Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất mặt ở Ba Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự linh động và tích lũy đồng trong đất trồng cam cao phong, hòa bình (Trang 33 - 35)

Nguyên tố Nhóm đất Loại ơ nhiễm (ppm)

0 I II III IV V

Cu

a 15 30 50 80 300 > 300

b 25 50 80 100 500 > 500

c 40 70 100 150 750 > 750

Ghi chú:

Nhóm đất a: Đất có TPCG nhẹ và trung bình, pH < 5,5 Nhóm đất b: Đất có TPCG trung bình và nặng, pH < 5,5

Nhóm đất c: Đất có TPCG nặng và giàu chất hữu cơ, pH = 5,5 - 6,5

Trên cơ sở quan trắc đánh giá được được hiện trạng và phân cấp mức độ ô nhiễm KLN ở mỗi loại đất sẽ phù hợp cho từng mục đích khai thác sử dụng đất. Trong đó, với mức ơ nhiễm (I) vẫn có thể canh tác, khơng trồng rau cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh; mức ô nhiễm (II) được sử dụng trồng ngũ cốc, củ cải đường, khoai tây, trồng cỏ, … nhưng cấm trồng rau cải, rau diếp; mức ô nhiễm (III) không được trồng trọt, cần phải có biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật; mức ô nhiễm (IV) nên sử dụng để trồng cây công nghiệp, trồng rừng và cuối cùng là mức ô nhiễm (V) không được sử dụng cho mục đích nơng nghiệp.

Để có thể có biện pháp quản lý an tồn các vùng đất đã bị ô nhiễm KLN, đặc biệt là đưa ra các giải pháp xử lý ô nhiễm sinh học hiệu quả, các nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu thực nghiệm để xác định các ngưỡng đánh giá rủi ro ơ nhiễm có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ con người và sinh vật. Dẫn theo tài liệu của Antoniadis và cộng sự (2017) thì việc đánh giá mức độ ơ nhiễm KLN nói chung trong mơi trường đất được dựa trên hệ số ơ nhiễm đất (kí hiệu là K).

K = [KLN] hiện trạng

[KLN] theo quy chuẩn giới hạn cho phép của mỗi quốc gia K < 1 Không ô nhiễm 3  K  6 mức đáng quan tâm 1  K  3 Ơ nhiễm trung bình K ≥ 6 mức cao, nguy hiểm

Trên cơ sở đó, trong các đất ơ nhiễm Cu có thể xác định hệ số ô nhiễm K cho đất sản xuất nơng nghiệp theo cơng thức tính như sau:

K = [Cu] hiện trạng

[Cu] theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT (100 ppm)

Căn cứ theo ngưỡng đánh giá này thì đất bị ơ nhiễm KLN ở mức trung bình cần phải có biện pháp quản lý và bảo vệ, tránh trồng rau và các cây lương thực, còn ở mức ơ nhiễm đáng quan tâm thì cần phải áp dụng các phương pháp sinh học trong xử lý làm sạch đất ô nhiễm, trong trường hợp đất bị ô nhiễm ở mức cao, nguy hiển

thì cần phải có giải pháp khoanh vùng, quản lý ô nhiễm, tránh để các chất ô nhiễm lan truyền vào nước mặt, nước ngầm và tuyệt đối khơng sử dụng đất cho mục đích sản xuất nơng nghiệp.

Hàm lượng Cu ở dạng linh động trong dung dịch đất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hút thu và tích lũy Cu trong thực vật, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mức độ ơ nhiễm KLN nói chung và Cu linh động nói riêng được trình bày trong Bảng 1.6. Theo đó, Obukhov (1992) đã chỉ ra đất bị ô nhiễm Cu ở mức trung bình đến rất cao khi hàm lượng Cu linh động lớn hơn 10 ppm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự linh động và tích lũy đồng trong đất trồng cam cao phong, hòa bình (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)