Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

1.3. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng thang cấp độ tư duy để đánh giá nhận thức của đối tượng là học sinh. Một cách khái quát, thang cấp độ tư duy được xem là một

công cụ nền tảng nhằm xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng các chương trình, quy trình giáo dục và đào tạo, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình tư duy.

Thang cấp độ tư duy đầu tiên ra mắt vào năm 1956, được xây dựng bởi Benjamin Samuel Bloom, được biết đến là một trong ba phân loại mục tiêu giáo dục của Bloom: nhận thức, xúc cảm và tâm vận động. Thang cấp độ tư duy này thường được gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom bao gồm 6 cấp độ sau [6]:

Nhận biết: Đây là mức độ thấp nhất, chủ yếu là ghi nhớ và nhắc lại được

những gì đã học, khơng cần giải thích những thơng tin thu được.

Hiểu: Bao gồm nhận biết nhưng ở mức độ cao hơn, đòi hỏi biết được cả ý

nghĩ của tri thức, liên hệ chúng với những gì đã học, đã biết.

Vận dụng: Được xây dựng dựa trên các cấp thấp hơn. Khi vận dụng, cần

phải căn cứ vào hoàn cảnh hoặc điều kiện cụ thể để lựa chọn, sử dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết một vấn đề nào đó.

Phân tích: Đây là thao tác phân tách tài liệu thành các đơn vị kiến thức

nhỏ hơn, cho phép tìm hiểu những cấu trúc tổ chức, dấu hiệu đặc trưng của chúng.

Tổng hợp: Đây là sự kết hợp các yếu tố, các thành phần bằng phương thức

nào đó để tạo thành một cấu trúc khác với cấu trúc trước đó, nhấn mạnh đến tính thống nhất và tính sáng tạo.

Đánh giá: Được xem là sự thu thập thông tin một cách hệ thống về thực

trạng của đối tượng được đánh giá, từ đó đưa ra những nhận định xác thực dựa trên cơ sở các thông tin thu được, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hệ thống tư duy.

Vào giữa thập niên 1990, Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh hình thành nên Thang

Anderson, hay cịn được gọi là Thang Bloom tu chính để cải thiện thang cấp độ trên một cách hoàn chỉnh [6]:

Nhớ: Có thể nhắc lại các thơng tin đã được tiếp nhận trước đó.

Hiểu: Nắm được ý nghĩa của thơng tin, thể hiện qua khả năng diễn giải,

suy diễn, liên hệ, khái quát.

Vận dụng: Áp dụng thơng tin đã biết vào một tình huống, điều kiện mới. Phân tích: Chia thơng tin thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên hệ của

chúng tới tổng thể.

Đánh giá: Đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với thông tin

dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí.

Sáng tạo: Xác lập thơng tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật

đã có.

Dựa trên các thang cấp độ tư duy, nhận thức là một quá trình phức tạp, là sự kết hợp giữa các cấp độ với nhau. Mặt khác, có ba sự thay đổi trong sự điều chỉnh mới so với Thang Bloom: cấp độ tư duy thấp nhất là Nhớ thay vì Nhận biết, cấp độ Tổng hợp được bỏ đi, đưa thêm Sáng tạo vào mức cao nhất. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất, cấp độ Nhớ và Nhận biết khơng có q nhiều thay đổi. Chúng đều thể hiện sự ghi nhớ, khả năng nhắc lại những kiến thức thu nhập được trong quá trình nhận thức sơ cấp. Bên cạnh đó, khi cấp độ Tổng hợp được lược bỏ đi thì quá trình kết hợp, thống nhất các yếu tố vẫn được thực hiện nằm trong cấp độ Đánh giá mới. Ngoài ra, cấp độ Sáng tạo là một bộ phận của cấp độ Đánh giá cũ, được tách ra thành một cấp độ mới. Nhìn chung, cấp độ Sáng tạo chính là việc dựa trên những cơ sở thơng tin đã có, đề xuất những biện pháp nâng cao hệ thống tư duy thông qua nhận thức.

Những quan điểm lý thuyết trên đây là cơ sở để phân tích dữ liệu thu được từ thực tế và sẽ được trình bày ở Chương 3 - Kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 33)