Nghiên cứu về phân loại học họ Dơi lá mũi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu họ dơi lá mũi (chiroptera rhinolophidae) ở việt nam (Trang 29 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

1.4.1. Nghiên cứu về phân loại học họ Dơi lá mũi ở Việt Nam

Trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XX trở về trước, những nghiên cứu có

liên quan đến dơi ở Việt Nam nói chung và Dơi lá mũi nói riêng là khơng nhiều. Trong giai đoạn này, chỉ có một số ít lồi dơi được nhắc đến trong công bố kết quả

khảo sát của một số đoàn nghiên cứu của nước ngoài [Pousargues, 1904; Ménégaux, 1906; Bonhote, 1907] hoặc trong một số nghiên cứu về phân loại học trên các mẫu vật có trong các bảo tàng trên thế giới được thu từ các vùng địa lý khác nhau, trong

đó có một số mẫu thu từ Việt Nam [Dobson, 1878a,b; Andersen, 1912].

Dơi lá đi Rhinolophus affinis có lẽ là lồi dơi lá mũi đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam, vào năm 1878, khi Dobson công bố kết quả phân tích các mẫu vật dơi

trong bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris [Dobson, 1878b]. Sau đó lồi

này được ghi nhận trong một số nghiên cứu khác [Thomas, 1928a; Osgood, 1932;

Delacour, 1940].

Năm 1904, Pousargues liệt kê loài Rhinolophus minor trong danh sách các lồi

thú ở Cơn Đảo, tuy nhiên khơng có thơng tin chi tiết về mẫu vật của loài này

[Pousargues, 1904]. Năm 1921, Kloss tiếp tục khẳng định thông tin này nhưng không phải do ông định loại trên cơ sở mẫu vật mà tham khảo trong công bố của Peter năm

1869 và Pousarges năm 1904 [Kloss, 1921]. Hendrichsen và cộng sự (2001) cho rằng

1939, khi Sanborn mơ tả lồi dơi mới R. chaseni đã cho rằng ghi nhận về lồi R. minor ở Cơn Đảo trong cơng bố của Pousargues và Kloss chính là của lồi R. chaseni

[Sanborn, 1939]. Sau đó, Hill (1972) cho rằng R. chaseni là một phân loài của R. borneensis [Hill, 1972a], trong khi Csorba và cộng sự (2003) và Simmons (2005) cho

rằng đó là synonym của loài R. borneensis [Csorba và cộng sự, 2003; Simmons, 2005]. Trước đó, Ellerman và Morrison-Scott (1954) lại cho rằng R. chaseni thuộc

về loài R. malayanus [Ellerman và Morrison-Scott, 1954]. Tuy nhiên, dựa trên kết quả phân tích di truyền của Francis và cộng sự (2010), Kruskop (2011, 2013) cho rằng R. chaseni là một loài riêng biệt [Francis và cộng sự, 2010; Kruskop, 2011,

2013].

Năm 1925, Thomas, khi định loại các mẫu thú được thu thập bởi Herbert

Stevens ở Bắc Bộ đã xác định được 35 lồi và phân lồi thú, trong đó có 6 lồi dơi với 2 loài dơi lá mũi Rhinolophus sp. [Thomas, 1925]. Năm 1928, trên cơ sở phân tích các mẫu thu được từ chuyến khảo sát của Delacour trong năm 1927-1928, ông

đã ghi nhận thêm loài R. pusillus ở Tây Ninh [Thomas, 1928b]. Đây là ghi nhận đầu

tiên về loài R. pusillus ở Việt Nam.

Năm 1926, trong một nghiên cứu về thú ở Côn Đảo, trên cơ sở các mẫu được thu thập trước đó, Kloss đã bổ sung thêm hai loài dơi ở đây, trong đó có lồi R. thomasi [Kloss, 1926].

Năm 1932, Osgood, khi phân tích các mẫu thu được trong các chuyến khảo sát

châu Á của Kelley-Rooselvelts và Delacour đã xác định được ở Việt Nam có R. blythi

calidus, R. affinis macrurus, R. pearsoni chinensis, R. subbadius, R. malayanus, R. episcopus caldwelli, R. macrotis siamensis, và một lồi ơng xác định là Rhinolophus

sp. gần với R. borneensis và R. malayanus thuộc họ Dơi lá mũi [Osgood, 1932]. Trong số này, R. blythi calidus sau này được xác định là synonym của R. pusillus [Csorba và cộng sự, 2003; Simmons, 2005]. Loài Rhinolophus sp. thu được ở Muong Moun (Mường Muồn), Điện Biên, sau này được Sanborn (1939) quy vào một phân loài mới,

caldwelli, R. macrotis siamensis, là hai taxon có đặc điểm hình thái ngồi, sọ và răng

giống nhau, được ghi nhận có cùng vùng phân bố (Mường Muồn, Điện Biên)

[Osgood, 1932]. Kết quả này cũng giống với kết quả công bố trước đó của Delacour [Delacour, 1940]. Hai taxon này cũng được xác định có cùng vùng phân bố ở Lào [Francis và cộng sự, 1999]. Một số tác giả cho rằng hai taxon này thuộc cùng loài R.

macrotis, chỉ khác nhau về kích thước [Corbet và Hill, 1992; Hendrichsen và cộng

sự, 2001; Csorba và cộng sự, 2003]. Trong khi đó, Simmons (2005) cho rằng hai taxon này thuộc hai loài riêng biệt, là R. macrotis và R. siamensis [Simmons, 2005]. Francis (2008) trên cơ sở phân tích sự khác biệt về đặc điểm siêu âm, Kruskop (2013)

trên cơ sở phân tích khác biệt về di truyền, cho rằng R. macrotis và R. siamensis là

hai loài riêng biệt [Francis, 2008; Kruskop, 2013]. Tuy nhiên, không phân biệt được về di truyền giữa các mẫu R. siamensis và R. macrotis thu ở Trung Quốc với các mẫu

ở Đông Dương [Francis và cộng sự, 2010; Kruskop 2013].

Cũng trong công bố năm 1932, Osgood ghi nhận loài R. subbadius ở Mường Muồn, Điện Biên [Osgood, 1932]. Tuy nhiên, Csorba và cộng sự [2003] cho rằng R.

subbadius chỉ có phân bố ở Nepal, Đơng bắc Ấn Độ, Myanmar, và nhận định rằng

ghi nhận này của Osgood năm 1932 thực ra là trên một mẫu cịn non của lồi R. pusillus. Trong khi đó một số tác giả cho rằng lồi R. subbadius có ở Việt Nam, nhưng

khơng có thơng tin về mẫu vật được kiểm chứng [Corbet và Hill, 1992; Bates và Harison, 1997, Simmons, 2005; Kruskop, 2013]. Loài R. subbadius cũng được một

số tác giả nhận định có ở Việt Nam [Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1994; Đặng Ngọc Cần và cộng sự, 2008]. Tuy nhiên, theo Kruskop (2013), những ghi nhận này có lẽ là do việc định loại nhầm từ loài R. pusillus [Kruskop, 2013].

Năm 1939, Sanborn đã công bố 8 taxon dơi mới thuộc giống Rhinolophus với

một loài mới và một phân loài mới được thu ở Việt Nam. Loài mới là R. chaseni (mẫu chuẩn thu ở Côn Đảo – Pulo Condore) và phân loài mới là R. thomasi latifolius (mẫu chuẩn thu ở Mường Muồn, Điện Biên) [Sanborn, 1939].

Năm 1951, René Bourret đã cơng bố một giống và một lồi dơi mới cho khoa

học – Rhinomegalophus paradoxolophus với mẫu chuẩn thu được ở Sa Pa, Lào Cai [Bourret, 1951]. Hill (1972b) khi phân tích kỹ hơn trên mẫu chuẩn này và so sánh với mẫu của loài R. rex đã cho rằng hai giống Rhinomegalophus và Rhinolophus trên thực

tế là một do có nhiều đặc điểm giống nhau, do đó lồi Rhinomegalophus paradoxolophus trở thành loài Rhinolophus paradoxolophus [Hill, 1972b]. Sau này,

Corbet và Hill (1992) cịn cho rằng, R. rex và R. paradoxolophus có thể thuộc cùng một loài [Corbet và Hill, 1992]. Trong khi đó, Csorba và cộng sự (2003) cho rằng R.

rex và R. paradoxolophus là hai loài riêng biệt, mặc dù chúng khơng có đặc điểm gì

khác nhau và chỉ có thể phân biệt dựa vào kích thước [Csorba và cộng sự, 2003].

Năm 1974, Topal ghi nhận loài R. sinicus ở Tả Phình, Lào Cai [Topal, 1974]. Sau đó, năm 1990, Hill và Topal ghi nhận lồi R. marshalli lần đầu tiên ở Việt Nam

[Hill và Topal, 1990], trong khi Corbet và Hill bổ sung thêm loài R. luctus vào năm 1992 [Corbet và Hill, 1992]. Năm 1998, Csorba và Jenkins mơ tả một phân lồi mới cho Việt Nam, phân loài R. stheno microglobosus [Csorba và Jenkins, 1998]. Đến năm 2008, phân loài này đã được nâng bậc phân loại lên mức độ loài, thành loài riêng

biệt R. microglobosus [Soisoook và cộng sự, 2008].

Năm 2010, Nguyễn Trường Sơn và cộng sự công bố thông tin về phạm vi phân

bố và thông tin ghi nhận của một số loài thuộc họ Dơi nếp mũi và Dơi lá mũi ở Việt

Nam. Trong đó các tác giả đã cung cấp thông tin về phân bố và ghi nhận về hiện trạng

bắt gặp của 8 loài dơi lá mũi [Nguyễn Trường Sơn và cộng sự, 2010].

Trong số các nghiên cứu về thành phần loài thú ở Việt Nam, Van Peenen

(1969), trong cơng bố sơ bộ về thành phần lồi thú ở miền nam Việt Nam, có ghi

nhận lồi 39 lồi dơi. Trong số đó, lồi R. cornutus được cho là có ở Tây Ninh, trên

cơ sở tham khảo công bố của Osgood năm 1932 [Van Peenen, 1969]. Có thể ơng

muốn đề cập đến các mẫu được định danh là R. blythi calidus trong công bố của

Osgood [Hendrichsen và cộng sự, 2001]. Tuy nhiên, theo Corbet và Hill [Corbet và Hill, 1992], các taxon R. cornutus và R. pusillus là rất giống nhau và có thể thuộc

cùng một lồi. Do đó, theo Hendichsen và cộng sự (2001), những ghi nhận của các taxon R. cornutus và R. blythi calidus có thể quy vào R. pusillus [Hendichsen và cộng sự, 2001]. Theo Kruskop (2013), cho đến khi khơng có bằng chứng nào về sự có mặt của loài R. cornutus ở Việt Nam, nên đưa loài này ra khỏi danh sách các loài dơi đã biết ở Việt Nam [Kruskop, 2013].

Năm 1985, Đào Văn Tiến trong cơng trình “Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam” đã xác định có 3 lồi dơi lá mũi trong tổng số 129 loài và phân loài thú được

ghi nhận [Đào Văn Tiến, 1985].

Năm 1994, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự trong tài liệu đầu tiên tổng hợp một cách đầy đủ nhất về thành phần loài thú ở Việt Nam đã ghi nhận được ở nước ta có

223 lồi thú, trong số đó có 65 lồi dơi, với 13 lồi dơi lá mũi [Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1994]. 13 loài này cũng được Lê Vũ Khôi (2000) khẳng định trong “Danh lục các loài thú ở Việt Nam” [Lê Vũ Khơi, 2000]. Trong số 13 lồi này, R. cornutus

sau đó được Kruskop (2013) đề nghị đưa ra khỏi danh sách các lồi dơi có ở Việt Nam, do không đủ bằng chứng tin cậy [Kruskop, 2013]. Trong khi đó, R. osgoodi

được cho là có thể trùng với R. cf. lepidus [Hendrichsen và cộng sự, 2001; Kruskop,

2013].

Năm 2001, Hendrichsen và cộng sự công bố nghiên cứu đầu tiên được thực hiện một cách có hệ thống về thành phần loài dơi ở Việt Nam, với những đánh giá về lịch sử nghiên cứu, lịch sử phân loại và hiện trạng phân loại học của một số taxon. Kết quả của nghiên cứu này tập hợp được danh sách gồm 85 lồi dơi có ở Việt Nam,

trong đó có 12 lồi dơi lá mũi [Hendrichsen và cộng sự, 2001]. Thông tin về một số

mẫu vật của R. macrotis trong công bố này sau đó được Kruskop (2013) cho là thuộc về R. siamensis [Kruskop, 2013].

Năm 2001, Lê Vũ Khôi đã bổ sung thông tin về nhiều ghi nhận dơi mới cho

Việt Nam đồng thời xác định lại tên của một số loài dơi được phát hiện trước đây. Kết quả của nghiên cứu này đã xác định được ở Việt Nam có 93 lồi dơi thuộc 26 giống, 7 họ, trong đó họ Dơi lá mũi có 16 lồi [Lê Vũ Khơi, 2001]. Sau đó, đến năm

2005, Lê Vũ Khơi và Vũ Đình Thống đã xác định được ở Việt Nam có 107 lồi dơi thuộc 31 giống, 7 họ, trong đó họ Dơi lá mũi có 18 lồi [Lê Vũ Khơi và Vũ Đình Thống, 2005]. Thơng tin này một lần nữa được khẳng định trong công bố của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự vào năm 2007[Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 2007].

Năm 2008, Đặng Ngọc Cần và cộng sự xuất bản Danh lục các loài thú hoang

dã Việt Nam với tổng cộng 295 loài thú, trong đó có 111 lồi dơi, với 20 lồi dơi lá mũi [Đặng Ngọc Cần và cộng sự, 2008].

Như đã thảo luận ở trên, những ghi nhận về các lồi R. subbadius, R. cornutus trong các cơng bố này về sau đều không được Kruskop (2013) thừa nhận [Kruskop, 2013]. Ngoài ra, loài Dơi lá mũi be dom R. beddomei K. Andersen, 1905 được một

số tác giả cho là có phân bố ở Việt Nam [Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1994; Đặng Ngọc Cần và cộng sự, 2008] nhưng hiện nay loài này được xác định chỉ có ở Ấn Độ, Sri Lanka [Bates và Harrison, 1997; Csorba và cộng sự, 2003; Soisook và cộng sự, 2010].

Loài Dơi lá sa đen R. borneensis Peter, 1861 cũng từng được xác định là có ở

Việt Nam [Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1994; Đặng Ngọc Cần và cộng sự, 2008]

nhưng hiện nay được khẳng định khơng có ở Việt Nam. Những cá thể trước đây được định danh là R. borneensis thì nay được Kruskop (2013) xác định là thuộc loài R. chaseni Sanborn, 1939 [Kruskop, 2013].

Năm 2003, Borissenko và Kruskop trong công bố về Dơi Việt Nam và khu

vực lân cận [Borissenko và Kruskop, 2003] đã thống kê và mơ tả được 95 lồi thuộc 7 họ, trong đó họ Rhinolophidae có 17 lồi, nhưng 6 lồi trong số đó khơng có mẫu kiểm chứng và 1 lồi có mẫu kiểm chứng nhưng khơng phải thu ở Việt Nam. Đến năm 2013, Kruskop, trên cơ sở công bố năm 2003 đã công bố tài liệu “Bats of Vietnam

– Checklist and an identification manual”. Có thể nói, đây là nghiên cứu đầy đủ nhất đến thời điểm hiện tại về các lồi dơi ở Việt Nam nói chung, trong đó có họ Dơi lá mũi nói riêng, với các thông tin về đặc điểm định loại, phân bố, đặc điểm sinh học và sinh thái học của các lồi. Trong cơng bố này, tác giả cho rằng họ Rhinolophidae có 19 lồi, trong tổng số 120 lồi dơi có ở Việt Nam [Kruskop, 2013].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu họ dơi lá mũi (chiroptera rhinolophidae) ở việt nam (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)