Các khái niệm làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2. Các khái niệm làm việc

1.2.1. Biến đổi khí hậu

Trong khn khổ luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm về BĐKH được nếu trong Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH: BĐKH là “sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” [16]. Đây là một định nghĩa được xây dựng trên cơ sở bản chất của BĐKH được nêu rõ trong Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC).

Theo UNFCCC, Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. “Biến đổi khí hậu” nghĩa là biến đổi của khí hậu được quy cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan

sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được [41].

Theo Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các q trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất [34].

1.2.2. Nhận thức

Nhận thức là một trong những chức năng quan trọng của xã hội học. Theo quan điểm xã hội học, nhận thức thể hiện ở việc cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã hội và con người. Bên cạnh đó, nhận thức cịn là q trình phát hiện các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động và phát triển của các quá trình, hiện tượng xã hội, của mối tác động qua lại giữa con người và xã hội. Ngoài ra, xã hội học xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu [11].

Nhận thức được nhìn nhận bởi nhiều quan điểm. Trước hết, nhận thực là sự phá hiện tri thức khách quan, khoa học, chính xác, khơng thiên vị,… Để tìm ra các quy luật, đề ra lý thuyết và xây dựng các phạm trù, khái niệm, cần sử dụng hệ thống phương pháp luận, các kỹ thuật và thao tác nghiên cứu khoa học. Đạt được nhận thức khoa học thuần túy là khi các nhận định, giả thuyết được kiểm nghiệm, chứng minh qua bằng chứng, sự kiện quan sát được [11].

Quan niệm thứ hai cho rằng nhận thức thể hiện ở việc giải nghĩa động cơ, thông hiểu ý nghĩa của các hiện tượng, quá trình và hành động xã hội. Mọi hiện tượng, quá trình và hành động xã hội đều có mục đích, ý nghĩa và giá trị nào đó đối với con người và xã hội. Nhận thức thể hiện qua việc nắm bắt, phân tích hành động xã hội để hiểu con người trải nghiệm cái gì, chia sẻ hệ giá trị xã hội như thế nào, lựa chọn mục đích, phương tiện hành động ra sao,… Phương pháp nhận thức cơ bản là trực tiếp quan sát và tham dự vào sự kiện xã hội để miêu tả

tỉ mỉ, đẩy đủ, chính xác về bối cảnh và tình huống xã hội [11].

Nhìn theo góc độ chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhận thức là một quá trình phức tạp. Nhận thức khoa học phải dựa trên lập trường tư tưởng và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó được bắt đầu từ việc xem xét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cục, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn. Do đó, nhận thức là sự phản ánh vào ý thức những hoạt động thực tiễn của con người, dưới dạng ý niệm và biểu tượng. Nhận thức là một quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng. Đối tượng được nhận thức bao gồm sự phát triển của các đối tượng, những mối quan hệ, những quy luật vận động được diễn đạt bằng ngôn ngữ hoặc hệ thống ký hiệu khác. Do đó, tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Tri thức xã hội học phải giúp con người nhận ra phải- trái, đúng-sai và góp phần cải tạo đời sống của con người [11].

Mặt khác, nhận thức được coi một quá trình phức tạp trong thang cấp độ tư duy của Benjamin Samuel Bloom. Về tổng thể, nhận thức là một quá trình gồm 6 cấp độ từ hoạt động nhận biết đến hoạt động đánh giá [6].

Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn này, “nhận thức” của học sinh được coi là những kiến thức ở mức ghi nhớ được những thông tin thu được và nhận biết được ý nghĩa của tri thức.

1.2.3. Đánh giá

Khái niệm “Đánh giá” được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Năm 1984, R. Tyler đã đưa ra khái niệm về đánh giá, “quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục” [20]. Như vậy, trong khái niệm này, đánh giá thể hiện ở sự xem xét mức độ thích đáng giữa tồn bộ các thơng tin với tồn bộ các tiêu chuẩn tương ứng với mục tiêu xác định, nhằm đưa ra một quyết định.

C.E.Beeby đã đưa ra khái niệm về đánh giá vào năm 1997, “Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” [20].

Năm 1999, Owen và Rogers đã nhận định, “Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được” [20]. Như vậy, nhận định này đưa ra quan niệm về đánh giá được xem xét phù hợp với mục đích, đối tượng cụ thể cần đánh giá. Qua đó, có thể hiểu đánh giá là việc người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có.

Đánh giá nhằm cho nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà đưa ra những mục đích nhất định. Đánh giá tạo ra những lực đẩy để điều chỉnh, phát triển nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thơng tin theo các tiêu chí thích hợp.

Tóm lại, trong giới hạn luận văn này, đánh giá là một quá trình từ việc chuẩn bị, thu thập thơng tin, phân tích và xử lý các dữ liệu thu được, đến chuyển giao kết quả tới những người liên quan để có được những quyết định thích hợp. Sản phẩm của đánh giá là các thông tin và bằng chứng thu được trong quá trình đánh giá, các nhận định được đúc kết dựa trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được, các kết luận và khuyến nghị.

1.2.4. Học sinh trung học phổ thông

Học sinh trung học phổ thông là công dân, thường nằm trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 18 tuổi. Học sinh THPT được coi là người chưa thành niên vì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi [12]. Bên cạnh đó, theo Luật trẻ em 2016, học sinh THPT khơng phải trẻ em vì trẻ em là cơng dân Việt Nam dưới 16 tuổi [13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 30)