Thông tin chung về các học sinh tham gia nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 40)

Thông tin chung về học sinh tham gia nghiên cứu Số học sinh N % Khóa học Lớp10 117 33,4% Lớp 11 117 33,4% Lớp 12 116 33,2% Giới tính Nam 172 49,1% Nữ 178 50,9% Học lực Giỏi 28 8,0% Khá 161 46,0% Trung bình 161 46,0%

Nghề nghiệp của cha mẹ

Buôn bán, kinh doanh 65 18,6% Công nhân, viên chức 132 37,7%

Làm ruộng 153 43,7%

Tổng số học sinh 350 100%

Tỷ lệ số học sinh được lựa chọn để tiến hành khảo sát phân bố đều ở các khối. Trong đó, số học sinh nữ chiếm tỷ lệ hơn một nửa (50,9%) tổng số học sinh tham gia khảo sát, nhiều hơn số học sinh nam là 1,8%. Bên cạnh đó, phần lớn cha mẹ các em làm ruộng và công nhân viên chức, chỉ có một số ít phụ huynh làm nghề buôn bán kinh doanh, chiếm 18,6% tổng số học sinh tham gia khảo sát. Trong giới hạn nghiên cứu này, học lực của học sinh được sử dụng trong khảo sát là kết quả của năm học 2015 - 2016. Số học sinh đạt học lực khá bằng số học sinh đạt học lực trung bình, nhiều gấp 5,75 lần so với số học sinh đạt học lực giỏi.

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu

2.2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định tính định lượng để phân tích câu trả lời tự luận.

- Sử dụng các phương pháp thống kê thơng thường: tính tỷ lệ phần trăm, so sánh các tỷ lệ.

- Sử dụng phương pháp phân tích định lượng các kết quả thu được qua phiếu điều tra bằng phần mềm. Các bảng tổng hợp kết quả khảo sát được thống kê bằng thuật toán thống kê (sử dụng SPSS 20.0).

- Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mối tương quan của các yếu tố giả định có tác động đến nhận thức của học sinh.

2.2.4.2. Kỹ thuật thực hiện

Các câu trả lời được phân tích để tìm ra các nội dung chính, mã hố từng nội dung chính đó và hệ thống hóa các nội dung cho từng phiếu điều tra. Sau đó, tổng hợp mức độ lặp lại từng nội dung với tất cả các phiếu điều tra. Sau khi mã hóa, sẽ thống kê số lần lặp lại và tần suất xuất hiện các nội dung đó ở tất cả các phiếu trả lời. Sau khi thu thập thông tin, các số liệu được kiểm tra, nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 20.0:

Sử dụng phương pháp phân tích định lượng các kết quả thu được qua phiếu điều tra bằng phần mềm. Các bảng tổng hợp kết quả khảo sát được thống kê bằng thuật toán thống kê (sử dụng SPSS 20.0).

Giả thuyết rằng các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh được coi là biến độc lập bao gồm khóa học, học lực, giới tính, nghề nghiệp cha mẹ.

Bên cạnh đó, tác giả tiến hành tính điểm trung bình cho mỗi câu hỏi liên quan đến bản chất, biểu hiện, nguyên nhân BĐKH. Những nội dung được coi là đại diện cho Nhận thức về BĐKH.

- Lựa chọn câu hỏi trong bảng hỏi khảo sát mang tính chất đặc thù về các nội dung của BĐKH: bản chất, biểu hiện, nguyên nhân.

- Đối với những câu hỏi có nhiều sự lựa chọn. Trong mỗi câu trả lời, với một lựa chọn đúng, học sinh sẽ được tính là +1 điểm. Ngược lại, với một lựa chọn sai, học sinh sẽ được tính -1 điểm. Bên cạnh đó, những ý kiến khơng được học sinh lựa chọn sẽ khơng tính vào điểm chung của câu hỏi.

- Tổng điểm cho mỗi câu hỏi là tổng điểm cho mỗi ý được lựa chọn. Từ đó, tính điểm chung cho các vấn đề được tác giả lựa chọn bằng cách tính tổng điểm của tất cả các câu hỏi này. Giá trị này được gán làm đại diện cho mức độ Nhận thức về BĐKH.

Sau khi sử dụng dữ liệu đầu vào cho phần mềm SPSS, để đánh giá Nhận thức về BĐKH trên thang điểm định lượng, tất cả những câu trả lời được điểm >0 sẽ được gán giá trị bằng 1, những câu trả lời có điểm bằng 0 vẫn giữ nguyên, những câu trả lời có điểm <0 sẽ được gán giá trị bằng 0. Giá trị 1 đại diện cho mức độ “Đạt” trong câu trả lời của học sinh, ngược lại, giá trị 0 đại diện cho mức độ “Không đạt” trong câu trả lời của học sinh. Từ đó, tính tổng điểm của từng học sinh trên thang điểm %. Học sinh có nhận thức tốt khi tổng điểm lớn hơn 66,67%, học sinh có nhận thức trung bình khi tổng điểm lớn hơn 33,33% và khơng lớn quá 66,67%, học sinh có nhận thức kém khi tổng điểm không vượt quá 33,33%.

Ngoài ra, các biểu đồ được thực hiện bằng chức năng vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ (sử dụng Microsoft Excel 2010).

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nội dung chương này sẽ thảo luận về thực trạng nhận thức biến đổi khí hậu của học sinh trường THPT Mai Thúc Loan. Bốn nội dung sẽ được đề cập tới bao gồm các vấn đề bản chất, biểu hiện của BĐKH, nguyên nhân dẫn đến BĐKH, hậu quả của BĐKH và các giải pháp ứng phó với BĐKH, từ kiến thức cơ bản đến kiến thức mang tính ứng dụng thực tiễn.

3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh trường Trung học phổ thơng về biến đổi khí hậu biến đổi khí hậu

3.1.1. Nhận thức về bản chất của biến đổi khí hậu

Để tìm hiểu Nhận thức về bản chất, biểu hiện của BĐKH, tác giả đã đưa ra câu hỏi “Theo em, Biến đổi khí hậu là gì?” trong bảng điều tra xã hội học, cùng với 4 đáp án để lựa chọn. Học sinh lựa chọn 1 đáp án duy nhất (Xem Phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.1: Nhận thức về bản chất của biến đổi khí hậu

Biểu đồ trên thể hiện một cách rõ ràng nhất ý kiến của học sinh về bản chất của biến đổi khí hậu.

Hơn một nửa số học sinh tham gia khảo sát (54,6%) có nhận thức đúng đắn về biến đổi khí hậu. Các em hiểu được bản chất của biến đổi khí hậu là dao

động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài, ba thập kỷ hoặc dài hơn và/ hoặc là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định.

Ngược lại, có một bộ phận lớn học sinh hiểu không đúng về bản chất của BĐKH. Trong đó, 36,9% học sinh cho rằng BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định. Mặt khác, có 1,9% số học sinh khẳng định BĐKH là dao động khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một nhóm học sinh khơng biết về bản chất của BĐKH (6,6%).

Nhận định của học sinh về bản chất của BĐKH được thể hiện rõ thông qua kết quả của q trình PVS dưới đây:

“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi thất thường của khí hậu. Đó có thể là sự nóng lên bất thường.” (PVS học sinh lớp 12A2)

“Theo em nghĩ, bản chất của biến đổi khí hậu là sự thay đổi của nhiệt độ trái đất, có thể nóng lên cũng có thể lạnh đi. Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại, hiểu một cách đơn giản nhất, biến đổi khí hậu chính là nhiệt độ của trái đất càng ngày càng tăng cao.” (PVS học sinh lớp 12A8)

Trong số những học sinh có nhận thức đúng về bản chất của BĐKH, xét tới khóa học của học sinh, q trình khảo sát cho kết quả như sau: học sinh lớp 10 chiếm 31,9%, học sinh lớp 11 chiếm 33,5%, và học sinh lớp 12 chiếm 34,6%. Như vậy, giữa 3 khóa khơng có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ phần trăm số học sinh trong cơ cấu bản chất về BĐKH. Số học sinh lớp 12 chiếm tỷ lệ cao nhất, nhiều hơn số học sinh lớp 11 là 1,1% và nhiều hơn số học sinh lớp 10 là 2,7%. Bên cạnh đó, xem xét cơ cấu trong từng thì có 52,1% tổng số học sinh lớp 10, 54,7% trong tổng số học sinh lớp 11, 56,9% trong tổng số học sinh lớp 12 lựa chọn đúng. Qua đó, cơ bản cho thấy học sinh càng học lên cao thì tỷ lệ nhận thức đúng về bản chất biến đổi khí hậu càng lớn.

Nếu xem xét đến giới tính của học sinh trả lời khảo sát, trong số học sinh trả lời đúng có 50,3% là học sinh nữ và 49,7% còn lại là học sinh nam. Tuy nhiên, số học sinh nam tham gia khảo sát ít hơn số học sinh nữ, do đó, khi xét về tỷ lệ số học sinh nam trả lời chính xác trên tổng số học sinh nam đã tham gia là 55,2%, tỷ lệ tương ứng của nữ là 53,9%.

Mặt khác, trong số những học sinh có nhận thức đúng về bản chất của BĐKH, khi so sánh về học lực, kết quả khảo sát cho thấy các em có học lực giỏi có lựa chọn chính xác nhiều hơn các học sinh khá và trung bình, thể hiện chi tiết trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Nhận thức về Bản chất của BĐKH của các nhóm học sinh khác nhau về học lực

Bản chất của BĐKH

Loại học lực

Giỏi Khá Trung bình

Biến đổi khí hậu là dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài, ba thập kỷ hoặc dài hơn.

Tính trong một

lựa chọn 28,6% 28,6% 42,9% Tính theo từng

phân loại 7,1% 1,2% 1,9% Biến đổi khí hậu là sự biến đổi

trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định. Tính trong một lựa chọn 7,8% 45,0% 47,3% Tính theo từng phân loại 35,7% 36,0% 37,9% Biến đổi khí hậu là sự biến đổi

trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định và/hoặc Biến đổi khí hậu là dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài, ba thập kỷ hoặc dài hơn.

Tính trong một

lựa chọn 8,4% 45,0% 46,6%

Tính theo từng

Bản chất của BĐKH Loại học lực Giỏi Khá Trung bình Khơng biết. Tính trong một lựa chọn 0,0% 65,2% 34,8% Tính theo từng phân loại 0,0% 9,3% 5,0% Một cách rõ ràng, xét theo từng phân loại học lực, học sinh Giỏi có tỷ lệ lựa chọn đúng bản chất của BĐKH cao hơn hai phân loại học sinh cịn lại. Học sinh Trung bình lại có tỷ lệ lựa chọn đúng cao hơn học sinh Khá là 1,9%. Mặc dù, số lượng học sinh trả lời đúng ở mỗi nhóm học lực đều lớn hơn 50% tổng số học sinh trong nhóm đã tham gia. Nếu đánh giá trong tổng số học sinh lựa chọn đúng bản chất của BĐKH, cơ cấu học sinh có sự chênh lệch lớn, cụ thể là số học sinh Khá và Trung bình lớn hơn khoảng 5 lần so với học sinh Giỏi. Nguyên nhân có thể giải thích là số lượng học sinh Giỏi tham gia khảo sát ít hơn rất nhiều so với hai nhóm học sinh cịn lại.

Khơng chỉ xem xét kết quả thu được theo tiêu chí học lực, tác giả phân loại câu trả lời của học sinh theo nghề nghiệp của cha mẹ để thấy rõ sự khác biệt giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Đối với phân loại học sinh theo nghề nghiệp của cha mẹ, khảo sát cho kết quả cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Nhận thức về bản chất của BĐKH của các nhóm học sinh khác nhau về nghề nghiệp của cha mẹ

Bản chất của BĐKH

Nghề nghiệp của cha mẹ Buôn

bán, kinh doanh

CNVC Làm ruộng

Biến đổi khí hậu là dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài, ba thập kỷ hoặc dài hơn.

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định.

36,90% 43,90% 30,70% Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí

hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định và/hoặc Biến đổi khí hậu là dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,

thường là vài, ba thập kỷ hoặc dài hơn.

52,30% 51,50% 58,20%

Không biết. 6,20% 3,00% 9,80%

Như vậy, có hơn một nửa học sinh lựa chọn đúng đối với từng loại nghề nghệp. Vẫn có chênh lệch nhỏ giữa từng loại: Đối tượng học sinh có cha mẹ làm ruộng có tỷ lệ cao hơn học sinh có cha mẹ làm nghề bn bán, kinh doanh và học sinh có cha mẹ là CNVC lần lượt là 5,9% và 6,7%. Trong cơ cấu của câu trả lời chính xác nhất, học sinh có cha mẹ làm nghề bn bán, kinh doanh có tỷ lệ thấp hơn so với học sinh là CNVC và học sinh có cha mẹ làm ruộng lần lượt là 2 lần và 2,6 lần.

Nhìn chung, hơn một nửa số học sinh tham gia khảo sát có nhận định chính xác về Bản chất của BĐKH. Dựa trên các tiêu chí phân loại học sinh, kết quả giữa các nhóm học sinh có sự khơng đồng đều. Từ đó có thể kết luận, mức độ nhận thức của mỗi học sinh là khác nhau.

3.1.2. Nhận thức về biểu hiện của biến đổi khí hậu

Từ kiến thức cơ bản của học sinh về Bản chất của BĐKH, tác giả tiến hành điều tra câu hỏi về Biểu hiện của BĐKH. Đây là câu hỏi với nhiều câu trả lời có thể lựa chọn. Kết quả thu được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2: Nhận thức về biểu hiện BĐKH của học sinh

Các biểu hiện đặc trưng đều được lựa chọn với tỷ lệ cao hơn ½ tổng số học sinh tham gia khảo sát. Cụ thể các lựa chọn “Băng tan ở hai cực” (81,7%), “Sự dâng cao mực nước biển” (79,1%), “Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan” (78,0%), “Lượng mưa thay đổi” (54,0%).

Các hiện tượng khác không phải là biểu hiện của BĐKH là các hiện tượng thiên tai như “Động đất” hay “Sóng nhiệt” được lựa chọn với tỷ lệ thấp hơn 40%.

Ngược lại, các hiện tượng thiên tai khác như “Sóng thần” (60,9%) hoặc hoạt động như “Gia tăng nồng độ khí nhà kính” (54,6%), đều khơng phải là biểu hiện của BĐKH cũng được lựa chọn nhiều. Điều này chứng tỏ vẫn còn một bộ phận học sinh chưa phân biệt được hiện tượng thiên tai và biểu hiện của BĐKH một cách rõ ràng.

Nhằm củng cố thêm cho kết quả trên, có thể kể đến những dữ liệu định tính thu được qua q trình PVS như sau:

54,6% 22,6% 78,0% 32,3% 79,1% 60,9% 67,4% 81,7% 38,9% 67,7% 74,9% 54,0% 52,0% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% Gia tăng nồng độ khí nhà kính. Động đất. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Sự biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt Trái Đất. Sự dâng cao mực nước biển. Sóng thần. Gia tăng cường độ các cơn bão nhiệt đới. Băng tan ở hai cực. Sóng nhiệt. Gia tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu. Hạn hán gia tăng. Lượng mưa thay đổi. Xâm nhập mặn.

“Biến đổi khí hậu thể hiện qua các hiện tượng bão lũ, hạn hán, băng tan, nước dâng, động đất, sóng thần…Ngồi ra, hiện tượng nóng lên của Trái Đất cũng là một phần của BĐKH.” (PVS học sinh lớp 12A2)

“Theo em, sự thay đổi nhiệt độ Trái Đất là biểu hiện rõ ràng nhất. Ví dụ như nhiệt độ trung bình của Việt Nam đang ngày càng tăng cao qua các năm. Em cho rằng những hiện tượng trên là biểu hiện của BĐKH bởi vì từ q khứ đến hiện tại, khí hậu Trái Đất mặc dù có thay đổi, có tăng có giảm tuy nhiên q trình đó thường kéo dài và ổn định. Tuy nhiên hiện nay, quá trình thay đổi nhiệt độ này đang xảy ra quá nhanh và bất thường. Vì vậy, em nghĩ những biểu hiện trên chính là biểu hiện của BĐKH.” (PVS học sinh lớp 12A5)

“Theo em, biểu hiện biến đổi khí hậu là những hiện tượng như sự gia tăng nhiệt độ khơng khí và đại dương, sự tan băng trên diện rộng. Do đó, dẫn đến mức tăng mực nước biển trung bình tồn cầu.” (PVS học sinh lớp 12A8)

Để làm rõ hơn các kết quả khảo sát trên, tác giả tiến hành phân tích số liệu thu thập được theo các yếu tố giả định phụ thuộc. Trước hết, xét tỷ lệ lựa chọn của học sinh theo khóa học, kết quả được thể hiện rõ ràng thông qua bảng số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)