Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực bảo lộc di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 124 - 128)

Đơn vị tính: ha

Cấp thích hợp Bảo Lâm Bảo Lộc Di Linh Tổng diện tích Tỷ lệ

(%) S1 48.587,89 14.190,47 19.110,44 81.888,79 24,74 S2 22.073,74 3.172,27 23.628,26 48.874,27 14,76 S3 51.290,46 19,59 43.735,24 95.045,29 28,71 N 22.619,90 5.118,67 70.739,07 98.477,64 29,75 Tổng diện tích đất 144.572,00 22.501,00 157.213,00 324.286,00 97,95 Sông suối 1.771,00 755,00 4.251,00 6.777,00 2,05 Tổng diện tích 146.343,00 23.256,00 161.464,00 331.063,00 100,00

Nguồn: Kết quả tính tốn của đề tài

Cấp ít thích hợp có 95.045,29 ha chiếm 28,71% tổng diện tích các cấp thích hợp, là khu vực các xã Hòa Bắc, Liên Đầm, thị trấn Di Linh thuộc huyện Di Linh- Lộc Bắc, Lộc Bảo huyện Bảo Lâm. Các yếu tố gây hạn chế ở cấp này chủ yếu là độ cao địa hình (< 600 m) ảnh hưởng đến chất lượng búp chè, độ dốc (15-25o) và điều kiện khí hậu (mùa khơ 3-4 tháng) khó khăn đến tưới tiêu cho cây chè.

Khu vực khơng thích hợp trồng chè chủ yếu là vùng phía Đơng và Đơng Nam huyện Di Linh do điều kiện tới hạn của khí hậu (mưa ít, mùa khơ dài). Diện tích cịn lại khơng phù hợp khu vực phân bố nhóm đất phù sa và dốc tụ. Tổng diện tích khơng phù hợp để trồng chè trong khu vực nghiên cứu là 98.477,64 ha, chiếm 29,75%.

3.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững đất trồng chè

3.4.1. Cơ sở xác định vùng chuyên canh chè

Lựa chọn vùng phát triển chuyên canh chè căn cứ vào các yêu cầu sau:

1. Phương án quy hoạch: căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp đến

năm 2020 của Nhà nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Hiện nay, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2015 của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã xác định đến năm 2015 quy hoạch và ổn định diện tích trồng chè trên địa bàn tỉnh là 26.000 ha.

2. Vùng thích hợp: vùng định hướng qui hoạch phát triển thành vùng chuyên

Trên cơ sở kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho phép lựa chọn các vùng chuyên canh ưu tiên theo thứ tự như sau:

- Vùng có các đơn vị đất đai ở mức rất thích hợp;

- Vùng có các đơn vị đất đai ở mức thích hợp trung bình; - Vùng có các đơn vị đất đai ở mức ít thích hợp.

3. Yêu cầu về lao động và qui mô:

- Canh tác chè ở khu vực Bảo Lộc - Di Linh chủ yếu nhờ nước trời đồng thời chè sau khi thu hái cần được đưa vào xử lý và chế biến ngay nên phát triển ở những vùng đơng dân cư và lao động, trình độ dân trí cao, biết đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến.

- Những vùng bố trí sản xuất chè yêu cầu đường giao thông thuận lợi để tiện cho công tác chỉ đạo, thu mua chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Yêu cầu về hiệu quả KT-XH và môi trường:

Vùng được lựa chọn ưu tiên phát triển thành vùng chuyên canh chè phải phản ánh toàn diện hiệu quả về các mặt KT-XH và môi trường. Dựa trên yêu cầu đó thứ tự ưu tiên lựa chọn vùng qui hoạch như sau:

- Phát triển vùng chuyên canh chè trên diện tích đất nơng nghiệp. Các mục đích sử dụng đất khác là: đất lâm nghiệp có rừng, đất chuyên dùng, đất ở, đất chuyên lúa nước không phát triển chè.

- Trên đất nông nghiệp ưu tiên phát triển vùng trồng chè trên những hệ thống sử dụng đất sau:

+ Trên các loại đất trồng cây công nghiệp lâu năm như : cà phê, dâu tằm, điều…

+ Trồng xen trên đất cà phê, cây ăn quả ;

+ Trồng thay thế những hệ thống sử dụng đất trồng cây hàng năm có hiệu quả KT-XH thấp hơn cây chè. Quá trình lựa chọn này cần phải cân nhắc do có sự thay đổi giữa các thời kì của nhu cầu xã hội về loại nơng sản đó và vấn đề an tồn lương thực.

3.4.2. Hiệu quả kinh tế, tính bền vững xã hội và môi trường của canh tác chè trong khu vực nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu

* Hiệu quả kinh tế của trồng chè

Hiêu quả của trồng chè khác nhau tùy theo giống chè. Đối với chè chất lượng cao, chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc thường xun lớn hơn rất nhiều so

102

với chè cành, nhưng giá cả bán ra cao gấp 9 -12,5 lần, lợi nhuận thu được cao. Tuy nhiên hiện nay, trồng chè chất lượng cao chỉ hạn chế trong một số doanh nghiệp và các hộ có hợp đồng với nhà máy vì loại chè này địi hỏi chế độ chăm sóc khác nhau và quy trình chế biến nghiêm ngặt [19].

Trồng chè hạt và chè cành cần nhiều nhất là cơng chăm sóc. Thực tiễn sản xuất cho thấy, lợi nhuận trồng chè hạt và chè cành chỉ đạt mức trung bình nhưng các giống chè này lại chịu hạn rất tốt, mức đầu tư thấp, vùng chè chuyên canh tập trung đã hình thành từ lâu và đang dần phát triển ổn định. Trồng chè trên đất dốc trung bình vẫn có khả năng cho năng suất cao. Còn trồng chè chất lượng cao đòi hỏi vốn đầu tư, chế độ chăm sóc nghiêm ngặt hơn và tưới nước thường xuyên nhưng cho lợi nhuận cao.

Theo thống kê từ kết quả phỏng vấn thì trung bình thu nhập của hộ gia đình và người lao động trồng chè bình quân như sau :

a. Khối thu nhập thấp trồng chè trung du, chè hạt, năng suất thấp  6,5 tấn/ha. Thu nhập từ 320.000 - 400.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, số hộ trồng các giống chè này không nhiều.

b. Khối thu nhập trung bình: Là những hộ trồng chè giống mới, lai: LDP2,

PH1, PH8, chè Shan công nghiệp và chè nhập nội có năng suất gấp 1,5-2 lần giống chè hạt, chè trung du, có thu nhập khá từ : 1.200.000 - 2.000.000 đồng/người/ tháng.

c. Khối thu nhập cao (có thể làm giàu lên từ cây chè) trồng chè nhập nội như

Kim Tun, Tứ Q Xn, Ơlong Thanh Tâm để làm chè Ơlong và chè cao cấp có thu nhập từ 4.000.000 - 5.000.000 triệu đồng/người/ tháng (chủ yếu là cơng ty 100% nước ngồi) [19].

* Hiệu quả xã hội và môi trường

Chè là cây cơng nghiệp lâu năm có khả năng xóa đói giảm nghèo cùng với các cây công nghiệp khác như: cà phê, cao su, mía. Thực tế trồng chè đầu tư không cao, cho thu hoạch nhanh và ổn định trong nhiều năm. Trồng chè cần nhiều sức lao động, tạo nhiều việc làm vì thời vụ thu hái kéo dài, hầu như quanh năm, đảm bảo thu nhập đều đặn cho người sản xuất. Phát triển chè sẽ thu hút được một số lao động

đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ chè. Vì vậy sự phân bố và điều chỉnh quy hoạch diện tích trồng chè sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Chè là cây khơng địi hỏi đất thật tốt như cà phê, mặt khác, chè là cây thu hoạch lá, năng suất tương đối ổn định, biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm nhiều thiên tai hạn hán cũng khơng mất trắng hồn tồn như cây ăn quả, cà phê. Chè có thể trồng ở những khu vực không phù hợp với nhiều cây trồng hàng năm. Thực tế cho thấy trồng chè có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mịn tích cực hơn cà phê. Cây chè vẫn có thể phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế khá cao trên vùng đất dốc 20 -25 độ. Vì vậy, trồng chè trên đất dốc góp phần nâng cao hệ số che phủ cho đất. Trong khi cây cà phê đòi hỏi tầng đất dày hơn, độ dốc nhỏ hơn. Một số nơi chè được trồng xen với cà phê, đây cũng là mơ hình cần được chú ý. Tuy cho thu nhập bình quân thấp hơn cà phê nhưng trồng chè vẫn được xem như một mơ hình cần được duy trì với quy mơ hợp lý trên những địa bàn nhất định với những thương hiệu chè đã có.

3.4.3. Định hướng phát triển vùng trồng chè

Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu thối hóa đất, đánh giá thích hợp, hiện trạng canh tác chè năm 2010, phân tích các yêu cầu lựa chọn vùng phát triển chè tập trung, cho thấy tiềm năng đất đai khu vực nghiên cứu khá dồi dào cho mục đích phát triển cây chè. Đề tài kiến nghị phương án qui hoạch vùng chuyên canh chè trong khu vực nghiên cứu như sau:

Vùng chuyên canh chè được xác định trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, huyện Di Linh và huyện Bảo Lâm. Các vùng kiến nghị thuộc các đơn vị đất đai được đánh giá là thích hợp đối với cây chè, phân bố dọc theo các trục đường chính nối liền với các khu sản xuất tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, vận chuyển nguyên nhiên liệu và sản phẩm. Dân cư phân bố trên các vùng này khá tập trung, lực lượng lao động dồi dào. Riêng đối với huyện Di Linh mặc dù hiện tại diện tích canh tác chè rất ít nhưng kết quả nghiên cứu có thể phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai điều kiện giá cà phê thường xuyên không ổn định.

104

Trên cơ sở lựa chọn xác định các vùng chuyên canh chè đã được phân tích ở trên, loại trừ khu vực khơng thích hợp trồng chè mà một số loại hình sử dụng đất như: đất khu dân cư, đất lâm nghiệp, đất trồng lúa… diện tích các vùng thích hợp với trồng chè trong khu vực nghiên cứu như bảng. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất diện tích mở rộng vùng chè theo 2 phương án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực bảo lộc di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 124 - 128)