Hình 3.6 : Biểu đồ kết quả 2 phương án thử nghiệm
2.2 Giải pháp sử dụng Điện thoại di động
2.2.1 Ý tưởng công nghệ
Ngày nay, điện thoại di động thường được sử dụng đàm thoại, truyền tin, truyền dữ liệu qua GSM. Phạm vi và chất lượng sóng điện thoại ngày càng được các nhà mạng mở rộng và cải thiện với giá cước ngày càng giảm.
Khi kết nối với một máy điện thoại di động khác, điện thoại di động thiết lập một liên kết không dây khá vững chắc, ổn định mà ở đó thơng tin (dữ liệu) có thể trao đổi trực tiếp với nhau. Một điện thoại di động chỉ liên kết, trao đổi thông tin với duy nhất một điện thoại di động khác. Kiểu kết nối này có ưu điểm là khơng bị giới hạn bởi khoảng cách nhờ có mạng lưới viễn thơng dày đặc.
Vì vậy, trong lĩnh vực đo đạc nói chung và đo địa chính nói riêng điện thoại di động đã trở thành một trong những phương tiện để truyền số cải bên cạnh phương pháp sử dụng radio trước đây.
2.2.2 Sơ đồ và qui trình triển khai
2.2.2.1 Sơ đồ triển khai
Tại trạm base các điện thoại di động được gắn với máy thu GPS thông qua cáp chuyên dụng hoặc bluetooth để phát đi số cải chính RTK. Mỗi điện thoại di động di động có gắn một sim điện thoại (số di động). Tại máy rover, một sim di động điện thoại khác cũng được gắn vào máy thu GPS hoặc trong bộ điều khiển. Để thu số cải chính RTK từ trạm base, thiết bị di động gắn tại máy rover sẽ gọi đến một trong những số di động đã được gắn tại trạm base theo mơ hình một - một như đã mơ tả ở trên.
2.2.2.2 Công tác chuẩn bị
- Công tác chuẩn bị giống với đo RTK sử dụng giải pháp lặp.
- Thiết bị để triển khai đo đạc bản đồ địa chính bằng RTK sử dụng giải pháp điện thoại di động trong khuôn khổ đề tài này là các máy thu hai tần số GS10, các thiết bị đi kèm, các module điện thoại di động của hãng Leica hoặc các điện thoại đi động có bluetooth.
2.2.2.3 Thiết lập trạm đo
Máy GPS của Hãng Leica sử dụng bộ điều khiển CS10, điều khiển mọi thao tác đo đạc ngoài hiện trường. Thao tác để thiết lập trạm đo gồm các bước như sau:
� Bước 1: Tạo Job (tạo file số liệu đo).
Hình 2.7: Màn hình cơ bản của bộ điều khiển CS10. � Bước 2: Cài đặt trạm base. � Bước 2: Cài đặt trạm base.
Sau khi định tâm, cân bằng máy trên điểm đã chọn, thực hiện kết nối bộ điều khiển CS10 với máy GPS bằng bluetooth hoặc bằng cáp. Trong phần mềm điều
khiển, vào chức năng Go to Work → Go to base menu để thiết lập trạm base, lựa chọn thiết bị sử dụng để phát số cải chính RTK là "Modems/GSM" có gắn một sim điện thoại. Một số loại thiết bị tiêu biểu như: Telit GSM (GFU28), Siemens phone, Sony Ericsson,… Ngồi ra, cịn cần nhập chiều cao anten, loại anten của máy thu GPS cố định, cũng như tọa độ điểm đặt máy base.
� Bước 3: Khởi đo tại máy rover
Thủ tục khởi đo được thực hiện như sau: Kết nối bộ điều khiển CS10 với máy thu GPS rover bằng bluetooth hoặc bằng cáp. Từ màn hình cơ bản của phần mềm điều khiển, chọn "Instrument", chọn "GPS setting", sau đó chọn "RTK rover wizard", cuối cùng chọn "Dial-up (phone number)" để nhập số điện thoại di động tại máy base, bao gồm:
- Dial-up name: Nhập tên bất kỳ (ví dụ: RTK).
- Number: Nhập số điện thoại gắn tại trạm base (ví dụ số: 0902422488). - Chọn Protocol: ISDN V.110.
Nhập chiều cao ăng ten và bắt đầu quá trình khởi đo. Quá trình khởi đo kết thúc khi màn hình hiện thị 3DCQ hoặc 2DCQ chỉ còn một vài cm.
2.2.2.4 Đo đạc ngồi thực địa
Từ màn hình cơ bản trên bộ điều khiền CS10 chọn "Go to Work", sau đó chọn "Survey", xuất hiện màn hình đo RTK như sau:
Với bộ điều khiển CS10 thì chất lượng điểm đo thể hiện ngay trên màn hình. Người đo có thể quan sát và biết ngay được sai số của điểm đo thơng qua giá trị 3DCQ hoặc 2DCQ. Từ đó đưa ra quyết định về thời gian đo tại một điểm.
Trong thực tế, khi đo đạc trên phạm vi rộng, người ta thường tăng số lượng máy rover lên bằng cách gắn thêm máy điện thoại di động tại trạm GPS cố định. Với máy GPS GS10 của Leica có 03 cổng kết nối và 1 kết nối bluetooth (tổng cộng 4 cổng giao tiếp) thì số lượng máy rover tối đa có thể sử dụng được là 04 máy.