Tình hình nghiên cứu về di truyền phân tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu họ dơi lá mũi (chiroptera rhinolophidae) ở việt nam (Trang 35 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

1.4.2. Tình hình nghiên cứu về di truyền phân tử

Những năm gần đây, một số tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu về di truyền phân tử kết hợp với phương pháp hình thái trong nghiên cứu về dơi ở

Việt Nam.

Borisenko và cộng sự (2008) khi sử dụng phương pháp phân tích di truyền

phân tử kết hợp với phân tích hình thái đã xác định và mô tả thành cơng lồi Myotis

phanluongi – một loài dơi mới cho khoa học được phát hiện ở Việt Nam [Borisenko

và cộng sự, 2008].

Vương Tân Tú và cộng sự (2014) khi phân tích trình tự gene COI kết hợp với phương pháp so sánh về hình thái đã phát hiện ở Việt Nam một phân loài dơi mới cho

khoa học, phân loài Murina lorelieae ngoclinhensis [Vuong Tan Tu và cộng sự, 2014]. Vương Tân Tú và cộng sự (2015) cũng đã ghi nhận và mơ tả thành cơng một

lồi dơi mới cho khoa học - loài Aselliscus dongbacana –sử dụng kết hợp các phương

pháp phân tích hình thái với phân tích di truyền [Vuong Tan Tu và cộng sự, 2015]. Cũng trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích các dẫn liệu về di truyền phân tử, các tác giả đã xác định thời kỳ phân tách của các taxon. Theo đó, việc xác định các

nhánh địa lý là cơ sở cho việc nghiên cứu địa lý phát sinh của các taxon khi có đủ các dẫn liệu về hình thái và di truyền [Vuong Tan Tu và cộng sự, 2015].

Việc kết hợp phân tích di truyền phân tử kết hợp với phân tích hình thái cũng

được Vương Tân Tú và cộng sự (2017) áp dụng khi nghiên cứu về địa lý phát sinh

của giống Tylonycteris ở vùng Đông Nam Á [Vuong Tan Tu và cộng sự, 2017b]. Kết quả của nghiên cứu này đã xác định tổ hợp loài T. pachypus ở Đơng Nam Á có thể tách thành ít nhất hai loài, tổ hợp loài T. robustulus được tách thành ba lồi, trong đó có lồi T. tonkinensis được mơ tả mới trong nghiên cứu này. Đồng thời, trên cơ sở

phân tích di truyền tiến hóa, các tác giả đã làm rõ được thời kỳ phân tách giữa tổ hợp loài T. pachypus và T. robustulus [Vuong Tan Tu và cộng sự, 2017b].

Ngoài ra, trong thời gian vừa qua cũng có một số cơng bố của các tác giả nước

Huang và cộng sự (2014) khi nghiên cứu trên loài T. pachypus ở Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã xác định, T. pachypus trong khu

vực nghiên cứu là một tổ hợp loài với ít nhất hai lồi ẩn (cryptic species). Trong đó, các quần thể ở phía Bắc và phía Nam Việt Nam thuộc về hai loài ẩn khác nhau [Huang và cộng sự, 2014]. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phân tích sau đó của Vương Tân Tú và cộng sự [Vuong Tan Tu và cộng sự, 2017b].

Kruskop (2015) khi nghiên cứu tổ hợp lồi Hipposideros larvatus ở Đơng Dương (chủ yếu ở Việt Nam) bằng phương pháp hình thái kết hợp di truyền đã xác định, tổ hợp loài H. larvatus ở Đơng Dương có vài lồi khác nhau, trong đó có ít nhất

bốn dạng đã được ghi nhận, với những khác biệt về hình thái, kích thước, màu sắc và di truyền. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã mơ tả một phân lồi mới cho khoa học, phân loài H. grandis consonensis [Kruskop, 2015].

Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử kết hợp với phương pháp phân tích hình thái cũng được sử dụng trên một số nghiên cứu khác do các nhà khoa học nước ngoài phối hợp với các nhà khoa học trong nước thực hiện. Kết quả của các nghiên cứu này đã phát hiện thêm các loài dơi mới [Gorfol và cộng sự, 2014], phân biệt được những lồi có quan hệ họ hàng gần [Ith và cộng sự, 2011], phân biệt các dạng khác nhau của cùng một loài [Ith và cộng sự, 2015] cũng như xác định thành phần loài dơi

ở từng vùng [Vuong Tan Tu và cộng sự, 2015].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu họ dơi lá mũi (chiroptera rhinolophidae) ở việt nam (Trang 35 - 36)