Diễn biến giá trị COD tầng đáy theo thời gian của hệ sục khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 41 - 42)

Các đường xu thế diễn biến giá trị COD tầng đáy theo thời gian của cả ba mô đun thực nghiệm cho kết quả với độ tin cậy ở mức tương đối trong đó mơ đun 1 có hệ số tương quan thấp nhất R2

= 0,6277. Cũng giống với kết quả thí nghiệm của tầng mặt, hệ số a trong phương trình xu thế diễn biến tại tầng đáy của mô đun 3 vẫn đạt giá trị nhỏ nhất (a = -7,174), tiếp đó là mơ đun 2 (a = -6,385) và cuối cùng là mô đun 1 (a = -5,257). Đường xu thế của mô đun 3 và mô đun 2 nằm khá sát nhau và cùng nằm thấp hơn so với mô đun 1. Điều này cho thấy giá trị COD thu được khi sục khí ở độ sâu lớn hơn với lượng áp suất sục khí được tăng cường nhiều hơn sẽ nhỏ hơn, đồng nghĩa với hiệu suất xử lý cao hơn.

Mô đun 1 y = -5,257ln(x) + 68,621 R² = 0,6277 M ô đun 2 y = -6,385ln(x) + 64,922 R² = 0,8649 Mô đun 3 y = -7,174ln(x) + 65,227 R² = 0,821 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 0 10 20 30 40 50 CO D (/ m g /l )

Thời gian sục khí (giờ)

Sau khoảng 8 tiếng kể từ khi bắt đầu sục khí, hiệu suất xử lý đạt được tại 3 mô đun lần lượt là 37% tại mô đun 1, 44% tại mô đun 2 và 46% tại mô đun 3. Như vậy, tương tự như kết quả thí nghiệm tầng mặt, khả năng phân hủy chất hữu cơ tầng đáy khi sục khí ở độ sâu 4 m (áp suất tăng cường thêm 0,4 atm) là tối ưu hơn so với độ sâu sục khí 2 m (áp suất tăng cường 0,25 m) và độ sâu sục khí 0,25 m (áp suất tăng cường 0,025 atm).

1.5.2.4 Cơng nghệ sục khí ngầm được áp dụng trên thế giới

Công nghệ sục khí ngầm là cơng nghệ áp dụng sục khí cưỡng bức kiểu ống chữ U đã được áp dụng trên sông San Joaquin (Mỹ). Cơng nghệ sục khí cưỡng bức ngầm là cơng nghệ áp dụng sục khí cưỡng bức kiểu ống chữ U (U-Tube) như mơ tả trong hình 3.18, đã được áp dụng trên sông San Joaquin (Mỹ). Việc áp dụng cơng nghệ sục khí cưỡng bức ngầm sẽ có ưu điểm là khơng làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác mặt nước như cảnh quan và các hoạt động khai thác khác như hoạt động thể thao, giải trí dưới nước và giao thông thủy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông tô lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời (Trang 41 - 42)