Kết quả ảnh hưởng của axit humic đến tính linh động của Cu trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự linh động và tích lũy đồng trong đất trồng cam cao phong, hòa bình (Trang 63 - 64)

Tại hàm lượng axit humic 0 mg/l sẽ được coi mẫu đối chứng, hàm lượng Cu là 2,35 ppm. Có thể thấy rằng, ngược lại với axit citric, khi tăng hàm lượng axit humic thì lượng Culđ giảm dần. Ảnh hưởng của axit humic đến tính linh động của Cu được nghiên cứu ở các nồng độ 5 mg/l, 10 mg/l, 15 mg/l và 20 mg/l cho thấy có sự giảm dần so với đối chứng lần lượt là 6,81%, 17,02%, 51,06% và 75,32%. Nguyên nhân do axit humic có cấu trúc hố học phức tạp và có các gốc tự do khác nhau vì vậy chúng có thể liên kết với các cation kim loại thơng qua vị trí của các nhóm chức, cầu nối hidro, lực Van der van, hoặc các liên kết nội phức khác.

2.35 2.19 1.95 1.15 0.58 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 0 5 10 15 20 Cu (ppm) Cu Axit humic (mM)

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy rằng việc tăng cường bổ sung phân hữu cơ hoặc q trình chuyển hố các tàn dư hữu cơ hình thành mùn đất là một trong những ngun nhân quan trọng góp phần vào q trình cố định và tích luỹ Cu trong đất. Kết quả này cũng có thể cung cấp cơ sở khoa học để giải thích cho sự hiện diện của dạng Cu liên kết với chất hữu cơ (F5) trong các phẫu diện đất nghiên cứu ở mức khá cao (Hình 3.4 và Hình 3.5). Nếu đứng ở phương diện quản lý rủi ro mơi trường đất bị ơ nhiễm Cu nói riêng và các KLN nói chung thì vấn đề quản lý tốt các tàn dư, phân hữu cơ và tăng chất lượng mùn đất có thể tăng lượng axit humic góp phần làm giảm tính độc của Cu đối với nhu cầu dinh dưỡng của cây và các q trình sinh hố trong đất. Tuy nhiên, nếu ở những đất nghèo vi lượng thì đây có thể là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt chất dinh dưỡng cho thực vật.

3.3.3. Ảnh hưởng của EDTA đến tính linh động của Cu trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự linh động và tích lũy đồng trong đất trồng cam cao phong, hòa bình (Trang 63 - 64)