Mơ hình hệ thiết bị sục khí PTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 36 - 37)

Hệ thiết bị được thiết kế phục vụ nghiên cứu gồm 3 cột ống nhựa đại diện cho 3 mơ đun với các điều kiện thí nghiệm khác nhau. Cột ống được sử dụng trong nghiên cứu là loại ống nhựa acrylic trong suốt, đường kính ống  = 90 mm, chiều dài ống L = 2000 mm và độ dày thành ống W = 3 mm. Các mô đun trong nghiên cứu được thiết kế với chiều cao cột nước là 4 m, vì vậy hai cột ống với chiều dài mỗi cột là 2 m sẽ được ghép lại với nhau bằng mặt bích được gia cơng từ nhựa mica có sử dụng keo dán, tổng cộng cần 6 ống kích thước 90×3×2000 cho 3 mơ đun. Đáy của các cột có bố trí thêm van xả nước thải, phục vụ cho quá trình thay nước cũng như lau dọn vệ sinh sau các lần tiến hành thí nghiệm.

Máy thổi khí sử dụng trong hệ thí nghiệm là model XU125D6 của Đức với các thông số kỹ thuật: áp suất thổi khí 1,3 bar; lưu lượng thổi khí là 2,7 m3

/phút và cơng suất tiêu thụ là 50W. Lưu lượng kế đo dịng khí sử dụng trong hệ thí nghiệm là loại có van điều tiết, model DK 800-6 với dải đo dao động từ 50 – 500 lít/giờ.

1.5.2.3 Ảnh hưởng của phương pháp sục khí đến hiệu quả xử lý chất hữu cơ

Ảnh hưởng của phương pháp sục khí đến hiệu quả xử lý chất hữu cơ đã được nêu rõ trong “Hiện trạng ô nhiễm chất hữu cơ trên các sông nội đô thành phố Hà Nội và giải pháp kỹ thuật sục khí cưỡng bức nhằm giảm ơ nhiễm chất hữu cơ” [25]

Đồ thị thể hiện xu hướng diễn biến của nồng độ chất hữu cơ trong nước thải thí nghiệm trên mơ đun 1 được thể hiện trên hình 1.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)