CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá giá trị các hang động
Dựa trên các tiêu chí địa chất đánh giá hang động đá vôi của Woo & Kim (2018) trong bảng 1.2, luận văn đã thành lập bảng 1.4 gồm các tiêu chí phụ và thang điểm nhằm xác định giá trị đa dạng địa chất của các hang động nghiên cứu. Động Phong Nha có chiều dài lớn nhất (> 5 km), động Thiên Đường ngắn hơn với độ dài 3,5 km (trong khoảng từ 2-5 km), độ dài động Tiên Sơn nhỏ nhất (< 1 km). Hệ thống thạch nhũ trong cả 3 động nghiên cứu đều phong phú đa dạng về kiểu (có hơn 5 kiểu thạch nhũ khác nhau), độc đáo hiếm gặp về cả kích thước và hình dạng, phân bố với mật độ cao trên khắp độ dài của động. Đặc biệt động Phong Nha và Thiên Đường có cả những dạng thạch nhũ hiếm gặp đã được phát hiện trên Thế giới như nhũ rối, ngọc động, hệ thống nhũ viền lớn và đẹp... Động Phong Nha là hang sơng đang hoạt động mạnh mẽ, có tầng trầm tích dày mịn, hồ nước ngầm và hóa thạch ở cửa động. Trong khi động Thiên Đường vẫn đang hoạt động nhưng các lớp trầm tích mỏng và ít hơn, động Tiên Sơn là hang hóa thạch đã ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, thạch nhũ trong các hang động thành tạo chủ yếu từ hai loại khống vật chính là calcit và aragonit. Về các yếu tố sinh học, loài sinh vật mới (bọ cạp Thiên Đường) lần đầu tiên xuất hiện trên Thế giới đã mang lại dấu ấn riêng cũng như giá trị khoa học không hề nhỏ cho điểm di sản động Thiên Đường. Động Phong Nha và Tiên Sơn do khơng có các lồi sinh vật hang động nên được xem xét đánh giá ở mức điểm 0. Từ những đặc điểm trên, luận văn đánh giá cho điểm từng tiêu chí lần lượt cho các hang động trong bảng 3.1 (đánh giá chi tiết trong phụ lục 1). Tổng trung bình của các tiêu chí cũng chính là điểm đa dạng địa chất của các hang động nghiên cứu.
Bảng 3.1. Giá trị đa dạng địa chất của các hang động dựa trên các tiêu chí địa chất đánh giá hang động đá vơi của Woo & Kim (2018)
Tiêu chí Các điểm địa di sản #1 Động Phong Nha #2 Động Tiên Sơn #3 Động Thiên Đường
1. Quy mơ/ kích thước 4 1 2
2. Thạch nhũ 4 4 4 3. Đặc điểm vi mơ 3 1 1 4. Trầm tích hang động 4 1 3 5. Khoáng vật hang động 1 1 1 6. Các yếu tố sinh học 0 0 2 Tổng trung bình 2.7 1.3 2.2
Các hang động nghiên cứu được đánh giá giá trị về khoa học, giáo dục và tiềm năng du lich theo bộ tiêu chí của Brilha (2015) dựa trên thang điểm từ 1-4. Các tiêu chí được cho điểm trên cơ sở các đặc điểm của từng điểm di sản (bảng 3.2; 3.3), đánh giá chi tiết trong phụ lục 2.
Bảng 3.2. Đặc điểm/ giá trị nổi bật của các hang động
Điểm địa
di sản Đặc điểm/ Giá trị nổi bật
#1. Động Phong Nha
- Tiếp cận cửa động Phong Nha bằng thuyền đi trên sông dài hơn 1 km - Là đại diện tiêu biểu nhất cho loại hình hang sơng cịn đang hoạt động mạnh mẽ trong khu vực
- Hệ thống thạch nhũ hiếm gặp, độc đáo và đa dạng
- Vẫn giữ được nét hoang sơ, các yếu tố địa chất gần như cịn ngun vẹn - Có điểm hóa thạch xuất hiện ở cửa hang và các bãi đá, cát, hồ nước ngầm - Có lớp trầm tích hang động dầy và mịn trên bề mặt tiếp giáp giữa dòng chảy và nhánh hang khô
- Các đối tượng địa chất (thạch nhũ; thành, tường hang; hệ thống dịng chảy ngầm…) có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu lượng khách du lịch tăng nhanh
Điểm địa
di sản Đặc điểm/ Giá trị nổi bật
#2. Động Tiên Sơn
- Cửa hang có thể tiếp cận trực tiếp bằng con đường mòn trên lưng chừng núi chưa đến 500 m
- Là ví dụ điển hình cho loại hình hang động khơng cịn hoạt động trong khu vực
- Có hệ thống thạch nhũ đẹp và đa dạng
- Có những phiến đá và cột đá cộng hưởng ẩm đặc biệt so với các hang động khác
- Du khách chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động - Thường được kết hợp với tham quan động Phong Nha do khoảng cách gần
#3. Động Thiên Đường
- Cửa hang Thiên Đường tiếp cận trực tiếp bằng con đường mòn (~ 500 m đi bộ)
- Là một trong những hang động đẹp bậc nhất trong khu vực PN-KB và Việt Nam, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
- Hệ thống thạch nhũ đẹp, độc đáo, có kích thước lớn hiếm gặp và đa dạng về kiểu, có những kiểu nhũ hiếm gặp trên Thế giới
- Lần đầu tiên xuất hiện lồi sinh vật mới (bọ cạp Thiên Đường)
- Có lắp đặt hệ thống ánh sáng và các phương tiện an toàn cho du khách như cầu thang, tay vịn…
- Đươc khai thác một cách đại trà dẫn đến nguy cơ các yếu tố địa chất bị ảnh hưởng bởi du khách
- Một phần lớn của hang chưa được đưa vào khai thác, có nhiều vẻ đẹp và giá trị tiềm năng
Các hang động nghiên cứu đều được tiếp cận trực tiếp thơng qua con đường mịn trong khoảng 500m đi bộ hoặc bằng thuyền đi trên sông hơn 1km, để vào tham quan đều cần phải trả phí. Tuy nhiên, do điều kiện dễ tiếp cận và lượng du khách ngày càng tăng, các điểm địa di sản này đều có khả năng dễ bị tổn thương bởi các
hoạt động nhân sinh dẫn đến nguy cơ suy giảm các yếu tố địa chất. Điều kiện quan sát tốt, du khách gần như khơng có các trở ngại trong việc tiếp cận điểm di sản và được trang bị các phương tiện an tồn. Tuy nhiên vào mùa mưa lũ, nước sơng Son dâng cao khó có thể tiếp cận cửa động Phong Nha, trong khi động Tiên Sơn và Thiên Đường du khách mới chỉ tiếp cận được một phần của động, phần còn lại chưa được đưa vào khai thác du lịch do vấn đề an tồn. Các điểm nghiên cứu đều là ví dụ điển hình cho các loại hình hang động khác nhau (động Phong Nha - hang sông hoạt động mạnh mẽ, động Thiên Đường - hang khơ cịn đang hoạt động và động Tiên Sơn - hang hóa thạch), tính đa dạng địa chất được thể hiện rõ ràng và có nhiều yếu tố đặc biệt hiếm gặp so với những điểm di sản tương tự khác trong khu vực, được trình bày trong các tài liệu, tạp chí chuyên ngành trong nước và Quốc tế. Đặc biệt, động Thiên Đường và động Phong Nha được đánh giá là một trong những hang động đẹp bậc nhất, thu hút sự chú ý của cộng đồng trong và ngoài nước. Động Tiên Sơn cũng nằm trong danh sách những điểm du lịch tiêu biểu trong khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng. Các hang động gần như còn giữ nguyên vẹn nét hoang sơ, các yếu tố địa chất chính vẫn được xác định. Ngoại trừ các đặc điểm về địa chất mang tính chun ngành thì các yếu tố về mặt cảnh quan bên trong các hang động đều có thể được nhận thức và tiếp thu bởi cộng đồng. Các điểm địa di sản đều nằm trong khu vực được bảo vệ của VQG PN-KB nhưng lại có mật độ dân số cũng như mức thu nhập kinh tế thấp (dưới
100 ng/km2 và thu nhập bình quân đầu người trên năm (GDP) dưới mức trung bình
của cả nước) dẫn tới khó khăn trong nguồn vốn tự đầu tư mà chủ yếu đều dựa trên nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức nước ngoài. Động Phong Nha và Tiên Sơn cách nhau trong khoảng 1km, động Thiên Đường nằm gần các điểm di sản khác như suối nước Moọc, hang Tám cơ dẫn đến tinh liên kết cao, thích hợp cho việc quản lý và kết nối các điểm địa di sản thành tuyến du lịch.
Bảng 3.3. Đánh giá các hang động theo các tiêu chí về ý nghĩa khoa học, giáo dục, du lịch và nguy cơ suy thối (theo Brilha, 2015)
Tiêu chí Các điểm địa di sản Đánh giá giá trị/ Trọng số
#1 #2 #3 SV PEU PTU DR 1. Tính đại diện 4 2 2 30 2. Tính biểu tượng 4 2 4 20 3. Mức độ phổ biến KH 4 4 4 5 4. Tính tồn vẹn 4 4 4 15 5. Đa dạng địa chất 3 1 2 5 10
Tiêu chí Các điểm địa di sản Đánh giá giá trị/ Trọng số #1 #2 #3 SV PEU PTU DR 6. Tính hiếm gặp/ độc đáo 4 2 4 15 5 10 7. Giới hạn sử dụng 2 2 2 10 5 5 8. Tính dễ tổn thương 2 2 2 10 10 9. Khả năng tiếp cận 1 3 3 10 10 15 10. Độ an toàn 3 3 3 10 10 11. Dịch vụ hậu cần 4 4 4 5 5 12. Mật độ dân số 1 1 1 5 5 10 13. Tính liên kết 2 2 3 5 5 14. Cảnh quan 4 3 4 5 15
15. Điều kiện quan sát 4 3 3 10 5
16. Tiềm năng giáo dục 1 1 1 20
17. Khả năng nhận thức 4 4 4 10
18. Khả năng kinh tế 1 1 1 5
19. Gần các KV giải trí 1 1 4 5
20. Sự suy giảm của các
yếu tố địa chất 4 4 4 35
21. K/c đến các khu vực, hoạt động có tiềm năng gây suy thối.
1 1 1 20
22. Sự bảo vệ pháp luật 1 1 1 20
Giá trị khoa học (SV) 3.7 2.4 3.1 Tiềm năng sử dụng cho
giáo dục (PEU) 2.3 2.1 2.4
Tiềm năng sử dụng cho
du lịch (PTU) 2.8 2.6 3.1
Nguy cơ suy thoái (DR) 2.1 2.4 2.4
#1 Động Phong Nha #2 Động Tiên Sơn #3 Động Thiên Đường
Kết quả đánh giá cuối cùng cho thấy, giá trị khoa học của động Phong Nha và động Thiên Đường được đánh giá cao (bảng 3.3, hình 3.10), là một trong những hang động nổi bật nhất ở Việt Nam và trên Thế giới không chỉ về vẻ đẹp lộng lẫy, huyền
ảo mà còn về những giá trị khoa học mang nét dấu ấn riêng khơng phải ở nơi đâu cũng có. Đặc biệt động Phong Nha được đánh giá cao ở tiêu chí tính đại diện do là điểm tiêu biểu nhất cho loại hình hang nước trong khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng (hang sơng dài và đẹp nhất) và tiêu chí đa dạng địa chất. Điểm đánh giá của động Tiên Sơn còn khiêm tốn so với 2 điểm cịn lại chủ yếu là do tính biểu tượng, tính hiếm gặp và đa dạng địa chất ở mức thấp hơn. Tiềm năng cho giáo dục của cả 3 điểm địa di sản đều đươc đánh giá ở mức trung bình. Ngun nhân chính là do các yếu tố như: giới hạn sử dụng (về mùa mưa khó tiếp cận, cịn một phần của điểm di sản chưa được đưa vào khai thác sử dụng), tính dễ bị tổn thương (các yếu tố địa chất đểu có khả năng dễ bị tác động bởi các hoạt động nhân sinh), mật độ dân số trong khu vực thấp và tiềm năng giáo dục (các đặc điểm về địa chất, sinh học, khảo cổ… đều được giảng dạy ở cấp chuyên ngành bậc đại học). Tiềm năng cho phát triển địa du lịch rất có triển vọng, đặc biệt ở 2 điểm động Phong Nha và động Thiên Đường có giá trị tương đương nhau ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư và điều kiện kinh tế của khu vực nghiên cứu còn thấp nên vẫn cần phải thúc đẩy vốn đầu tư hơn, đặc biệt là các khu du lịch kết hợp hoạt động giải trí nhằm tăng tính đa dạng thu hút thêm nhiều du khách.
Hình 3.10. Giá trị khoa học (SV), tiềm năng giáo dục (PEU), du lịch (PTU) và nguy cơ suy thoái (DR) của các điểm địa di sản
Bên cạnh các giá trị khác được đánh giá tương đối cao thì nguy cơ suy thối của các điểm địa di sản cũng được đánh giá xấp xỉ nhau do có cùng điều kiện (được bảo vệ pháp lý, mật độ dân số, đặc điểm dân cư) trong khu vực và ở mức trung bình (DR trong khoảng từ 2-3) (hình 3.10), tức là khơng ở mức nghiêm trọng nhưng cũng
-4 -2 0 2 4
Động Phong Nha Động Tiên Sơn Động Thiên Đường
nên có các giải pháp phịng ngừa và ngăn chặn sự suy thối diễn ra tại các điểm địa di sản, đặc biệt đối với 2 tiêu chí có điểm cao nhất là khả năng tiếp cận và sự suy giảm của các yếu tố địa chất. Tất cả các yếu tố địa chất như hệ thạch nhũ, dòng chảy, trầm tích… đều có khả năng bị tác động hoặc phá hủy không chỉ bởi các hoạt động của con người mà còn do điều kiện tự nhiên. Những tác động đáng chú ý nhất trong vấn đề khai thác du lịch tại các hang động phải kể đến như hệ thống cầu thang gỗ, đèn điện, sự tiếp xúc trực tiếp của du khách lên di sản (ảnh hưởng đến quá trình hình thành karst và phát triển của hệ thạch nhũ); vấn đề du thuyền được tập trung đông (ảnh hưởng đến chế độ và chất lượng dòng chảy). Đặc biệt, hệ thống đèn điện là yếu tố tác động trực tiếp và rõ ràng nhất lên hệ thạch nhũ – giá trị thẩm mỹ chính của các điểm di sản, nhưng lại là điểm có khả năng khắc phục cao nhất mà không ảnh hưởng đến hiệu suất khai thác du lịch. Ví dụ, thay vì lắp đặt hệ thống đèn thơng thường trong các hang động thì nên chuyển sang dùng đèn cảm ứng hồng ngoại (là loại đèn tự động bật, tắt khi chủ thể có thân nhiệt di chuyển vào vùng cảm ứng) khơng chỉ tiện ích, tiết kiệm điện năng mà còn giảm tác động nên các thành tạo đá vôi trong hang động. Những yếu tố tự nhiên làm suy giảm các đặc điểm địa chất như các khối nhũ càng lớn, khổng lồ thì càng dễ bị đổ sập; bề mặt đá vơi bị bào mịn, nứt vỡ dưới tác động của dòng chảy, lũ lụt… Ngoài các yếu tố nêu trên hệ thạch nhũ trong động Tiên Sơn dễ bị tác động hơn do chúng giịn và khơ hơn, đặc biệt khơng có khả năng tái sinh nếu mất đi. Nghiên cứu đánh giá giá trị và nguy cơ suy thoái của các điểm địa di sản theo các nội dung chính là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch ưu tiên bảo tồn, phát triển và quản lý chúng.
Dựa trên các kết quả đánh giá về các giá trị khoa học, tiềm năng giáo dục, du lịch và nguy cơ suy thối của các điểm di sản, có thể thấy được động Phong Nha và động Thiên Đường được đánh giá gần như ngang nhau và có giá trị cao ở hầu hết các nội dung. Động Phong Nha có giá trị khoa học cao nhất và nguy cơ suy thối thấp nhất thì nên tập trung đẩy mạnh hơn về hoạt động khám phá phục vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy, phát triển thêm về khai thác du lịch, đồng thời giữ ổn định DR ở mức trung bình. Động Thiên Đường có điểm đánh giá tương đương nên được định hướng giống với động Phong Nha. Riêng động Tiên Sơn tuy còn khiêm tốn so với 2 điểm còn lại nhưng các giá trị cũng được đánh giá khá cao và rõ ràng, có tiềm năng phát triển song nên quan tâm hơn về phương diện bảo tổn do đây là một ví dụ điển hình về dạng hang hóa thạch trong khu vực nghiên cứu song lại khó có thể phục hồi các yếu tố đặc trưng khi bị ảnh hưởng. Giả sử 3 điểm nghiên cứu được xếp hạng trong
trọng hơn sau đó là đến động Tiên Sơn trong công tác quản lý và bảo tồn các điểm di sản. Việc đánh giá giá trị địa di sản cũng là cơ sở để đề xuất ưu tiên phát triển về các mặt kinh tế - xã hội hay gìn giữ cho thế hệ tương lai của các hang động cho các nhà đầu tư và quản lý trong khu vực.