Hiện trạng tài nguyên, môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá giá trị địa di sản một số hang động tiêu biểu trong vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác du lịch trong khu vực PhongNha – Kẻ

2.3.1. Hiện trạng tài nguyên, môi trường

Điều kiện tự nhiên vùng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã được nêu tóm tắt ở trên cùng với các giá trị được đánh giá trong chương 3 về địa di sản ở một số hang động sẽ là cơ sở cho đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu về tiềm năng khai thác du lịch ở các điểm di sản. Do đó trong phần hiện trạng tài nguyên môi trường, luận văn chỉ tập trung vào các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khai thác du lịch tại khu vực nghiên cứu, hay cụ thể là phân tích hiện trạng các hợp phần mơi trường của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm: (1) Hệ thống núi đá vôi và các thành tạo karst, đặc biệt là hệ thống hang động và dòng chảy ngầm trong hang động; (2) Rừng tự nhiên trên núi đá vơi với diện tích 100.000 ha (Hồ sơ di sản năm 2003) có hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, sự phong phú, đa dạng của các loài động, thực vật; (3) Hệ thống thủy văn: Sông Son và Sông Chày.

Hiện nay, hệ thống núi đá vôi và các thành tạo karst đặc biệt là hệ thống hang động và dòng chảy ngầm trong hang động đang được khai thác mạnh để phát triển các loại hình du lịch. Các tác động của du lịch lên hợp phần này thường chủ yếu bao gồm: vấn đề rác thải, ảnh hưởng đối với tài nguyên nước và phá hủy cảnh quan. Về vấn đề rác thải được kiểm soát và xử lý tương đối tốt ở một số điểm du lịch quan trọng. Ví dụ như ở động Thiên Đường ngồi việc bố trí các thùng đựng rác, biển cấm xả rác thì cịn có điểm dừng chân cho du khách nghỉ ngơi, ăn uống sau khi tham quan ngay trước cửa động và đội ngũ nhân viên dọn dẹp vệ sinh thu gom rác thải để giữ cho môi trường luôn được sạch sẽ, gây thiện cảm đối với du khách. Bên cạnh đó thì vẫn cịn tình trạng xả thải chất thải có thể gây ơ nhiễm mơi trường nước, đất, khơng khí và một số hoạt động trên tuyến giao thông, điểm du lịch, gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã. Áp lực lên tài nguyên nước ngầm trong các hang động chủ yếu xuất phát từ rác thải du lịch nên nếu vấn đề rác thải được xử lý tốt thì

nguy cơ này cũng khơng cịn đáng ngại. Đối với nguy cơ về vấn đề phá hủy cảnh quan karst ở thời điểm hiện tại cũng không đáng kể.

Nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đá vôi, hằng năm, Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ln có những kế hoạch theo dõi, giám sát tài nguyên cũng như tổng hợp về hiện trạng, xây dựng, triển khai các hoạt động chiến dịch bảo tồn đa dạng sinh học như: hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, dã ngoại nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã và môi trường cho học sinh vùng đệm, phát động chiến dịch thu gom rác thải… Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tự nhiên, tạo tiền đề phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian qua tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng vẫn xảy ra tình trạng săn bắt động vật hoang dã, hoạt động khai thác gỗ trái phép; khai thác lâm sản ngoài gỗ; xâm lấn đất rừng.

Hiện tượng khai thác gỗ trái phép tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được biết đến từ những năm 2012 và vẫn tiếp diễn cho đến hiện nay. Gần đây nhất là vụ việc xảy ra vào khoảng tháng 7/ 2019 tại Vùng rừng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trên địa bàn bản Phù Minh, xã Thượng Hóa là vùng Rừng cộng đồng do UBND xã Thượng Hóa quản lý và UBND xã Thượng Hóa đã giao cho Ban Quản lý bản Phù Minh trực tiếp bảo vệ, bên cạnh đó các chốt trạm Kiểm lâm, Biên phịng và Bảo vệ rừng ln có người túc trực. Đây là vùng rừng khu vực giáp biên giới, nghiêm cấm mọi hình thức khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ và sử dụng gỗ trái phép, thế nhưng lâm tặc vào “xẻ thịt” ngang nhiên như chốn không người. Nhiều cây gỗ nghi là quý hiếm bị khai thác và vận chuyển ra khỏi rừng mà cơ quan chức năng không hề hay biết [2].

Hình 2.4. Đồn viên, thanh niên thu gom rác tại bến thuyền Phong Nha

Hình 2.5. Cây bị đốn hạ tại vùng rừng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng [2] đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng [2] Sông Son là con sông bắt nguồn từ các hang động của vùng Phong Nha – Kẻ Bàng chảy qua địa bàn xã Sơn Trạch, dân cư tại đây sống tập trung chủ yếu dọc hai bên bờ sông và nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá nước ngọt, vận tải hành khách vào thăm động bằng đường sông. Sông Son còn được đánh giá là dịng sơng cịn ngun sơ, một thắng cảnh tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng. Dịng sơng Son thơ mộng với màu xanh thủy lục uốn lượn quanh những dãy núi đá vôi Kẻ Bàng làm tô điểm thêm nét độc đáo mỗi khi du khách đến du lịch Quảng Bình tham quan Động Phong Nha (hình 2.6). Theo kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước sơng son khu vực Phong Nha của nhóm tác giả Nguyễn Mậu Thành và nnk (2016) cho thấy chất lượng nước tại đây chưa có dấu hiệu bị ơ nhiễm, Các chỉ

tiêu chất lượng nước sông Son như nhiệt độ, pH, BOD5, COD, độ cứng đều nằm dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá giá trị địa di sản một số hang động tiêu biểu trong vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)