Địa giới hành chính xã Ninh Gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp truyền số cải chính trong đo đạc địa chính sử dụng công nghệ đo động thời gian thực tại khu vực thành phố hồ chí minh và tỉnh lâm đồng (Trang 64 - 66)

- Dạng địa hình núi dốc: diện tích chiếm khoảng 55% tổng diện tích tồn xã, phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc và phía Đơng, Đơng Nam của xã. Khu vực phía Bắc (các thơn Tân Phú, thơn Thiện Trí) có độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 1.200 - 1.400m, cao nhất 1.754m, khu vực phía Tây Nam (giáp xã Tà Hine) từ 1.100 - 1.300m, cao nhất 1.828m (Núi Yan Doane), khu vực phía Đơng Bắc (giáp xã Phú Hội) từ 950 - 1.050m, cao nhất 1.341m. Độ dốc phổ biến trên 200m. Địa hình bị chia cắt, riêng khu vực phía Tây Nam khá hiểm trở.

- Dạng địa hình đồi thấp: diện tích chiếm khoảng 30,8% tổng diện tích tồn xã, phân bố tập trung ở khu vực trung tâm xã và khu vực phía Tây Bắc của xã. Độ cao phổ biến so với mực nước biển ở khu vực phía Bắc sông Đa Dâng từ 850 - 900m, độ dốc phổ biến từ 3 - 80m.

- Dạng địa hình thung lũng: diện tích chiếm 14,2% tổng diện tích tồn xã, phân bố ven sơng Đa Dâng, sông Đại Ninh. Độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 850 - 900 m, độ dốc phổ biến từ dưới 80m, hầu hết diện tích trong dạng địa hình này là các loại đất phù sa và dốc tụ, nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng trên 30% diện tích thường bị ngập úng trong các tháng mưa lớn.

Hệ thống thủy văn bao gồm hệ thống sông Đa Dâng và sông Đại Ninh. Xã Ninh Gia có hệ thống giao thông khá đa dạng, rất nhiều những tuyến đường chạy đan xen trên toàn xã nhưng chủ yếu là 2 tuyến giao thông quan trọng là: Quốc lộ 20 chạy cắt ngang qua xã theo hướng từ Bắc xuống Nam, Quốc lộ 27B chạy qua trung tâm xã nối liền với tỉnh Bình Thuận.

Hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông (di động, internet,...) tại xã Ninh Gia khá đầy đủ: tất cả các thôn trên địa bàn xã (9/9 thơn) đều đã có hệ thống thơng tin liên lạc. Chất lượng dịch vụ 3G cũng như sóng di động tốt và ổn định.

Trên địa bàn xã Ninh Gia thực phủ khá đa dạng: 2/3 diện tích là đất sản xuất, còn lại 1/3 là đất lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng thơng, số cịn lại là rừng tạp. Thực phủ khu dân cư tập trung tương đối dầy, chủ yếu là cây cà phê và cây ăn trái. Những khu vực đất bằng phẳng chủ yếu là trồng các loại cây lương thực như lúa, bắp

và hoa màu. Địa vật trên khu đo đa dạng, phân bố không đồng đều nên ảnh hưởng khá nhiều đến công tác đo đạc ngoại nghiệp.

3.2 Kết quả thử nghiệm

3.2.1 Kết quả thử nghiệm tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

3.2.1.1. Phương án thử nghiệm

Trên cơ sở điều kiện thực tế của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tác giả đã tiến hành xây dựng một mạng lưới các điểm khống chế gồm: VMT, M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7, M8, M9 làm cơ sở để so sánh với kết quả đo RTK sử dụng 3 phương án truyền số cải chính. Các điểm này được đo nối tọa độ với các điểm địa chính cơ sở: 646522, 646502 bằng phương pháp đo GPS tĩnh sử dụng 05 máy GPS Trimble 4600LS. Hai điểm địa chính cơ sở này có tọa độ trong hệ tọa độ VN-2000, có tầm quan sát vệ tinh tốt, xung quanh thơng thống, có hiện trạng dấu mốc tốt.

Trong quá trình đo nối tọa độ thực địa, các máy thu GPS đều đảm bảo thu tín hiệu trong điều kiện tốt nhất, số lượng vệ tinh luôn lớn hơn 5, giá trị PDOP luôn nhỏ hơn 3. Thời gian một ca đo là 60’, góc ngưỡng thu tín hiệu GPS là 150, các máy thu được đặt trên chân nhơm có gắn bộ định tâm quang học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp truyền số cải chính trong đo đạc địa chính sử dụng công nghệ đo động thời gian thực tại khu vực thành phố hồ chí minh và tỉnh lâm đồng (Trang 64 - 66)