Ảnh hưởng độc tính của Cu đến thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự linh động và tích lũy đồng trong đất trồng cam cao phong, hòa bình (Trang 29 - 31)

(Nguồn: Muhammad Adrees, 2015)

Theo Singh và cộng sự (2007), tại hàm lượng Cu 100 ppm, tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm 40% so với đối chứng sau 14 ngày thí nghiệm. Ahsan và cộng sự (2007) cũng đã chỉ ra Cu có tính độc cao đối với sự nảy mầm của lúa (Oryza sativa L.), sự nảy mầm của hạt lúa giảm tuyến tính cùng với sự tăng của Cu (0,2 - 1,5 mM), phát triển ở điều kiện bóng tối trong 4 ngày. Theo Iseri và cộng sự (2011), độc tính của Cu trong cà chua (Solanum lycopersicum L.) và dưa chuột (Cucumis sativus L.) trong 7 ngày xử lý được tìm thấy trên rễ cây. Chiều dài rễ của cả hai loài giảm theo mức tăng của hàm lượng Cu trong thí nghiệm và Cu gây độc đối với rễ cây dưa leo cao so với cà chua ở cùng hàm lượng. Tại hàm lượng Cu trên 100 g/ha làm giảm diện tích, đường

kính và chiều dài của lá ngơ (Barbosa và cộng sự, 2013). Phơi nhiễm Cu ở hàm lượng 100 μM trong 8 ngày làm giảm trọng lượng chồi và rễ của cây ngô khoảng 70 - 80% so với đối chứng (Dresler và cộng sự, 2014). Sinh khối chồi và rễ của cây lúa mì giảm đáng kể khi bị phơi nhiễm với hàm lượng Cu từ 5 - 40 ppm trong 2 tuần ở điều kiện thủy canh (Al-Hakimi và Hamada, 2011).

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cu đến sự phát triển cây cam non, Inmaculada (2005) đã chỉ ra, khi cây thiếu Cu làm giảm các enzym oxi hóa trong cây, ngược lại nếu thừa Cu sẽ gây độc cho cây như: tăng hiện tượng nứt vỏ, chảy gôm, làm rụng lá các cây trưởng thành và giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng như sự phát triển chiều cao cây. Theo Trần Thị Tuyết Thu và Nguyễn Ngọc Linh (2016), nghiên cứu sự nảy mầm của hạt bưởi được gieo trong các bầu đất chứa 144,2; 244,2; 444,2; 744,2 và 1044,2 ppm Cu sau 15, 30, 45 ngày thí nghiệm đã chỉ rõ mức tăng ô nhiễm Cu trong đất gây ức chế sự nảy mầm của hạt bưởi. Ở thời điểm 45 ngày, tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở CT0 (mẫu đối chứng: Cu - 144,2 ppm) là 100%, còn ở CT4 (Cu - 1044,2 ppm) gây chết hồn tồn hạt bưởi. Trong khi đó chiều dài rễ cao nhất ở CT0 là 6,8 cm, thấp nhất ở CT3 (Cu - 744 ppm) 0,6 cm, chiều dài thân lá phát triển tốt nhất ở CT0 4,2 cm, CT3 không phát triển được thân lá, sinh khối khô cao nhất ở CT0 0,4 mg, thấp nhất ở CT3 0,12 mg.

Bên cạnh những ảnh hưởng bất lợi đến các q trình sinh hố của thực vật thì sự tồn lưu Cu trên bề mặt lá hoặc cam quả có thể nguy hại cho các quá trình tổng hợp diệp lục cũng như chất lượng cam thương phẩm. Nghiên cứu của Schutte Gerhardus và cộng sự (2012) về thời gian tồn lưu của các thuốc diệt nấm chứa Cu trên lá và cam quả Valencia (vườn 17 năm tuổi) và cam Navel (21 năm tuổi) ở Nam Phi trong thời gian 2008-2010 cho thấy rằng sau 8 tuần (56 ngày) quan trắc, thời gian tồn lưu của Cu khi phun dạng CuO bám trên bền mặt lá cam Valencia trưởng thành nhiều hơn so với Cu(OH)2 và Cu2(OH)3Cl. Tuy nhiên ở lá cam Navel lại có sự tích luỹ Cu khi phun ở dạng Cu(OH)2 nhiều hơn so với CuO và Cu2(OH)3Cl (Hình 1.7: phun Cu2(OH)3Cl (A và B), CuO (C và D) trên cây cam Valencia).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự linh động và tích lũy đồng trong đất trồng cam cao phong, hòa bình (Trang 29 - 31)