Tình hình sử dụng phân bón cho đất trồng chè ở Bảo Lộc – Di Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực bảo lộc di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 111 - 116)

Địa phương NS tấn/ha Phân hữu cơ kg/ha

Phân vô cơ (kg/ha) Lượng NPK/tấn búp tươi Tỷ lệ NPK Ure Lân supe Kali N P K N P K Bảo Lộc Bảo Lâm Di Linh Toàn tỉnh 8.113 6.145 9.601 7.790 4.778 1.093 1.726 1.937 1.069 780 1.067 943 991 899 708 798 304 163 200 216 60,6 58,5 51,2 56,1 19,5 23,4 11,8 16,9 22,4 15,9 12,5 16,7 4,4 3,8 5,3 5,0 1,2 1,4 1,2 1,3 1,5 1,1 1,3 1,3 Nguồn:[30]

Việc sử dụng phân bón khơng cân đối khơng những gây ảnh hưởng xấu đến đất đai, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chè búp. Bón nhiều đạm, hàm lượng NO3 trong chè thành phẩm cao, chè kém ngon, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vườn chè khơng được bón phân hữu cơ, độ pH giảm, đất ngày càng trở nên nghèo dinh dưỡng, vi sinh vật đất giảm hiệu quả sử dụng các loại phân vô cơ thấp. Đồng thời sẽ làm kết cấu đất bị phá vỡ, giảm sút khả năng giữ nước, giữ phân, gia tăng dịch bệnh. Bón phân khơng hợp lý, chất hữu cơ trong đất nghèo thường làm cho cấu trúc đất bị thối hóa, dung trọng đất tăng, giảm độ xốp làm đất trở nên chặt, rễ cây khó phát triển. Đất bị thối hóa làm giảm sức chứa ẩm, giảm lượng nước hữu hiệu, cây dễ bị héo đồng thời làm tăng khả năng rửa trôi dinh dưỡng ở tầng mặt. Làm giảm sút số lượng vi sinh vật đất, ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè.

90

Chương 3 - ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT TRỒNG CHÈ Ở BẢO LỘC – DI

LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1. Đặc điểm sinh thái của cây chè

Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái trong q trình sống của nó. Nguồn gốc sinh trưởng của cây chè là ở vùng khí hậu á nhiệt đới. Đến nay cây chè đã được phân bố khá rộng rãi, ở những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với xuất phát nguồn gốc của chè. Trong những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè sinh trưởng bình thường và có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao trong canh tác. Sự tạo thành và tích lũy các chất khác nhau trong chè phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Tổng hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phẩm chất chè[24].

Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện sống thích hợp nhất về các mặt. Xác định những yêu cầu cụ thể về sinh thái và khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên là một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp.

Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất tốt, sâu, chua, thốt nước, khí hậu ẩm và ấm.

3.1.1. Yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng và gió

Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt nhất định. Cây chè bắt đầu sinh trưởng khi độ nhiệt trên 10oC. Độ nhiệt bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng tốt trong phạm vi 22 - 28oC. Búp chè sinh trưởng chậm ở 15-18 oC, dưới 10 oC hoặc trên 30 oC chè mọc rất chậm. Độ nhiệt quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tannin. Điều kiện nhiệt độ trên 40 oC chè bị khô xém nắng lá non. Chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC [34].

Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính chịu bóng rất lớn. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt khơng khí cao, khơng có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của chè. Cây chè quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi

cây và giống. Trong giai đoạn cây con, cây chè ưa bóng râm, lớn lên ưa ánh sáng nhiều hơn [24].

Gió nhẹ và có mưa có lợi cho sự sinh trưởng của chè vỡ nụ có tác dụng cân bằng nước của cây. Gió to khơng những làm cho cây bị tổn thương cơ giới, mà còn phá vỡ cân bằng nước của cây. Mùa đơng độ nhiệt thấp nếu có gió to thì chè bị hại nhiều vì rét. Gió to khi chè ra hoa còn ảnh hưởng đến hoạt động thụ phấn của côn trùng [8].

3.1.2. Yêu cầu về nước và chế độ ẩm

Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non nên cần nhiều nước. Vì vậy, vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè rất quan trọng. Lượng mưa và phân bố lượng mưa có quan hệ trực tiếp đến thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng chè. Tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 – 2.000 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm. Chè yêu cầu độ ẩm khơng khí cao, thời kỳ sinh trưởng của chè độ ẩm thích hợp khoảng 80 - 85%.

Nhưng ở các vùng chè lượng mưa trong năm lại thường tập trung từ tháng V đến tháng X, cây chè gặp hạn từ tháng XI đến tháng III. Thời gian này hạn kết hợp với độ nhiệt khơng khí thấp là những điều kiện bất thuận cho sự sinh trưởng của cây. Vì vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mịn cho chè vào mùa mưa còn cần chú ý đến việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. [8]

3.1.3. Yêu cầu về đất đai

So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: nhiều mùn, chua và thốt nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 m thì hệ rễ mới phát triển bình thường [28].

Đất trồng chè ở các vùng trung du phần lớn là đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit, phiến sét và mica. Ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ trên đá

92

phiến sét. Ở Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng, chè phát triển rất tốt trên các loại đất đỏ bazan. Về cơ bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như pH thích hợp, độ dày tầng đất trên 1m và thoát nước. Nhưng các loại đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ. Chè là loại cây đặc biệt kỵ vơi, trong đất trồng chè chỉ có một lượng vơi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị hại. Bởi vậy khơng dùng vơi để bón vào đất trồng chè, trừ trường hợp đất có độ pH quá thấp, dưới 4 [24].

Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Chè sinh trưởng trên loại đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, nhiều mùn để đảm bảo chất lượng của chè thành phẩm. Chè trồng trên đất xấu hương khơng thơm, vị nhạt và chất hịa tan ít.

Địa hình có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè. Thực tiễn cho thấy chè trồng trên núi cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Chè trồng ở nơi có địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một chừng mực nhất định) thì khuynh hướng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn. Đồng thời khơng nên trồng chè ở những khu vực dốc >30o vì khó thâm canh, đất bị rửa trơi, khó khăn trong tưới tiêu và gió lớn. [24]

3.2. Bản đồ đơn vị đất đai khu vực Bảo Lộc – Di Linh

3.2.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, yêu cầu sinh thái của cây chè kết hợp điều kiện thực tế đặc điểm đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất và phục vụ cho sản xuất chế biến chè của khu vực nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp sau đây để xây dựng bản đồ đơn vị bản đồ đất đai: loại đất, độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới và điều kiện sinh khí hậu được coi là những yếu tố chi phối tới khả năng sản xuất. Chỉ tiêu phân cấp các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được xác định cụ thể như sau:

* Phân cấp về loại đất: Khu vực nghiên cứu có 10 đơn vị đất thuộc 5 nhóm. Căn cứ vào tính chất đất, điều kiện và đặc tính đất đai và yêu cầu về thổ nhưỡng của cây chè, phân các đơn vị đất thành 6 cấp như sau:

- G2: Nhóm đất đen

- G3: Nhóm đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan - G4: Nhóm đất đỏ vàng

- G5: Nhóm đất vàng đỏ - G6: Nhóm đất mùn vàng đỏ

* Phân cấp độ dốc: Khu vực nghiên cứu có sự phân hóa địa hình mạnh, cấp độ dốc của địa hình được chia theo 4 cấp phù hợp cho các hướng sử dụng đất và được xác định từ bản đồ thổ nhưỡng.

- SL1: Đất có độ dốc dưới 30 - SL2: Đất có độ dốc từ 3 - 80 - SL3: Đất có độ dốc từ 8 - 150 - SL4: Đất có độ dốc trên 150

* Phân cấp tầng dày: Các đơn vị đất trong khu vực nghiên cứu được hình thành trên nhiều loại đá mẹ với mức độ phong hóa khác nhau, kết hợp với sự phân hóa về địa hình khiến cho tầng dày đất cũng khác biệt. Việc phân cấp độ dày tầng đất được xác định theo bản đồ đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh và phân ra thành 3 cấp:

- D1: Đất có tầng dày từ 100 cm trở lên - D2: Đất có tầng dày từ 70 - 100 cm - D3: Đất có tầng dày dưới 70 cm

* Phân cấp thành phần cơ giới: Theo bản đồ đất khu vực Bảo Lộc - Di Linh, thành phần cơ giới được phân theo 3 cấp như sau:

- C1: Đất có thành phần cơ giới cát pha - C2: Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ

- C3: Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng

* Phân cấp độ cao: Do tính chất phức tạp của địa hình cùng với yêu cầu sinh thái của cây chè, độ cao địa hình được phân thành 4 cấp như sau:

- H1: Đất ở độ cao dưới 600 m - H2: Đất ở độ cao từ 600 - 1.000 m - H3: Đất ở độ cao từ 1.000 - 1.600 m - H4: Đất ở độ cao trên 1.600 m

94

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ phát triển cây chè khu vực bảo lộc di linh, tỉnh lâm đồng (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)