Mặt bằng mô tả hệ thống xử lý nước U-Tube trên sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 44 - 45)

Nguồn: Jones & Stokes, 2004 [33]

1.6 Tổng quan về năng lượng mặt trời

1.6.1 Tổng quan về năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, bức xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2

chiếm khoảng 2.000 – 5.000 giờ trên năm, với ước tính tiềm năng lý thuyết khoảng 43,9 tỷ TOE. Cường độ bức xạ mặt trời ở các vùng phía Bắc ước tính khoảng 4 kWh/m2

. [28]

Năng lượng mặt trời có thể được khai thác cho hai nhu cầu sử dụng: sản xuất điện và cung cấp nhiệt. Có bốn dạng công nghệ năng lượng mặt trời hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam. Đó là cơng nghệ năng lượng mặt trời quy mơ hộ gia đình, quy mơ thương mại sử dụng cho các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, quân đội và các trung tâm dịch vụ, cho làng mạc như đèn công cộng, âm thanh, tivi và trạm cho sạc pin. Tuy nhiên tại Việt Nam, các tấm pin quang điện (Photo-voltaic: PV)

dùng trong năng lượng mặt trời đều được nhập khẩu trong khi thành phần khác của hệ thống thì được sản xuất trong nước.

Ở Việt Nam, các ứng dụng năng lượng mặt trời đã phát triển nhanh chóng kể từ những năm 90. Một vài dự án điện mặt trời lớn ở Việt Nam như: Dự án điện mặt trời nối lưới đầu tiên ở Việt Nam trên nóc tịa nhà Bộ Cơng Thương. Dự án có cơng suất 12kWp gồm 52module x 230Wp (Hình 1.2), Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với tổng cơng suất 154KW (Hình 1.3), dự án thử nghiệm “Ứng dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió cung cấp điện cho quần đảo trường sa” với 4.093 tấm pin mặt trời công suất 220wp/tấm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 44 - 45)