CHƯƠNG 2 : ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.3.1. Xây dựng bảng hỏi
Nhằm mục đích củng cố dữ liệu nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Mai Thúc Loan về BĐKH, tác giả đã sử dụng Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi [22]. Các bước thực hiện như sau:
- Thiết kế bảng hỏi dựa trên các thông tin thu được từ phỏng vấn sâu học sinh trường THPT Mai Thúc Loan.
- Tiến hành điều tra khảo sát xã hội học.
- Phân tích, tổng hợp kết quả thu được và xử lý số liệu.
Sử dụng các tài liệu chính thống về BĐKH, thiết kế bảng hỏi với 19 câu, bao gồm các phần quan trọng (Xem Phụ lục 1).
- Nội dung điều tra: Khái niệm BĐKH, nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH; tác động của BĐKH; ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống người dân; các hoạt động học sinh ứng phó, tìm hiểu về BĐKH.
- Các câu hỏi ngắn gọn và thích hợp nhằm thu thập thơng tin cơ bản nhất về đối tượng điều tra (tuổi tác, giới tính,…).
2.2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu
Ngồi ra, để xác định quy mơ của tập hợp các đối tượng được chọn lựa (mẫu), trong giới hạn luận văn này sử dụng công thức như sau [27]:
(1) Trong đó, n0 là quy mơ của mẫu
Z là hoành độ của điểm nằm trên đường cong phân bố tương ứng với độ chính xác mong muốn
p là tỷ lệ ước tính của một thuộc tính hiện có trong mẫu q = 1 - p
e là mức sai lệch mong muốn (tỷ lệ phần trăm sai lệch do việc sử dụng mẫu).
Trong một phân bố bình thường, khoảng 95% giá trị của mẫu nằm trong vòng 2 độ lệch chuẩn của giá trị gần đúng. Với mức độ tin cậy mong muốn là 95% thì e=0,05, Z=1,96 và p=q=0,5. Khi đó, cơng thức (1) được biểu diễn như sau:
= ( ) ( )
( ) = 385 mẫu
Để làm giảm đáng kể kích thước mẫu cần thiết khi nghiên cứu, áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu tỷ lệ chung:
( ) (2)
Trong đó, n = quy mơ của mẫu tính theo cơng thức cỡ mẫu tỷ lệ chung N = quy mơ của tồn thể đối tượng nghiên cứu
( ) =
( ) = 301 mẫu
Tuy nhiên khi tiến hành điều tra, để tránh các trường hợp không trả lời hoặc không thể trả lời như mong muốn, tác giả thêm 20 % mẫu vào quy mô mẫu lấy số liệu. Như vậy, kết quả cuộc điều tra có thể lớn hơn đáng kể so với số lượng cần thiết cho mức độ mong muốn. Bên cạnh đó, chọn mẫu xác suất theo phương pháp rút thăm tập trung từng nhóm bằng cách chọn một số lớp rồi khảo sát tất cả học sinh trong số lớp đã chọn. Đồng thời, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân chia đối tượng khảo sát theo khóa học, giới tính, học lực, nghề nghiệp của cha mẹ. Mặc dù sự phân chia là một yếu tố khơng có tính ngẫu nhiên nhưng trong giai đoạn rút thăm tập trung từng nhóm thì sự chọn lựa này theo phương pháp ngẫu nhiên. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ tránh được thiên lệch và cung cấp các phương tiện thống kê để đánh giá các sai lệch của việc chọn mẫu [9].
Từ những nhận định trên, tác giả đã tiến hành khảo sát 361 học sinh từ 3 khối lớp trong tổng số 1395 học sinh tại trường THPT Mai Thúc Loan theo phương pháp ngẫu nhiên phân khóa học bằng cách chia đối tượng khảo sát theo các yếu tố: khóa học, giới tính, nghề nghiệp của cha mẹ và học lực năm học trước, theo khối và giới tính. Sau khi làm sạch mẫu, cịn lại 350 phiếu điều tra đem xử lý số liệu.
Thông tin chung về học sinh tham gia nghiên cứu Số học sinh N % Khóa học Lớp10 117 33,4% Lớp 11 117 33,4% Lớp 12 116 33,2% Giới tính Nam 172 49,1% Nữ 178 50,9% Học lực Giỏi 28 8,0% Khá 161 46,0% Trung bình 161 46,0%
Nghề nghiệp của cha mẹ
Buôn bán, kinh doanh 65 18,6% Công nhân, viên chức 132 37,7%
Làm ruộng 153 43,7%
Tổng số học sinh 350 100%
Tỷ lệ số học sinh được lựa chọn để tiến hành khảo sát phân bố đều ở các khối. Trong đó, số học sinh nữ chiếm tỷ lệ hơn một nửa (50,9%) tổng số học sinh tham gia khảo sát, nhiều hơn số học sinh nam là 1,8%. Bên cạnh đó, phần lớn cha mẹ các em làm ruộng và công nhân viên chức, chỉ có một số ít phụ huynh làm nghề buôn bán kinh doanh, chiếm 18,6% tổng số học sinh tham gia khảo sát. Trong giới hạn nghiên cứu này, học lực của học sinh được sử dụng trong khảo sát là kết quả của năm học 2015 - 2016. Số học sinh đạt học lực khá bằng số học sinh đạt học lực trung bình, nhiều gấp 5,75 lần so với số học sinh đạt học lực giỏi.