Phương pháp xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2 : ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu

2.2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định tính định lượng để phân tích câu trả lời tự luận.

- Sử dụng các phương pháp thống kê thông thường: tính tỷ lệ phần trăm, so sánh các tỷ lệ.

- Sử dụng phương pháp phân tích định lượng các kết quả thu được qua phiếu điều tra bằng phần mềm. Các bảng tổng hợp kết quả khảo sát được thống kê bằng thuật toán thống kê (sử dụng SPSS 20.0).

- Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mối tương quan của các yếu tố giả định có tác động đến nhận thức của học sinh.

2.2.4.2. Kỹ thuật thực hiện

Các câu trả lời được phân tích để tìm ra các nội dung chính, mã hố từng nội dung chính đó và hệ thống hóa các nội dung cho từng phiếu điều tra. Sau đó, tổng hợp mức độ lặp lại từng nội dung với tất cả các phiếu điều tra. Sau khi mã hóa, sẽ thống kê số lần lặp lại và tần suất xuất hiện các nội dung đó ở tất cả các phiếu trả lời. Sau khi thu thập thông tin, các số liệu được kiểm tra, nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 20.0:

Sử dụng phương pháp phân tích định lượng các kết quả thu được qua phiếu điều tra bằng phần mềm. Các bảng tổng hợp kết quả khảo sát được thống kê bằng thuật toán thống kê (sử dụng SPSS 20.0).

Giả thuyết rằng các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh được coi là biến độc lập bao gồm khóa học, học lực, giới tính, nghề nghiệp cha mẹ.

Bên cạnh đó, tác giả tiến hành tính điểm trung bình cho mỗi câu hỏi liên quan đến bản chất, biểu hiện, nguyên nhân BĐKH. Những nội dung được coi là đại diện cho Nhận thức về BĐKH.

- Lựa chọn câu hỏi trong bảng hỏi khảo sát mang tính chất đặc thù về các nội dung của BĐKH: bản chất, biểu hiện, nguyên nhân.

- Đối với những câu hỏi có nhiều sự lựa chọn. Trong mỗi câu trả lời, với một lựa chọn đúng, học sinh sẽ được tính là +1 điểm. Ngược lại, với một lựa chọn sai, học sinh sẽ được tính -1 điểm. Bên cạnh đó, những ý kiến khơng được học sinh lựa chọn sẽ khơng tính vào điểm chung của câu hỏi.

- Tổng điểm cho mỗi câu hỏi là tổng điểm cho mỗi ý được lựa chọn. Từ đó, tính điểm chung cho các vấn đề được tác giả lựa chọn bằng cách tính tổng điểm của tất cả các câu hỏi này. Giá trị này được gán làm đại diện cho mức độ Nhận thức về BĐKH.

Sau khi sử dụng dữ liệu đầu vào cho phần mềm SPSS, để đánh giá Nhận thức về BĐKH trên thang điểm định lượng, tất cả những câu trả lời được điểm >0 sẽ được gán giá trị bằng 1, những câu trả lời có điểm bằng 0 vẫn giữ nguyên, những câu trả lời có điểm <0 sẽ được gán giá trị bằng 0. Giá trị 1 đại diện cho mức độ “Đạt” trong câu trả lời của học sinh, ngược lại, giá trị 0 đại diện cho mức độ “Không đạt” trong câu trả lời của học sinh. Từ đó, tính tổng điểm của từng học sinh trên thang điểm %. Học sinh có nhận thức tốt khi tổng điểm lớn hơn 66,67%, học sinh có nhận thức trung bình khi tổng điểm lớn hơn 33,33% và không lớn quá 66,67%, học sinh có nhận thức kém khi tổng điểm không vượt quá 33,33%.

Ngoài ra, các biểu đồ được thực hiện bằng chức năng vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ (sử dụng Microsoft Excel 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 44)