Bản đồ tiềm năng NLMT tại Việt Nam năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 86 - 88)

Nếu tính năng lượng mặt trời trung bình trên 1 m2 khu vực Hà Nội trong một năm đạt gần 1442 kWh. Nếu sản xuất điện bằng pin mặt trời hiệu suất 13% thì thu được 187,5 kWh/m2.năm điện năng. Nếu sản xuất nhiệt bằng bộ thu NLMT hiệu suất 45% thì thu được gần 1,8 kWh/m2

.ngày hay 649 kWh/m2.năm.

Bên cạnh đó, sự phân bố năng lượng mặt trời trong các tháng trong năm khơng đều. Có hai mùa rõ rệt: mùa Đơng - Xuân trong các tháng 12, 1, 2 và 3; mùa Hè - Thu trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 11. Các tháng 12, 1, 2, 3 lượng bức xạ quá thấp, đặc biệt là tháng 1 đến tháng 3. Trong các tháng này do mây mù nhiều nên lượng trực xạ rất thấp (tháng 1: 0,73; tháng 2: 0,47; tháng 3: 0,44 kWh/m2.ngày).

Theo Sở Công Thương Hà Nội, với các thiết bị thu năng lượng mặt trời hội tụ thì trong các tháng đầu năm không thể làm việc bình thường được. Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm ở Hà Nội có bức xạ mặt trời khá lớn, lân cận 5 kWh/m2.ngày và số giờ nắng trung bình khoảng 180 giờ/tháng. Trong các tháng này các thiết bị năng lượng mặt trời sẽ làm việc hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, sử dụng công tơ điện 2 chiều đấu nối vào hệ thống điện. Khi năng lượng mặt trời không đủ cung cấp cho hệ thống hoạt động thì sẽ lấy nguồn điện từ hệ thống điện lưới và khi năng lượng mặt trời ở mức cao thì nguồn điện thừa sẽ được chạy vào hệ thống điện lưới. Vào thời gian cao điểm sử dụng điện, hoặc mùa nắng nóng, thì hệ thống sẽ cung cấp một phần, hoặc toàn phần nhu cầu tiêu thụ, và có thể phát lên lưới điện giúp giảm quá tải các trạm biến áp, giảm khả năng sự cố điện.

3.2.4.2 Tính tốn và thiết kế sơ đồ hệ thống sục khí sử dụng pin NLMT

Theo cơng nghệ sục khí ngầm là cơng nghệ áp dụng sục khí cưỡng bức kiểu ống chữ U đã được áp dụng trên sơng San Joaquin (Mỹ) đã tính tốn được để cung cấp 1kg O2 vào nước sông hằng năm dao động từ 0,5 USD đến 0,7 USD. Theo kết quả quan trắc chất lượng nước sơng Tơ Lịch, hàm lượng COD trung bình quan trắc được tại mùa khô với hàm lượng 127,9 mg/l. Như vậy, để xử lý được hàm lượng COD đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 (30 mg/l) cần cung cấp 97,9 mgO2/l tương đương 97,9 g O2/m3, với hiệu suất sục khí khoảng 70% thì lượng O2 cần cung cấp 139,9 g O2/m3. Để xử lý 1m3

nước sông nội đô chi phí cần khoảng 0,07 USD đến 0,10 USD.

Giả sử với mỗi một đoạn sông ta đặt 10 máy sục công suất 1kW sục 24h/ngày thì ta cần 240kW/ngày. Vậy công suất dàn pin mặt trời cần là: 240 x 1,2 = 288 kW/ngày (trong đó 1,2 là hệ số tiêu hao điện năng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)