Một số yếu tố khí hậu theo các tháng trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực bảo lộc di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 52 - 62)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Nhiệt độ (độ C) 20, 6 22,6 23,5 24,0 25,4 24,2 23,0 22,6 23,2 22,6 21, 5 20,8 22,8 Lượng mưa (mm) 94 1 90 288 239 209 331 203 191 266 299 84 2.295 Lượng bốc hơi (mm) 73, 5 89,0 93,7 69,5 62,4 51,6 39,3 41,5 46,3 37,9 33, 6 57,0 695,3 Số giờ nắng (giờ) 206 237 225 216 203 192 140 147 116 96 91 171 2040 Độ ẩm khơng khí (%) 81 77 78 82 86 87 90 91 90 90 89 85 85,5

Nguồn: Số liệu khí tượng - thủy văn của trạm Bảo Lộc

- Lượng bốc hơi: Lượng mưa nhiều nên lượng bốc hơi nhỏ, gần 700 mm/năm. Vào mùa mưa, lượng bốc hơi cao vào các tháng đầu mùa và có xu hướng giảm dần về cuối mùa, khoảng 33 - 73 mm (tháng X, XI). Các tháng mùa khô, lượng bốc hơi mạnh, trên 70 mm, cực đại vào tháng III (93,7 mm).

Hình 2.1. Biến trình nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm khu vực Bảo Lộc – Di Linh

- Độ ẩm tương đối: Độ ẩm tương đối trung bình năm ở khu vực nghiên cứu cao, đạt 85,5%. Quanh năm có độ ẩm tương đối trung bình lớn hơn 80%. Bốn tháng VII, VII, IX, X có độ ẩm tương đối trung bình lớn nhất, đạt trên 90%. Ba tháng (I, II, III) có độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất 77 - 82%.

Trên bản đồ sinh khí hậu (SKH), khu vực nghiên cứu được chia thành 11 loại sinh khí hậu có sự phân hóa khá rõ ràng từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc. Khu vực Bảo Lâm, Bảo Lộc có khí hậu mát hơn, Bảo Lộc là tâm mưa với lượng mưa đáng kể, trong khi khu vực Di Linh có khí hậu khơ hơn. Các loại SKH được khái quát như sau:

Loại SKH nhiệt đới gió mùa, ấm khơng có mùa lạnh (IIA0a), mưa rất nhiều và mùa khô ngắn đặc trưng cho khu vực Bảo Lộc.

Loại SKH nhiệt đới gió mùa, mát có mùa lạnh ngắn đến trung bình (IIIA1a), mưa rất nhiều và mùa khô ngắn.

SKH nhiệt đới gió mùa, nóng đến ấm khơng có mùa lạnh, mưa rất nhiều, mùa khơ trung bình (IA0b, IIA0b) phổ biến ở khu vực rìa Tây - Tây Bắc huyện Bảo Lâm và các xã Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Lâm của huyện Bảo Lâm.

SKH nhiệt đới gió mùa, nóng đến ấm khơng có mùa lạnh. Mưa nhiều, mùa khơ trung bình (IB0b, IIB0b). Đây là khí hậu của Lộc An, Lộc Phú - Bảo Lâm, Đinh Trang Thượng - Di Linh.

40

Loại SKH nhiệt đới gió mùa, ấm khơng có mùa lạnh, mưa nhiều, mùa khô ngắn (IIB0a). Khu vực điển hình là các xã phía Nam huyện Bảo Lâm gồm: Lộc Nam, Lộc Thành, Lộc Nga, Lộc Đức, các xã Hòa Ninh, Hòa Nam huyện Di Linh.

Loại SKH nhiệt đới gió mùa, mưa vừa, mùa khơ trung bình (IIC0b, IIIC1b) Loại khí hậu IIC0b bao trùm lên hầu hết các xã phía Bắc và Tây Bắc huyện Di Linh. IIIC1b điển hình cho khu vực núi cao phía Nam huyện Di Linh với nền nhiệt độ từ 18 - 20oC, lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm.

SKH nhiệt đới gió mùa, mưa ít, mùa khơ trung bình đến dài (ID0c, IID0b). ID0c xuất hiện ở khu vực rìa Đơng Nam Di Linh, trong khi sinh khí hậu IID0b có thể thấy ở Gung Ré, phía Bắc Hịa Trung, Bảo Thuận, Tam Bố - huyện Di Linh.

Như vậy, nằm trong vành đai khí hậu xích đạo, với các loại sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, đến khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh … Bảo Lộc - Di Linh có nguồn năng lượng dồi dào thuận lợi cho các quần thể thực vật có năng suất sinh học cao. Chính nền khí hậu đặc trưng đã tạo điều kiện cho khu vực phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện và đặc thù với những tập đoàn cây trồng dài ngày, đặc biệt là chè. Chè ở Bảo Lộc – Di Linh phân bố chủ yếu khu vực khá thuận lợi về điều kiện khí hậu như có lượng mưa năm nhiều đến rất nhiều (trên 2.000 mm), mùa khơ ngắn đến trung bình (ít hơn 4 tháng) để đảm bảo đủ nước cho chè sinh trưởng quanh năm. Tuy nhiên, lượng mưa lớn, lượng nhiệt cao kết hợp điều kiện địa hình núi cao dốc đã góp phần thúc đẩy một số quá trình phát triển đất theo hướng bất lợi xảy ra như rửa trơi, xói mịn và khống hóa nhanh các hợp chất hữu cơ trong đất.

2.1.3.2. Thủy văn

Khu vực nghiên cứu nằm trong hệ thống lưu vực của 2 sông lớn: Sông La Ngà và sông Đồng Nai.

Sông La Ngà là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh. Đầu nguồn của sông là hệ thống sơng suối chính của Bảo Lâm như: Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,... Bảo Lộc cũng nằm trong lưu vực của sơng này. Ngồi ra, sơng La Ngà cịn có phụ lưu là sơng Dargna chảy qua Di Linh 9,3 km theo hướng Bắc Nam rồi đổ vào sông La Ngà.

42

Lưu vực sông Đồng Nai bao gồm nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou… và các nhánh suối nhỏ ở phía Bắc huyện Bảo Lâm – cịn gọi là sơng Đa Dâng. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên của huyện Bảo Lâm với tỉnh Đắk Nơng - nơi có các nhà máy thủy điện Đồng Nai 1,2,3 đang hoạt động. Thượng nguồn sơng cịn có dịng Da Dung bắt nguồn từ phía Đơng huyện Di Linh chảy theo hướng Tây Bắc rồi đổ vào sông Đồng Nai, có nguồn nước dồi dào quanh năm nhưng khả năng khai thác còn nhiều hạn chế.

Cùng với cấu trúc địa chất, địa hình và thực vật, khí hậu (đặc biệt là lượng mưa) đã quyết định chế độ thủy văn của khu vực Bảo Lộc - Di Linh. Nhìn chung, sơng suối ở Bảo Lộc - Di Linh có bậc thềm sơng hẹp, sườn dốc, nhiều thác ghềnh, dịng chảy mạnh và phân phối khơng đều trong năm. Modul dịng chảy cả năm dao động từ 18-20 l/s/km2 đến 45-50 l/s/km2. Lượng dịng chảy trung bình năm, ở mỗi khu vực, tùy thuộc vào lưu vực, lượng mưa, địa hình và địa chất, có sự phân biệt khá rõ nét: vùng Bảo Lộc - Đạ Huoai: 39 - 40 l/s/km2, trong khi Đà Lạt - Đức Trọng 23-28 l/s/km2, Đơn Dương 23-24 l/s/km2.

Các sông suối trong khu vực nghiên cứu có lịng sơng hẹp, dốc, khả năng bồi đắp phù sa kém vì vậy chỉ xuất hiện những dải đất phù sa hẹp chạy dọc theo các triền sông. Lượng nước khá dồi dào và chia làm hai mùa: mùa lũ chiếm trên 80% lượng nước cả năm, mùa kiệt chỉ khoảng 15-20%, nên thường gây lũ lụt trong mùa lũ và thiếu nước trong mùa khô.

Ngồi ra cịn một số hệ thống sông suối như: Sông Dariam là sông lớn nhất của huyện Di Linh, hệ thống sông Đại Nga là ranh giới giữa thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Hai hệ thống sơng này đều có nước dồi dào quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống suối Đam B’ri có nhiều ghềnh thác nhưng phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa.

Một số hồ chứa nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của địa phương như: hồ Nam Phương 1, Nam Phương 2, Đồng Nai ở Bảo Lộc; hồ Đông Di Linh, Tây Di Linh, Đinh Trang Hịa 2, hồ thơn 8 Tân Thượng thuộc huyện Di Linh.

Cùng với các yếu tố tự nhiên, thủy văn và hoạt động của nó đã tác động đến lớp vỏ thổ nhưỡng một cách mạnh mẽ. Bên cạnh vai trò vận chuyển, phân bố lại vật

chất, quan trọng là việc thúc đẩy quá trình thành tạo đất hoặc tạo ra những vùng đất phù sa màu mỡ thì quá trình nước chảy tràn bóc đi lớp vỏ thổ nhưỡng, làm lộ trơ đá gốc, quá trình xâm thực rửa trôi của nước chia cắt lớp vỏ thổ nhưỡng, làm nghèo chất khoáng và làm chua đất. Mạng lưới thủy văn có lưu lượng nước phong phú là điều kiện thuận lợi, đáp ứng yêu cầu về nước của chè quanh năm.

2.1.4. Đặc điểm thảm thực vật

Do phân bố trên các đai cao khác nhau nên đã hình thành nhiều kiểu thảm thực vật rừng khác nhau, đặc biệt các khu rừng đặc dụng thể hiện khá đầy đủ những hệ sinh thái rừng tiêu biểu của khu vực Bảo Lộc - Di Linh như rừng hỗn loài lá rộng, rừng hỗn giao lá rộng lá kim và lá kim, rừng lá rộng rụng lá, rừng tre hỗn giao với cây gỗ phân tán...

2.1.4.1. Rừng lá rộng thường xanh

Những vùng lãnh thổ nằm ở vành đai nhiệt đới có lượng mưa cao và khi lượng mưa vượt quá giới hạn 1.500 mm trong năm sẽ cho phép các thực vật phát triển mạnh và tạo ra kiểu rừng đặc trưng rất đa dạng về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc phân tầng.

Tầng cao bao gồm các cây họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc Lan (Magnoliaceae), họ Long Não (Lauraceae) chiếm ưu thế. Cây thường có tầm vóc trung bình cao, 15 - 20m, đường kính 0,40 - 0,60m. Tầng cây dưới tán khơng liên tục và có chiều cao khác nhau, bao gồm các loại cây chịu bóng như: Gỗ tăm (Ostoides), Mã nạng (Marcaraga), Thị rừng (Diospyros), xen lẫn với cây con của những loài ở tầng trên.

Tầng cây bụi thấp khá dày gồm các loài dương xỉ thân gỗ, một số cây họ Cà phê

(Rubiaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae)... Trong tầng có nhiều lồi tre trúc mọc riêng

rẽ từng cây, nhiều loài thuộc họ Cọ Dừa (Palmaceae). Tầng cỏ thưa thớt, khơng phủ kín bề mặt, độ che phủ khoảng 10%. Tuy nhiên các loài cây cũng khá đa dạng như: Quyển bá (Selaginella), Rêu tóc trắng (Leucobrium), Dương xỉ chi Adiantum, Tectaria, Guột lá to và số ít cây dây leo.

44

Ở Bảo Lộc – Di Linh, diện tích rừng lá rộng thường xanh cịn khá lớn, tập trung ở các xã phía Tây Bắc huyện Bảo Lâm như Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Tân, các xã Hòa Bắc, Gia Hiệp, Bảo Thuận của huyện Di Linh.

2.1.4.2. Rừng rụng lá

Đây là kiểu rừng thường có số cây gỗ rụng lá chiếm trên 50%. Thơng thường rừng chỉ có một tầng với các loài thân gỗ chủ yếu như Dầu trà ben (Dipterocarpus

obtusifolius), các loài Dẻ (Lithocarpus spp., Quercus spp.), Trâm (Syzygium), Bời

lời (Litsea spp.), Cà chít (Shorea obtuse), Thành ngạnh (Cratoxylon formosum)… Kiểu rừng này có mật độ cây 300-320 cây/ha, trữ lượng bình quân đạt khoảng 250m2/ha. Rừng rụng lá xuất hiện rải rác ở rìa Đơng Nam huyện Di Linh.

2.1.4. 3. Rừng tre nứa

Ngược lại với kiểu rừng rụng lá, rừng tre nứa khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu, điển hình ở các xã Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Bắc huyện Bảo Lâm, một diện tích nhỏ ở Hịa Bắc, Hòa Nam của Di Linh. Kiểu rừng thuần loại này phân bố ở nơi ẩm, ven suối, chủ yếu gặp ở các vùng có đại độ cao dưới 1.000 m.

2.1.4.4. Rừng hỗn giao gỗ tre nứa

Đây là kiểu rừng thứ sinh do các loài tre nứa xâm lấn rừng gỗ. Ở kiểu rừng này, cây thân gỗ có thể mọc rải rác tạo thành tầng riêng, tầng kia là tre nứa. Thành phần loài cây gỗ thường là các loài cây rụng lá như Dầu Trà ben (Dipterocarpus

obtusifolius), Vên vên (Anisoptera costata),… Các trạng thái rừng hỗn giao gỗ với

tre nứa được đặc trưng bởi lồi Le và Lồ ơ (Bambusa procera) nhỏ, Nứa (Bambusa

schizostachyoides). Trong đó, Lồ ơ chiếm đại đa số, chúng mọc tản với mật độ từ

8.000-10.000 cây/ha; đường kính từ 3-6 cm, ở những nơi đất thấp ẩm, độ mùn cao có cây đường kính lên tới 8 cm; chiều cao bình quân 9-12 cm.

Khu vực phía Bắc huyện Bảo Lâm, rừng hỗn giao phân bố thành từng cụm nhỏ đan xen giữa rừng tre nứa và rừng lá rộng thường xanh. Phía Nam huyện Di Linh, các xã Hòa Bắc, Hòa Trung, Bảo Thuận, Tam Bố, kiểu rừng khá phổ biển trên các địa hình núi sót bóc mịn ở độ cao 1.000 - 1.500 m.

2.1.4.5. Rừng lá kim

Điển hình của kiểu rừng lá kim ưa sáng chịu hạn ở khu vực nghiên cứu là rừng thông ba lá (Pinus kesiyan). Chúng phân bố rộng trên các kiểu địa hình khác nhau, ở các đai độ cao từ 800 m đến 2.000 m. So với kiểu rừng kín thường xanh thì rừng thơng ba lá có thành phần khơng phong phú bằng khoảng trên 200 lồi. Trong đó tầng gỗ nhỏ có một vài loài như: Đỗ quyên hoa trắng (Pierris ovalifolia), Me

rừng (Phyllanthus embrica), Quản hoa (Helicia), Dâu rượu (Myrica esculenta)…

Tầng cỏ bụi có trên 200 lồi của các ngành Liliopsida, Magnoliopsida…

Rừng thơng ba lá chiếm vị trí đáng kể nhất trong 4 kiểu rừng. Cấu trúc của rừng ổn định, bền vững, có xu thế trở lên rừng nguyên sinh hỗn giao lá rộng, lá kim. Kiểu rừng này xen với các vạt rừng trồng, rừng hỗn giao, các khoảnh trồng cây lâu năm ở các xã Lộc Phú, Lộc Lâm huyện Bảo Lâm, Đinh Trang Thượng, Tam Bố, Bảo Thuận - huyện Di Linh.

2.1.4.6. Rừng hỗn giao lá rộng lá kim

Kiểu rừng này nằm đan xen với rừng kín cây lá rộng thường xanh, nhưng ở đai cao lớn hơn, trên 1.000 m. Cấu trúc của kiểu rừng này như rừng kín cây lá rộng thường xanh, nhưng xuất hiện thêm cây trong lớp hạt trần, có lá rộng hơn lá kim như: Thông tre (Podocarpaceae), Ngo tùng (Keteleeria). Những loại cây có giá trị hiện cịn ở kiểu rừng này: Bách xanh (Libocedrus macrolepis Benth), Hồng tùng (Dacrydium pierrei Hikel), Kim giao (Podocarpus wallichianus C. Prel.), Pơ mu (Fokienia hodginsii)… Ngồi ra cịn một diện tích khơng lớn kiểu rừng thơng hai lá (Pinus merkusii) hỗn giao với Dầu Trà ben (Dipterocarpus obtusifolius).

Rừng hỗn giao lá rộng lá kim phân bố rải rác ở khu vực xã Lộc Quảng, Lộc Lâm huyện Bảo Lâm. Đây là kiểu rừng nguyên sinh đặc biệt, có ý nghĩa về mơi trường, được trải trên địa hình núi và núi cao rộng lớn, là đầu nguồn của nhiều dòng chảy quan trọng.

2.1.4.7. Thảm thực vật nhân tác

- Rừng trồng: Ở Bảo Lộc - Di Linh trồng một số loại cây gỗ như: Bạch Đàn (Eucalyptus sp.), Trâm bông vàng, keo tai tượng (Acacia mangium Willd.), tuy

45

KHU VỰC BẢO LỘC – DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Nguồn: Bản đồ hiện trạng rừng Tây Nguyên năm 2010 tỷ lệ 1: 250.000 Người biên tập: Hoàng Thị Huyền Ngọc Viện Điều tra quy hoạch rừng

nhiên phần lớn diện tích rừng trồng là rừng thơng ba lá. Trạng thái của rừng thông ba lá rất đa dạng từ hỗn giao theo tầng hoặc tái sinh tự nhiên theo đám với mật độ dày, thưa, trung bình khác nhau.

- Quần hệ cây trồng lâu năm:

Khí hậu và đất đai tại Bảo Lộc rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: Chè (Camellia sinensis), Cà phê (Rubiaceae). Đặc biệt,

cây chè có một lịch sử khá lâu đời đã khẳng định ưu thế tuyệt đối mặc dù có những bước thăng trầm nhất định do nhiều yếu tố khác nhau. Cho đến nay, cây chè vẫn tiếp tục phát triển về diện tích và sản lượng.

Cây ăn quả cũng rất thích hợp và đem lại hiệu quả cao nhờ có đặc điểm cho sản phẩm trái mùa với các tỉnh phía Nam. Đó là: Sầu riêng (Durio zibethinus Murray.), Chơm chơm (Nephelium lappaceum L.), Mít tố nữ (Artocarpus integer) ,

Bơ (Persea americana Mills.),...

- Quần hệ cây trồng hàng năm

Quần hệ cây trồng ở đây khá phong phú, chủ yếu là các loại cây lương thực như: Lúa (Oryza sativa L.), ngô (Zea Mays L.), sắn (Manihot esculenta) và một số

loại rau màu khác như đậu, lạc, khoai,… Trong đó việc trồng lúa có thể được trồng một vụ xen một vụ màu hoặc trồng hai vụ trong một năm.

2.1.5. Con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

2.1.5.1. Hiện trạng dân cư

Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2010, tổng dân số của khu vực Bảo Lộc - Di Linh là 416.851 người, trong đó Di Linh là huyện có quy mơ dân số lớn nhất với 154.786 người, trong khi thành phố Bảo Lộc có diện tích nhỏ nhất, quy mơ dân số lên đến 148.654 người thì dân số huyện Bảo Lâm là 109.343 người. Nếu giai đoạn 2000 - 2005 dân số tăng nhanh 25.860 người, thì ở giai đoạn 2005 - 2010, quy mô dân số dần đi vào ổn định, có tăng nhưng chậm, cả giai đoạn này tăng 21.068 người.

Mật độ dân số trung bình của khu vực là 126 người/km2. Dân số phân bố theo các vùng không đồng đều, do rất nhiều yếu tố chi phối. Thành phố Bảo Lộc là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực bảo lộc di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)