Chất lượng nước sông Tô Lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Chất lượng nước sông Tô Lịch

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, sông Tô Lịch bắt đầu có hiện tượng ơ nhiễm. Từ năm 1997, Công ty cấp thoát nước Hà Nội đã điều tra và xây dựng phương án xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống sông Tô Lịch. Từ năm 1999 đến nay, đã có nhiều đơn vị lập đề án nghiên cứu, khảo sát, đề xuất các biện pháp “giải cứu” lưu vực sông Tô Lịch (bao gồm cả sông Sét, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Lừ). Trong những năm từ 1999 đến 2003, Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu chất lượng nước hệ thống sông Nhuệ và sông Tô Lịch bằng cách tiến hành quan trắc theo từng tháng một số chỉ tiêu về DO, độ đục, NO3-

, PO43-, NH4+, Pts,… Năm 2003, sông Tô Lịch bắt đầu được nạo vét và kè hai bên bờ theo dự án thoát nước TPHN (giai đoạn 1) nên chất lượng nước sông được cải thiện một phần.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đã tiến hành quan trắc lưu vực sông Tô Lịch vào mùa khô và mùa mưa hàng năm. Theo đó, chất lượng nước sơng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Năm 2014, cùng với đề xuất xây dựng hệ thống cống thu gom và nhà máy xử lý nước thải, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất hai biện pháp giải cứu tình trạng ơ nhiễm ở sơng Tơ Lịch, bao gồm: Đưa nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, thông qua hệ thống hồ lắng để giảm lượng phù sa trước khi đưa nước chảy vào sông Tô Lịch tại điểm cống Nghĩa Đô (chảy dọc công viên Nghĩa Đô và đường Nguyễn Khánh Toàn). Mục tiêu đề ra là biến sông Tô Lịch thành một địa điểm du lịch hấp dẫn, người dân có thể đi dạo hai bên bờ sơng. Tuy nhiên có thể thấy là đến bây giờ mục tiêu này vẫn chưa đạt hiệu quả vì sau nhiều năm khởi xướng, các dự án XLNT đối với sông Tô Lịch và các con sông khác vẫn chưa đi vào triển khai, hàng triệu người dân hai bên bờ sông vẫn phải chịu đựng mùi hơi thối từ hàng nghìn m3

nước thải đủ loại, bốn dịng sơng thốt nước chính của Hà Nội đều đang trong tình trạng ơ nhiễm.

Bảng 2.1: Phân vùng các tiểu khu tiêu thoát nước dọc theo sơng Tơ Lịch

Đoạn sơng Diện tích

(km2) L (km) Dân số (1.000 người) Tải lượng NTSH (1.000 m3) HQV - CGI 6,64 2 202,123 35,952 CGI - TDH 2,27 2,2 60,473 10,756 TDH - NTS 7,95 2,3 290,727 51,712 NTS - CKD 0,66 1,3 178,16 3,169 CKD - CLU 0,92 1,8 246,69 4,388 CLU - DAU 0,76 1,5 205,57 3,657 DAU - DTL 8,07 2,4 170,742 30,370 Tổng 27,27 13,50 787,108 140,003

TLV sông Tô Lịch được chia nhỏ thành 9 tiểu khu tiêu thoát và được xả vào 7 đoạn sông. Tổng lưu lượng nước thải xả vào sơng Tơ Lịch năm 2013 ước tính xấp xỉ 382.000 m3/ngày đêm, trong đó lượng NTSH là khoảng 140.000 m3/ngày đêm, NTSX là khoảng 236.000 m3/ngày đêm và NTBV là khoảng 6.000 m3/ngày đêm (bao gồm cả hướng thốt nước từ hạ lưu sơng Lừ). Phân vùng và đặc điểm các tiểu khu tiêu thoát nước của TLV sông Tô Lịch theo các đoạn sông được mô tả trong bảng 2.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 48 - 49)