Tình hình nghiên cứu về siêu âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu họ dơi lá mũi (chiroptera rhinolophidae) ở việt nam (Trang 36 - 39)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

1.4.3. Tình hình nghiên cứu về siêu âm

Nghiên cứu về siêu âm của dơi – một mảng quan trọng đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ vài chục năm trước, đến nay cũng đã được thực hiện ở Việt Nam với một số nghiên cứu ban đầu về đặc điểm tiếng kêu siêu âm của một số lồi.

Năm 2007, Vũ Đình Thống và cộng sự cung cấp dẫn liệu về siêu âm của loài

R. marshalli ở VQG Cát Bà [Vũ Đình Thống và cộng sự, 2007]. Đây là một trong

Việt Nam nói riêng. Dẫn liệu về lồi này tiếp tục được bổ sung bởi một nghiên cứu

khác sau đó [Vu Dinh Thong, 2012].

Vũ Đình Thống (2011) khi thực hiện luận án tiến sĩ đã cùng đồng nghiệp phân

tích đặc điểm hệ thống siêu âm chuyên hóa của lồi Coelops frithii; nghiên cứu về

phân chia ổ sinh thái bằng các điều chỉnh tần số siêu âm và kích thước cơ thể ở các

lồi dơi là mũi thuộc nhóm lồi philippinensis [Vu Dinh Thong, 2011].

Cũng trong năm 2011, Vũ Đình Thống và cộng sự đã có ghi nhận thêm về lồi

Murina tiensa ở Việt Nam và lần đầu tiên công bố về đặc điểm siêu âm của loài này

[Vu Dinh Thong và cộng sự, 2011].

Năm 2012, trên cơ sở nghiên cứu về siêu âm, Vũ Đình Thống và cộng sự đã phát hiện

những khác biệt nhất định về đặc điểm tín hiệu siêu âm, sau đó đã xác định thêm được những

khác biệt về kích thước và di truyền của một taxon mới trong tổ hợp loài Hipposideros armiger ở Việt Nam. Taxon này sau đó đã được mơ tả thành loài dơi mới cho khoa học, loài H. griffini

[Vu Dinh Thong và cộng sự, 2012a]. Ngoài ra, Vũ Đình Thống và cộng sự (2012) khi nghiên

cứu về hệ thống học của tổ hợp loài H. turpis trên sơ sở nghiên cứu siêu âm kết hợp với các dẫn liệu về hình thái học và di truyền đã khẳng định 3 phân loài đã biết của loài H. turpis (H.

t. turpis, H. t. alongensis và H. t. endleburyi) là 3 lồi riêng biệt, đồng thời mơ tả một phân loài mới cho khoa học cũng trong nghiên cứu này (phân loài H. a. sungi) [Vu Dinh Thong và cộng sự, 2012b].

Bên cạnh đó, Vũ Đình Thống cũng có những cơng bố khác về đặc điểm siêu

âm và định loại bằng siêu âm đối với dơi lá mũi (Rhinolophidae), dơi nếp mũi

(Hipposideridae) và dơi nói chung ở một số vườn quốc gia của Việt Nam [Vu Dinh Thong 2014a, b, 2015].

Năm 2015, Nguyễn Viết Thịnh và cộng sự có cơng bố về đặc điểm phân loại

và hiện trạng của lồi H. galeritus, trong đó có mơ tả về đặc điểm siêu âm của một trong những loài dơi hiếm gặp ngoài thực địa này [Nguyễn Viết Thịnh và cộng sự, 2015].

Năm 2016, Nguyễn Trường Sơn và cộng sự sử dụng phương pháp phân tích

hình thái kết hợp với siêu âm khi nghiên cứu thành phần loài dơi ở Quảng Ngãi đã ghi nhận được 20 loài, trong đó có thơng tin về siêu âm của 14 loài với 3 loài dơi lá mũi [Nguyen Truong Son và cộng sự, 2016].

Từ những vấn đề tổng quan nêu trên, có thể thấy, họ Dơi lá mũi Rhinolophidae là một trong những họ Dơi có số lượng lồi nhiều nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhiều taxon mới đã được cơng bố, nhiều lồi ẩn

(cryptic species) trong họ Dơi lá mũi và các họ Dơi khác đã được ghi nhận bằng nhiều

phương pháp nghiên cứu khác nhau. Ở Việt Nam, phương pháp phân loại dơi nói chung và dơi lá mũi nói riêng vẫn chủ yếu dựa vào so sánh về hình thái, chỉ một số

tác giả gần đây mới kết hợp phương pháp phân loại bằng hình thái với phân tích di truyền phân tử và siêu âm.

Mặc dù đã có một số nghiên cứu về dơi nói chung và dơi lá mũi nói riêng, nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ về họ Dơi lá mũi ở Việt Nam. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng thông tin về sự tồn tại của một số loài thuộc họ

này ở Việt Nam khi các nghiên cứu trước vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định. Ngồi ra, mới chỉ có một số ít thơng tin về đặc điểm nhận dạng, phân bố, đặc điểm sinh học và hiện trạng của một số lồi.

Từ tình hình thực tế trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu làm rõ vị trí phân loại của một số taxon còn đang nghi ngờ về mặt phân loại học, trên cơ sở kết hợp các phương pháp định loại bằng hình thái so sánh, di truyền phân tử và siêu âm. Ngoài ra, bên cạnh việc xác định chính xác thành phần loài, nghiên cứu cũng cung cấp các thông tin về đặc điểm nhận dạng, một số đặc điểm sinh học và sinh thái học, phân bố, hiện trạng của những loài cần quan tâm bảo tồn, … Kết quả của nghiên cứu này hy vọng sẽ cung cấp những thông tin cơ bản cần thiết cho các nghiên cứu sau này khi xác định thành phần loài, nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học, xây dựng kế hoạch quản lý và bảo tồn cũng như kiểm sốt các dịch bệnh có liên quan đối với một số loài dơi lá mũi.

Chương 2

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu họ dơi lá mũi (chiroptera rhinolophidae) ở việt nam (Trang 36 - 39)