Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Sóc Sơn năm 2012

Một phần của tài liệu Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt (Trang 45 - 50)

TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 30.651,30 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 18.000,83 58,73

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.166,37 42,96

1.1.1 Đất trồng lúa LUA 10.344,90

1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 92,81

1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.243,96

1.1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.484,70

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.436,46 14,47 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 4.436,46 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 343,35 1,12 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 54,65 0,18

2 Đất phi nông nghiệp PNN 11.592,48 37,82

2.1. Đất ở tại nông thôn ONT 3.501,86

2.2 Đất ở tại đô thị ODT 29,48

2.3 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp CTS 124,36

2.4 Đất quốc phòng CQP 986,50

2.5 Đất an ninh CAN 32,39

2.6 Đất SXKD phi nông nghiệp CSK 439,33

2.7 Đất có mục đích cơng cộng CCC 4.715,10

2.8 Đất tơn giáo, tín ngưỡng TTN 54,84

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 219,21

2.10 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.486,61

2.11 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,80

3 Đất chƣa sử dụng CSD 1.057,99 3,45

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy quỹ đất nông nghiệp là 18.000,83 ha, chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện với 58,73%; trong đó diện tích đất phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp vẫn chiếm vai trị chủ đạo. Cụ thể:

- Đất sản xuất nơng nghiệp: 13.166,37 ha chiếm 73,14% tổng diện tích đất nơng nghiệp bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm. Trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng lúa với 10.344,9 ha.

- Đất lâm nghiệp: 4.436,46 ha, chiếm 24,65% tổng diện tích đất nơng nghiệp, trong đó rừng phịng hộ chiếm 100%.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 343,35 ha, chiếm 1,91% tổng diện tích đất tự nhiên chun ni thả cá nước ngọt. Nhìn chung hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này chưa cao.

- Đất nông nghiệp khác 54,65 ha chiếm 0,3% diện tích đất nơng nghiệp. Nhìn chung trong thời gian qua đất nơng nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt, huyện đã đưa những tiến bộ khoa học vào sản xuất như đưa giống lúa lai năng xuất cao vào sản suất, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. Sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng như lâu dài ln là ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Sử dụng hợp lý tiết kiệm, có hiệu quả đất nơng nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của quá trình CNH - ĐTH thì diện tích đất nơng nghiệp của huyện đang có những biến động lớn cả về diện tích cũng như chất lượng đất.

3.2.2. Q trình cơng nghiệp hóa – đơ thị hóa của huyện

Sóc Sơn là một trong những huyện ngoại thành Hà Nội, nền kinh tế huyện cịn gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển chưa đuổi kịp các huyện như Đông Anh, Gia Lâm… Tuy nhiên, trong 15 năm từ 1996 đến 2010, cùng với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, huyện Sóc Sơn đã có những chủ trương, đường lối phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để có những hướng đi đúng, đem lại hiệu quả rõ

Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH

rệt. Tốc độ phát triển CNH - ĐTH của huyện đang diễn ra mạnh mẽ. Theo Quy hoạch của Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, Sóc Sơn sẽ là một trong 5 đơ thị vệ tinh của Thủ đô, trong đó Sóc Sơn là đơ thị phát triển về công nghiệp, dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.

Để phân tích tốc độ CNH – ĐTH của huyện, Luận văn đã chia ra làm 2 giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.

3.2.2.1. Giai đoạn 1991 – 2000

Nền kinh tế của huyện phát triển tồn diện, cơng nghiệp, TTCN, nông nghiệp, dịch vụ… đều thu được những thành tựu đáng kể. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2000 là 2.088 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 10.950 triệu đồng năm 2000 gấp 2,23 lần so với năm 1991.

Giá trị sản xuất trên một hecta canh tác tăng từ 23,3 triệu đồng năm 1996 lên 30 triệu đồng năm 2000, sản lượng lương thực quy ra thóc tăng từ 60.000 tấn năm 1996 lên 65.000 tấn năm 2000.

Sản xuất công nghiệp, TTCN đã nhanh chóng tiếp cận và từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường; tích cực khai thác, tiếp nhận dự án, nguồn vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Tháng 7/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cùng Thủ tướng Malaysia đã ấn nút khởi công xây dựng khu công nghiệp Nội Bài. Năm 1998, nhà máy sản xuất xe máy Yamaha được khởi công xây dựng tại xã Trung Giã tạo công ăn việc làm cho gần 3000 lao động, trong đó có tới trên 60% lao động là người Sóc Sơn.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Công ty TNHH của địa phương phát triển, năng động, sáng tạo, SXKD có lãi, tăng nguồn thu cho ngân sách.

3.2.2.2. Giai đoạn từ 2001 đến 2011

Nền kinh tế huyện có bước phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ năm 2004 khi ban hành Nghị quyết 16-NQ/TƯ và Kế hoạch 61/KH-UB của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004 – 2010 đã trở thành khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn.

Trong giai đoạn này, huyện tập trung phát triển mạnh công nghiệp - TTCN trên cơ sở quy hoạch vùng hợp lý, đa dạng hóa ngành nghề SXKD gắn với giải quyết tốt vấn đề môi trường, việc làm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các doanh nghiệp tại KCN Nội Bài giai đoạn 2, cụm cơng nghiệp tập trung Sóc Sơn, cụm cơng nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình. Tiếp tục nghiên cứu và phát triển các KCN mới trên địa bàn huyện trong các giai đoạn tiếp theo. Với ngành dịch vụ phát triển mạnh về du lịch, thương mại, tài chính, giao thơng vận tải... Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nơng nghiệp hàng hóa, nơng nghiệp dịch vụ, gắn với BVMT sinh thái, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Ngồi ra, huyện cịn tiến hành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, phấn đấu thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

1- Cơ cấu kinh tế:

Khi mới thành lập huyện, nông nghiệp được xác định là lĩnh vực kinh tế trung tâm số một. Đến nay, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực sang Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp (Biểu đồ 3.2).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 86,8 64 17,98 Dịch vụ 11 11,6 21,79 Công nghiệp-TTCN-XD 2,2 24,4 60,63

Năm 1991 Năm 2000 Năm 2011

(Nguồn: Phịng kinh tế - UBND huyện Sóc Sơn)

Sự biến động đất nơng nghiệp do ảnh hưởng của q trình CNH - ĐTH

Nhận xét:

Từ biểu đồ 3.2. có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có sự chuyển biến rõ rệt, sự tăng lên ở các ngành dịch vụ, công nghiệp - TTCN - xây dựng và sự giảm xuống đáng kể của ngành nông nghiệp. Năm 1991, ngành nông nghiệp của huyện chiếm ưu thế với tốc độ tăng trưởng kinh tế lên đến 86,8%, nhưng đến 2011 giá trị này chỉ cịn 17,98%. Trong khi đó, ngành dịch vụ cũng như cơng nghiệp, xây dựng lại có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Năm 1991 ngành dịch vụ chiếm 11%, đặc biệt là ngành công nghiệp - TTCN - xây dựng chỉ chiếm 2,2%, một con số rất nhỏ, vậy mà đến năm 2011 giá trị này đã lên đến 21,79% đối với ngành dịch vụ, 60,63% đối với ngành công nghiệp - xây dựng. Điều này phản ánh quá trình CNH - ĐTH ở huyện Sóc Sơn đang diễn ra tương đối nhanh chóng.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể; năm 2010 đạt 14.271.243 triệu đồng bằng 323,09% so với năm 2005 và bằng khoảng 2 lần tổng giá trị sản xuất năm 2007; tốc độ tăng bình quân năm đạt 26,43% (xem bảng 3.2).

Từ bảng 3.2 ta có thể thấy ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản trên địa bàn có bước phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế chủ lực. Giá trị sản xuất công nghiệp - XDCB năm 2010 đạt 12.817.028 triệu đồng tăng gấp 359,82% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành công nghiệp - XDCB đạt 29,19 %/năm, ngành dịch vụ đạt 14,86 %/năm; trong khi đó ngành nơng - lâm - thủy sản chỉ đạt 3,34%. Điều này chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt; ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm một vị trí quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện thế chỗ cho ngành nơng nghiệp trước đó, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH - ĐTH của địa phương.

Một phần của tài liệu Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt (Trang 45 - 50)