Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt (Trang 35 - 39)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn

1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TƯ và Kế hoạch 61/KH-UB của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004 - 2010, trong những năm qua kinh tế trên địa bàn huyện có những bước tăng trưởng nhanh, liên tục.

1.5.2.1. Về cơ cấu kinh tế

Về cơ cấu kinh tế: Thực tế trong những năm qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện đã đi đúng hướng, từng bước giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chuyển dịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Sau 20 năm từ năm 1991 đến 2011 cơ cấu kinh tế chuyển biến rõ rệt theo hướng: tăng tỷ trọng của khối ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn qua các năm từ 1991 - 2011 Năm (%) Năm (%)

Cơ cấu kinh tế 1991 2000 2011

Nông nghiệp 86,8 64 17,98

Dịch vụ 11 11,6 21,79

Công nghiệp - TTCN - Xây dựng 2,2 24,4 60,63

(Nguồn: phòng Thống kê - UBND huyện Sóc Sơn) 1.5.2.2. Dân số và lao động

Năm 2011 dân số huyện có 298.125 người, trong đó: dân số đơ thị 4.448 người, chiếm 1,49%, dân số nông thôn 293.677 người chiếm 98,51%. Dân cư của huyện phân bố khơng đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữa các xã, thị trấn. Mật độ dân số tồn huyện bình qn 972 người/km2. Ngồi ra cịn có hàng chục nghìn bộ đội, cơng nhân, học sinh và sinh viên hiện đang công tác và học tập trên địa bàn huyện. Mật độ dân số phân bố không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn

và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn (5.424 người/km2

), Phù Lỗ (2.321 người/ km2), mật độ dân số thấp ở các vùng đồi núi như Nam Sơn (284 người/km2

), Bắc Sơn (408 người/km2).

Tính đến 31/12/2011 tồn huyện có 173.014 lao động chiếm 58,03% dân số (bảng 3.3). Trong đó lao động nơng nghiệp chiếm khoảng 102.775 người, chiếm 59,40% tổng số lao động, lao động trong lĩnh vực phi nơng nghiệp và trong các cơ quan hành chính chiếm khoảng 40,60%. Huyện cịn khoảng 31.142 lao động thời vụ hoặc thiếu việc làm (chiếm 29% tổng số lao động), theo ước tính hiện nay lao động khu vực nơng nghiệp mới sử dụng khoảng 60-70% số ngày công trong năm, cịn lại là thời gian nơng nhàn.

Bảng 1.4. Lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn (tính đến 31/12/2011)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Cơ cấu (%)

Số người trong độ tuổi lao động: Người 173.014 100

- Lao động nông nghiệp Người 102.775 59,40

- Lao động phi nông nghiệp Người 70.239 40,60

Bình qn diện tích đất canh tác/ lao động nông nghiệp

m2 166.903

(Nguồn: Phịng Thống kê – UBND huyện Sóc Sơn)

Bảng số liệu 3.3 thể hiện cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 80,06% dân số năm 2006 xuống còn 59,40% năm 2011. Có thể nói, nguồn lao động nơng nghiệp của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, phần lớn lao động việc làm trong các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chưa qua đào tạo, nên thu nhập thường không cao. Đây là khó khăn lớn của huyện trong việc quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố nói chung và ngành cơng nghiệp nói riêng.

Sự biến động đất nơng nghiệp do ảnh hưởng của q trình CNH - ĐTH

Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là: 8,5 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 22 triệu đồng. Tuy nhiên, cịn có sự chênh lệch lớn giữa khu vực đô thị, các xã ven thị trấn và các xã xa vùng trung tâm huyện; các xã vùng đồng bằng và các xã vùng núi.

Cơng tác xố đói giảm nghèo đạt kết quả tốt: trong 5 năm trợ giúp 13.292 lượt hộ thoát nghèo, thực hiện làm mới, sửa chữa nhà ở cho 846 hộ nghèo, 115 nhà hộ chính sách.

1.5.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phải kể đến hệ thống thuỷ lợi và đê điều, năm 2011 toàn huyện hiện có 27 cơng trình hồ chứa nước, 119 cơng trình tiểu thuỷ nơng, 119 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương, hệ thống đê, kè các tuyến sông được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm.

Về giao thông nông thôn: Trên địa bàn huyện đã xây dựng được hệ thống giao thông khá thuận lợi không chỉ phục vụ đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp mà cả các lĩnh vực kinh tế khác. Hiện tại huyện có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua với chất lượng khá tốt, ngồi ra cịn có khoảng 30 tuyến đường liên xã, đường đô thị với tổng chiều dài khoảng 170 km, nền rộng 5 - 6m.

Hệ thống giao thông của huyện giai đoạn vừa qua được quan tâm đầu từ kịp thời, chất lượng và số lượng các trục đường giao thông khá tốt là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế nói chung và lưu thơng nơng sản hàng hố nói riêng. Tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hố, đơ thị hố; vì vậy trong những năm tới địi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư từ Thành phố.

Về hệ thống điện: Nguồn năng lượng quan trọng của huyện và khu vực là điện năng, được cung cấp bởi Trạm 220kV Chèm bằng các tuyến đường dây 110kV Chèm- Đông Anh, Đông Anh- Thái Ngun và Đơng Anh- Gị Gầm. Các trạm cấp nguồn cho huyện

Hiện trên địa bàn huyện 100% các xã đã có mạng lưới điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp của các hộ dân. Trong giai đoạn 2006 - 2011, công tác chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng tăng cường.

Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và tăng vụ đối với sản xuất lúa có sự chuyển biến rõ rệt. Các chương trình khuyến nơng, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất có hiệu quả như: chương trình giống lúa lai đạt trên 117 ha/năm với năng suất là 50 tạ/ha, các giống lúa thuần (Khang dân, Q5, thuần thơm, thuần khác) đạt trên 17 nghìn ha/năm với năng suất trung bình 41,3 tạ/ha. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác khảo nghiệm và ứng dụng các giống cây trồng năng suất cao để đưa vào sản xuất đại trà.

Sự biến động đất nơng nghiệp do ảnh hưởng của q trình CNH - ĐTH

Chƣơng 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt (Trang 35 - 39)