến cửa đầm cho thấy độ muối của vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn nước ngọt chuyển ra từ các hệ thống các con sông trong vùng (sơng Kơn, sơng Hà Thanh,…) (Hình 3.5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường nước, trầm tích góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đầm thị nại, tỉnh bình định (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)