Quy mơ thối hóa đất hiện tại khu vực Bảo Lộc – Di Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực bảo lộc di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 103 - 108)

Cấp thối hóa Bảo Lâm Bảo Lộc Di Linh Tổng diện tích Tỷ lệ

H1 87.167,78 15.815,48 85.610,81 188.594,07 56,97 H2 33.135,96 1.084,73 42.554,71 76.775,40 23,19 H3 24.266,26 5.600,79 28.986,48 58.853,53 17,78 Tổng diện tích đất 144.570,00 22.501,00 157.152,00 324.223,00 97,93 Sông suối 1.771,00 755,00 4.251,00 6.777,00 2,05 Núi đá 2,00 0,00 61,00 63,00 0,02 Tổng diện tích 146.343,00 23.256,00 161.464,00 331.063,00 100,00

Nguồn: Kết quả tính tốn của đề tài - Đất khơng thối hóa hoặc thối hóa nhẹ (H1): Có thể nói đó là đất nguyên

dạng phát sinh tại mỗi đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng. Biểu hiện trên nó được che phủ thảm thực vật rừng kín thường xanh ngun thuỷ và rậm.

Về hình thái phẫu diện và các đặc tính lý hóa học:

Vùng núi: phẫu diện đặc trưng bởi tầng thảm mục O và tầng mùn A dày, tầng

đất dày > 50 cm , TPCG chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng, kết cấu có góc cạnh, đất ẩm, xốp, có nhiều rễ cây và hang hốc động vật trong tầng đất. Những mặt cắt hoàn chỉnh đến vỏ phong hoá cho thấy một sự chuyển tiếp từ từ. Hàm lượng mùn của đất vùng núi từ trung bình đến giàu, hàm lượng mùn và trữ lượng mùn

84

tăng theo sự tăng cao của địa hình. Các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K biểu hiện mức giàu. Các cation trao đổi Ca2+, Mg2+ và lân dễ tiêu thấp (phản ánh đúng bản chất đất feralit) nhưng không đạt tới nghèo kiệt.

Vùng đồi và đồng bằng: Hình thái phẫu diện được đặc trưng bởi các phẫu diện đất phù sa ven sông suối. Tầng đất dày, TPCG thịt trung bình đến nặng, cấu trúc viên hạt, đất ẩm, xốp, có nhiều rễ cây và hang hốc động vật. Chuyển lớp từ từ từ tầng trên xuống dưới. Hàm lượng mùn từ trung bình đến giàu, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến giàu. Các cation trao đổi Mg2+, Ca2+, K+, Na+ từ nghèo đến trung bình.

Diện tích đất thối hóa nhẹ H1 trong khu vực nghiên cứu chiếm ưu thế với tỷ lệ 56,97% DTTN, tương ứng 188.594,07 ha. Từ đó cho thấy, hầu như đất dưới lớp phủ rừng tự nhiên còn được bảo tồn khá tốt, một số loại hình sử dụng đất có sự can thiệp của con người có chiều hướng tích cực, bảo vệ và cải tạo đất. Đất có mức độ thối hóa nhẹ phân bố chủ yếu ở các xã Lộc Tân, Lộc An, phía Đơng xã Lộc Bảo, Lộc Bắc của Bảo Lâm; Tân Châu, thị trấn Di Linh, phía Bắc xã Bảo Thuận của huyện Di Linh, Lộc Châu của thành phố Bảo Lộc.

- Đất thối hóa trung bình (H2): Đó là những đất có các dấu hiệu và đặc điểm suy giảm nhẹ và trung bình độ phì so với đất phát sinh. Một vài đặc điểm thối hố xuất hiện có khả năng khắc phục đối với sản xuất và bảo vệ.

Hình thái phẫu diện đất thường có tầng mùn A mỏng, cấu trúc đất khơng cịn trạng thái nguyên sinh. Cấu trúc tầng mặt thường bị phá vỡ, bị bạc màu. Trong phẫu diện thường xuất hiện các mảnh đá nhỏ và ít sỏi sạn. Tầng dày đất thường từ 50-100 cm. Thành phần cấp hạt sét tầng mặt thường giảm đáng kể so với tầng sâu. Cấu trúc đất bị phá vỡ ở tầng mặt với hàm lượng các cấp hạt mịn và tan trong nước tăng lên. Độ chặt của đất tăng, độ hổng giảm, tốc độ thấm giảm so với đất thối hóa nhẹ. Về dinh dưỡng đất bị giảm sút đáng kể trước tiên là hàm lượng đạm và mùn. Đất thối hóa trung bình (H2) trong khu vực Bảo Lộc - Di Linh có phần lớn diện tích phân bố tập trung ở phía Bắc - Đơng Bắc huyện Bảo Lâm và các xã phía Nam huyện Di Linh như Hịa Bắc, Gung Ré, Hịa Trung, Tam Bố. Diện tích cịn lại phân bố rải rác

85

chủ yếu xen giữa đất có mức độ thối hóa nhẹ H1 như ở Lộc Bắc, Lộc Quảng (Bảo Lâm); Liên Đầm, thị trấn Di Linh (Di Linh). Quy mơ thối hóa đất trung bình của khu vực nghiên cứu là 76.775,40 ha, chiếm 23,19% DTTN.

- Đất thối hóa nặng (H3): Là đất suy giảm độ phì nhiêu đến mức kiệt quệ

làm biến đổi hồn tồn đặc tính phát sinh đất, khả năng phục hồi chúng rất khó khăn và sử dụng phải đầu tư tốn kém. Đất bị khô hạn khơng thuận lợi cho sản xuất.

Phẫu diện thối hố mạnh chẳng những ở mức độ sâu sắc mà còn cả ở độ sâu phẫu diện. Tầng đất nghèo kiệt đến các mặt chắn vật lý, cấu trúc đất bị phá hủy. TPCG của đất tăng nguồn vật liệu thơ hay có tầng phân dị tích đọng sét chặt (mặt chắn vật lý). Đất bị phá vỡ cấu trúc hoàn toàn. Tầng mùn hầu như vắng mặt, tỷ lệ các kết von, sỏi sạn tăng lên. Nền dinh dưỡng của đất thường là ở giới hạn nghèo đối với cây trồng. Tuy nhiên đôi nơi thấy hàm lượng mùn tầng mặt có khá đơi chút > 3%, song trữ lượng mùn thực tế ít do mới được hình thành.

Đất thối hóa nặng trong khu vực nghiên cứu có quy mơ khơng nhiều. Với 58.853,53 ha, chiếm 17,78% DTTN, mức độ thối hóa này phân bố trên bảng đồ dạng da báo ở hầu hết các xã của Di Linh, Bảo Lâm và Bảo Lộc. Đất thối hóa nặng cũng hình thành từng dải ở khu vực khai thác đất làm thủy điện rìa phía Bắc - Đông Bắc huyện Bảo Lâm hay khu vực rừng khộp ở rìa phía Đơng xã Bảo Thuận, Tam Bố, huyện Di Linh.

2.4.3. Tổng hợp thối hóa đất khu vực Bảo Lộc – Di Linh

Đánh giá tổng hợp thối hóa đất khu vực Bảo Lộc – Di Linh trên cơ sở lập ma trận tương quan giữa thoái hoá đất tiềm năng (T) và thoái hoá đất hiện tại (H). Từ đó cho phép đánh giá và dự báo các q trình thối hố đất trong khu vực phục vụ cho định hướng sử dụng hợp lý và cải tạo đất đã bị thối hóa. Phương pháp cơ sở tổ hợp ma trận giữa thoái hoá tiềm năng (T) và thoái hoá hiện tại (H) để xác định thoái hoá đất tổng hợp khu vực nghiên cứu (hình 2.6). Như vậy, thối hố đất tổng hợp ở Bảo Lộc – Di Linh được phân thành các cấp sau:

- BL1: Đất thoái hoá nhẹ (được tập hợp từ các mức độ khơng thối hóa đến thối hóa nhẹ: T1H1, T2H1, T1H2);

86

- BL2: Đất thoái hoá trung bình (được tập hợp từ các mức độ thối hóa trung bình nhẹ đến thối hóa ít mạnh : T2H2, T1H3, T3H1);

- BL3: Đất thoái hoá mạnh (được tập hợp từ các tổ hợp thối hóa mạnh đến rất mạnh: T2H3, T3H2 và T3H3).

Hình 2.6: Quy trình đánh giá thối hóa đất tổng hợp

Từ cơ sở tổ hợp ma trận trên cho phép tính tốn, đánh giá tổng hợp thoái hoá đất Bảo Lộc - Di Linh trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực bảo lộc di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 103 - 108)