Truyền tín hiệu giữa máy base và rover

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp truyền số cải chính trong đo đạc địa chính sử dụng công nghệ đo động thời gian thực tại khu vực thành phố hồ chí minh và tỉnh lâm đồng (Trang 40 - 41)

Hình 3.6 : Biểu đồ kết quả 2 phương án thử nghiệm

1.2 Công nghệ đo động thời gian thực

1.2.4 Truyền tín hiệu giữa máy base và rover

Yếu tố quan trọng đảm bảo thành công của đo RTK là truyền số cải chính RTK từ máy base đến các máy rover. Yêu cầu đặt ra là việc truyền số cải chính phải kịp thời, ổn định, nếu khơng độ chính xác của tọa độ máy rover sẽ bị ảnh hưởng.

Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn thiết bị truyền số liệu [8]: - Tốc độ thu, phát.

- Khoảng cách thu, phát sóng. - Cơng suất.

- Kiểm tra lỗi và sửa lỗi. - Mức tiêu thụ điện năng. - Các định dạng tín hiệu chuẩn. - Đồng bộ RTK.

Các định dạng tín hiệu chuẩn:

Cùng với việc lựa chọn thiết bị truyền số hiệu chỉnh, người đo cần quyết định dạng tín hiệu nào sẽ được truyền qua các thiết bị này. Các máy thu GPS ngày nay thường hỗ trợ cho 2 dạng số hiệu chỉnh chuẩn CMR và chuẩn RTCM/RTK:

- Chuẩn CMR được thiết kế bởi Trimble. Chuẩn CMR đòi hỏi thiết bị thu, phát có tốc độ ít nhất là 2400 baud.

- Chuẩn RTCM được thiết kế bởi tổ chức radio. Chuẩn này đòi hỏi thiết bị thu phát có tốc độ ít nhất là 4800 baud.

Đồng bộ RTK:

Đồng bộ RTK là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất để đạt được độ chính xác cm về cạnh giữa máy thu cố định và máy di động. Thông thường tốc độ cập nhật đồng bộ RTK là 1 lần/1 giây (1Hz). Với kỹ thuật đồng bộ RTK, máy rover cần phải chờ cho tới khi nhận được số liệu đo từ máy base trước khi tính toán vector cạnh. Độ trễ thời gian của kỹ thuật đồng bộ RTK bị ảnh hưởng bởi độ trễ của thiết bị thu phát số liệu. Với thiết bị thu phát số liệu có tốc độ là 4800 baud thì độ trễ thời gian đồng bộ RTK là 0,5 giây. Nó có thể được giảm xuống nếu sử dụng thiết bị có tốc độ là 9600 baud hoặc các thiết bị có dải tần cao hơn [8].

Kỹ thuật đồng bộ RTK mang lại kết quả cao nhất và phù hợp với các ứng dụng có tốc độ di chuyển thấp như khi đo chi tiết, tuy nhiên nó khơng phù hợp với các ứng dụng có tốc độ di chuyển cao như quan trắc, định chuẩn hệ thống hạ cánh máy bay, những ứng dụng đòi hỏi tốc độ cập nhật trên 1Hz. Số liệu xử lý sau có thể được sử dụng để đưa ra được kết quả chính xác, nhưng q trình xử lý sau có thể gây ra các vấn đề về quản lý số liệu, đặc biệt là những mảng số liệu lớn được ghi với tần số 5 hoặc 10Hz.

Thơng thường sau khi hồn thành việc kết nối, người ta thường kiểm tra chất lượng kết nối bằng việc đo đạc kiểm tra các điểm tọa độ đã biết trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp truyền số cải chính trong đo đạc địa chính sử dụng công nghệ đo động thời gian thực tại khu vực thành phố hồ chí minh và tỉnh lâm đồng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)