Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 2 : ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa bàn nghiên cứu

Trường THPT Mai Thúc Loan nằm ở huyện Lộc Hà, là một huyện ven biển của tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây được ghi nhận là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng lớn từ tác động của BĐKH tại Việt Nam.

2.1.1. Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Lộc Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh do đó khu vực này cũng chịu những tác động chung của BĐKH lên toàn tỉnh, thể hiện qua các giá trị về nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong một khoảng thời gian đủ dài.

Nhiệt độ trung bình năm của khu vực tăng lên khoảng từ 0,1 đến 0,2o

C theo thập kỷ. Trong khi đó, mùa đơng đang có xu hướng ấm dần lên so với các giai đoạn trước [14].

Trong nhiều năm gần đây, lượng mưa ở Hà Tĩnh có xu hướng giảm rõ rệt so với thời kỳ 1961 - 1990. Lượng mưa có sự biến động lớn về khơng gian, thời gian xuất hiện và cường độ. Thời gian mưa không dài nhưng cường độ mưa lớn đã gây ra lũ lụt, lũ quét vào năm 1999 và năm 2009. Ở vùng cửa sông huyện Lộc Hà, do mưa lớn thất thường, cuốn theo cát, sỏi, đá cuội ra các bãi lầy, ảnh hưởng đến q trình hơ hấp của cây và phá hủy rừng ngập mặn, khiến sự phân bố cây ngập mặn ở khu vực này ngày càng thưa và không đồng đều. Ngoài ra, hiện tượng mưa dầm xuất hiện với tần suất ít hơn. Nhìn chung, mùa mưa xuất hiện muộn và kết thúc sớm hơn thời gian trước đây [14].

Do địa hình hẹp bị cắt ngang bởi hệ thống sông, suối và đồi núi, khi xảy ra bão thường kéo theo các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tuy nhiên, xu hướng bão những năm gần đây đã thay đổi, tần suất diễn ra rộng hơn từ tháng 8 đến tháng 12 thay vì từ tháng 9 đến tháng 11 như trước đây. Từ năm 2006 đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã chịu ảnh hưởng của 14 cơn bão và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới cùng với những trận mưa lớn, lũ lụt, lốc xốy, gió mùa đơng bắc. Hậu quả ghi nhận là 148

người chết, 416 người bị thương, 238.012 ngôi nhà bị sập, và 98.632 ngôi nhà bị tốc mái, xiêu vẹo. Nhiều hệ thống cơng trình thủy lợi, đê điều, giao thơng và cơ sở hạ tầng bị hỏng. Khơng chỉ vậy, thiên tai cịn có tác động đến năng suất nông nghiệp, đặc biệt là làm thiệt hại nhiều hecta lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và ao hồ nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2006 đến năm 2013 là trên 11.048,96 tỷ đồng. Đặc biệt, trong các năm 2007, 2010, 2013, diễn biến thời tiết phức tạp, thiên tai xảy ra liên tục với nhiều hình thái gây thiệt hại nghiêm trọng [14].

Vào mùa khô, Hà Tĩnh thường xuyên xảy ra hiện tượng hạn hán, hậu quả dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt dùng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Rét đậm, rét hại cũng tác động không nhỏ đến đời sống người dân Hà Tĩnh. Rét đậm, rét hại ở Hà Tĩnh thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 2, có nhiều năm xuất hiện sớm và kết thúc muộn hơn. Thỉnh thoảng có những ngày nhiệt độ xuống dưới 10oC, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, đặc biệt đến lịch gieo trồng vụ Đông Xuân [14].

Theo báo cáo của tổ chức hành động cứu trợ ActionAid và Trung tâm phát triển Nông thôn (RUDEC), tại huyện Lộc Hà, mực nước biển dâng triều cường hiện nay cao hơn từ 10 - 20 cm so với hơn 10 năm trước đây, nước mặn lấn vào sơng thêm 10 km [1]. Tình trạng này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là sự xâm mặn ngày càng mở rộng. Điều nay được chứng minh bằng 100% giếng khơi mới đào trong những năm trở lại nay ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà đã bị nhiễm mặn, dẫn đến việc khơng sử dụng được.

Hiện tượng gió mùa Tây Nam khơ nóng xuất hiện với tần suất dày hơn và thời gian xuất hiện dài hơn như là một hệ quả của BĐKH cũng đã gây nhiều thiệt hại về nguồn lợi và nghề cá trong rừng ngập mặn ven sông nước lợ ở khu vực Bắc Trung bộ, nhất là vào thời kỳ có nước triều kém trong các tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Vào thời điểm đầu và giữa mùa hè (tháng 4 đến tháng 7), do

tác động của gió Tây Nam khơ nóng với cường độ và thời gian kéo dài hơn do tác động của BĐKH, đất ngập mặn bị bốc hơi rất mạnh, nồng độ muối trong đất tăng lên rất cao (40 - 60%), cây thoát hơi nước nhiều, lượng nước hút vào khơng đủ nên khó giữ được cân bằng nước trong cơ thể dẫn đến nhiều cây bị chết khô. Hiện tượng này đã được quan sát thấy với những đám cây sú và đước bị chết khô vào tháng 7 năm 1982 ở gần cửa sơng Rào và sơng Nghèn khi có gió Lào thổi mạnh nhất [14].

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), nhiệt độ trung bình năm của Hà Tĩnh tăng lên 3,1oC vào cuối thế kỷ 21. Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2050, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 0,6 đến 1,7oC. Mùa xuân (tháng 3 - 5) xảy ra quá trình tăng nhiệt độ lớn nhất trong khoảng 0,7 - 3,4oC. Mức thay đổi của lượng mưa trung bình năm dao động từ 0,7 - 3,6%, đến cuối thế kỷ 21 lượng mưa trên toàn tỉnh tăng lên 3,6%. Theo kịch bản này, lượng mưa mùa xuân có xu hướng giảm, trong khi đó lượng mưa của các mùa cịn lại có xu hướng tăng. Đến năm 2050, mực nước biển dâng khu vực tỉnh Hà Tĩnh từ 20 - 24 cm, đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng khu vực tỉnh Hà Tĩnh từ 49 - 65 cm [4].

Thách thức của BĐKH gây ra cho huyện Lộc Hà nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung có thể kể đến như nước biển dâng; gia tăng bão và áp thấp nhiệt đới, gia tăng lũ lụt và sạt lở bờ sông, bờ biển. Những ngành và lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH rất đa dạng, chủ yếu là nông nghiệp và an ninh lương thực, thủy sản, giao thông vận tải, xây dựng, hạ tầng, phát triển đô thị/nông thôn, môi trường - tài nguyên nước - đa dạng sinh học, y tế, sức khỏe cộng đồng và các vấn đề xã hội khác, kinh doanh dịch vụ, thương mại và du lịch. Bên cạnh đó, đối tượng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của BĐKH là nông dân, ngư dân nghèo ven biển, người già, trẻ em và phụ nữ.

Bên cạnh những thách thức, BĐKH mang lại những cơ hội giúp người dân thay đổi tư duy phát triển, tìm ra mơ hình và phương thức phát triển theo hướng phát thải carbon thấp, bền vững. Tỉnh Hà Tĩnh cũng khơng nằm ngồi xu hướng phát triển chung của Việt Nam. Hiện nay, Hà Tĩnh cũng đang xây dựng

các chương trình, chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm giảm phát thải KNK và tăng cường sử dụng nguyên liệu tái tạo. Tất cả các ngành, lĩnh vực phát triển đều có thể tận dụng những cơ hội BĐKH mang lại như tiếp nhận những nguồn hỗ trợ tài chính và chuyển giao cơng nghệ từ các nước phát triển.

2.1.2. Trường THPT Mai Thúc Loan

Trường THPT Mai Thúc Loan, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh được vinh dự khai giảng năm học đầu tiên vào đúng kỷ niệm 71 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/09/2001) [21]. Trải qua gần 20 năm phấn đấu và phát triển, trường đã dần trở thành một điểm trong việc giáo dục và đào tạo học sinh THPT của tỉnh Hà Tỉnh cũng như khu vực miền Trung.

Đến thời điểm hiện tại, cơ bản nhà trường đã đạt các tiêu chuẩn về trường THPT đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT. Năm học 2015 - 2016, nhà trường đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác đào tạo giáo dục [21].

Bên cạnh đó, trường THPT Mai Thúc Loan đã tiếp cận và thực hiện sớm các nghị quyết và văn bản chỉ đạo về việc giáo dục môi trường tại hệ thống trường THPT trong toàn tỉnh.

Nhà trường đã chỉ đạo một số bộ môn tiếp tục thực hiện việc tích hợp trong quá trình dạy và học như: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và mơi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an tồn giao thơng… theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh [21].

Ngoài ra, nhà trường kết hợp tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, mang tính trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đều đạt hiệu quả tốt.

hoạt động của tổ bộ môn, đổi mới cách sinh hoạt theo hướng tập trung giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng dạy học theo mơ hình trường học mới và bước đầu đã có hiệu quả. Mặc khác, nhà trường cũng tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua mạng Internet, sử dụng máy chiếu, đặc biệt đã sử dụng hiệu quả website của nhà trường. Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc quản lý theo kế hoạch, theo các quy chế, quy định của Nhà nước, Ngành và của trường, việc áp dụng các quy định, quy chế đã giúp nhà trường nâng cao kỷ cương, nền nếp.

Công tác tham mưu, phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành huyện Lộc Hà cũng như các xã đã được nhà trường đặc biệt quan tâm. Do đó, các hoạt động giáo dục đều được nâng cao, nhà trường đã nhận được sự đồng thuận khi thực hiện chủ trương và các kế hoạch giáo dục khác.

Tuy nhiên, công tác xây dựng trong nhà trường vẫn tồn tại một số hạn chế. Đặc biệt, nhận thức về đổi mới trong giáo dục của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn chưa cao, cịn có tâm lý ngại thay đổi trong phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, dẫn đến chất lượng một số mơn học q thấp. Ngồi ra, nhiều cơ sở vật chất trong nhà trường đã xuống cấp; trang thiết bị dạy học không đáp ứng đủ yêu cầu. Không chỉ vậy, các nguồn lực đầu tư của xã hội cho giáo dục còn hạn chế. Một số học sinh ý thức học tập và rèn luyện chưa tốt, phụ huynh thiếu quan tâm, chưa quản lý tốt học sinh tại gia đình.

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà; sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên cùng với sự ủng hộ của phụ huynh, học sinh, trường THPT Mai Thúc Loan đã vượt qua mọi thách thức, tiếp tục đạt được nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực cơng tác, thực hiện tốt năm học với chủ đề “Năm học đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; Phát triển

Chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; Xây dựng trường học Xanh, Sạch, Đẹp” đối với cấp THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh [21].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 38)