Cây bị đốn hạ tại vùng rừng đệm VQG PhongNha – Kẻ Bàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá giá trị địa di sản một số hang động tiêu biểu trong vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 45)

Sông Son là con sông bắt nguồn từ các hang động của vùng Phong Nha – Kẻ Bàng chảy qua địa bàn xã Sơn Trạch, dân cư tại đây sống tập trung chủ yếu dọc hai bên bờ sông và nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá nước ngọt, vận tải hành khách vào thăm động bằng đường sơng. Sơng Son cịn được đánh giá là dịng sơng cịn ngun sơ, một thắng cảnh tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng. Dịng sơng Son thơ mộng với màu xanh thủy lục uốn lượn quanh những dãy núi đá vôi Kẻ Bàng làm tô điểm thêm nét độc đáo mỗi khi du khách đến du lịch Quảng Bình tham quan Động Phong Nha (hình 2.6). Theo kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước sơng son khu vực Phong Nha của nhóm tác giả Nguyễn Mậu Thành và nnk (2016) cho thấy chất lượng nước tại đây chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, Các chỉ

tiêu chất lượng nước sông Son như nhiệt độ, pH, BOD5, COD, độ cứng đều nằm dưới

2.3.2. Hiện trạng khai thác du lịch

Với những lợi thế riêng, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình nói chung và khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng đang ngày càng phát triển và có những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây. Số lượng du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đều tăng tương đối nhanh theo từng năm. Từ năm 2014 đến nay lượng khách du lịch đến với VQG PN-KB tăng khoảng gấp 3-4 lần lượng du khách những năm trước đó (hình 2.7). Năm 2018, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã đón và phục vụ 865.594 lượt khách (tăng 14,03% so với cùng kỳ năm 2017), trong đó, khách trong nước 697.604 lượt (tăng 10,78%), khách quốc tế 167.990 lượt (tăng 29,87%).

Để đạt được kết quả đó, thời gian qua Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tăng cường công tác truyền thông, quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức như: Xây dựng và thực hiện kế hoạch xúc tiến; đẩy mạnh quảng bá trên các kênh truyền hình, các mạng xã hội. Phối hợp với các kênh truyền thông trong và ngồi nước, các cơng ty lữ hành để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch trên địa bàn VQG. Bênh cạnh đó, đưa vào khai thác thử nghiệm các tuyến du lịch sinh thái tuyến Hang Vòm - Giếng Voọc, khám phá Rừng Gáo - Hang Ơ Rơ - Hang Hồn Mỹ, thử nghiệm lộ trình mới tuyến Hang Va - Hang Nước Nứt; hoàn thiện cơ sở hạ tầng Điểm diễn giải môi trường tại khu nuôi thả bán hoang dã Núi Đơi... Tổ chức cuộc thi Tìm hiểu về VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trên Internet và triển khai phương thức quảng bá cuộc thi trên các phương tiện truyền thơng, mạng xã nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của Phong Nha – Kẻ Bàng ra thế giới.

Mặt khác, Ban quản lý Vườn cũng chú trọng đầu tư trang thiết bị và hoàn thiện việc sửa chữa, nâng cấp các hệ thống nhà hàng, chòi nghỉ, bổ sung thêm các điểm dừng, nghỉ chân và một số phao cứu sinh, xây dựng sơ đồ và hệ thống biển chỉ dẫn tại các tuyến, điểm du lịch. Bổ sung các mặt hàng tại quầy lưu niệm, quầy giải khát; nâng cao chất lượng phục vụ và khai thác có hiệu quả dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn; các loại hình dịch vụ như ảnh lưu niệm, các mặt hàng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống của địa phương góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Hiện nay trong khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có khoảng hơn 120 chỗ nghỉ với nhiều hình thức từ sang trọng (khách sạn, căn hộ, resort, biệt thự…) cho đến bình dân (nhà trọ, nhà nghỉ nông thôn, homestay, khu cắm trại…) nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau [38].

Hình 2.7. Lượng khách du lịch VQG Phong Nha – Kẻ Bàng giai đoạn 2007-2018

(Nguồn: Ban Quản lý VQG PN-KB)

Hoạt động của du khách tăng nhanh dẫn đến doanh thu cũng đạt được những con số tích cực. Tương ứng với lượng du khách tăng trưởng mạnh vào năm 2014 thì lượng doanh thu cũng bắt đầu tăng gần 4 lần vào năm 2013. Những năm tiếp theo doanh thu đều tăng tương đối ổn định đặc biệt có sự vượt bậc vào năm 2018 lên đến hơn 269,4 tỷ đồng (tăng 24,41% so với cùng kỳ năm 2017) (hình 2.8). Điều này cho thấy đang ngày càng có nhiều du khách trong và ngồi nước biết đến VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Đây rõ ràng là lợi thế giúp thúc đầy phát triển các nguồn lực kinh tế xã hội của địa phương, song đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều áp lực đối với các cơ quan quản lý về bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên hiệu quả trong tương lai.

Hình 2.8. Tổng lượng doanh thu từ hoạt động khai thác du lịch tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng giai đoạn 2012-2018

0 2 4 6 8 10 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 (T ră m n gh ìn lượt n gười) Số lượng khách Khách quốc tế 15.7 22.8 85 133.5 117 145.1 269.4 0 100 200 300 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 (T ỷ đ ồ n g) Doanh thu

Sau khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu vào năm 2003, tỉnh Quảng Bình đã chú trọng phát triển theo hướng dịch vụ, khai thác thế mạnh du lịch. Hệ thống nhà nghỉ khách sạn và nhà hàng không ngừng tăng về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của nhiều dạng khách hàng khác nhau. Hiện nay, VQG PN-KB có 15 tuyến, điểm du lịch đã và đang được khai thác ở các mức độ khác nhau như: Tuyến tham quan động Phong Nha – Tiên Sơn, Du lịch sinh thái suối Nước Mọoc, Du lịch Lịch sử - Tâm linh tại Hang 8 cô, Sông Chày – Hang Tối, Rào Thương – Hang Én, Hang Va – Hang Nước Nứt, Động Thiên Đường, Hang Sơn Đòong…, kết hợp cùng với các loại hình du lịch Farmstay, Homestay, Trecking, du lịch sinh thái nhằm khám phá, trải nghiệm thiên nhiên cũng đã và đang phát triển ngày càng nhanh trong những năm gần đây. Bên cạnh đó VQG PN-KB cịn rất nhiều địa điểm có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng sinh học phong phú như Thung lũng Sinh Tồn, Thung lũng Đoòng, Rừng Gáo, Thác gió, đỉnh núi U Bị, Rừng Bách xanh,... nhưng vẫn chưa được đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ du khách.

Dịch vụ du lịch ở VQG không chỉ đóng góp phát triển kinh tế cho cộng đồng mà còn là giải pháp hữu hiệu để bảo tồn giá trị di sản, giảm áp lực lên tài nguyên. Trong định hướng phát triển du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương luôn được ưu tiên. Hiện nay đã có khoảng 3.000 người dân vùng đệm tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch, tạo sinh kế, từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương, góp phần giảm áp lực đối với cơng tác quản lý và bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng [1].

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ĐỊA DI SẢN MỘT SỐ HANG ĐỘNG THUỘC KHU VỰC PHONG NHA – KẺ BÀNG

3.1. Thống kê, phân loại giá trị địa di sản một số hang động theo Khung địa di sản toàn cầu sản toàn cầu

Luận văn lựa chọn 3 hang động ở khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng để nghiên cứu gồm động Thiên Đường (đại diện cho hang khơ cịn hoạt động), động Tiên Sơn (đại diện cho hang hóa thạch) và động Phong Nha (đại diện cho hang sông). Theo hệ thống phân loại các kiểu Địa di sản được công nhận trên Thế giới của UNESCO (2005), 3 điểm địa di sản nghiên cứu đều thuộc kiểu địa di sản hang động và địa hình karst.

a. Động Phong Nha

Động Phong Nha nằm trong địa bàn xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 50 km về phía Tây Bắc. Đây là một hang sơng dài 7,729 m, xếp thứ 4 ở Việt Nam theo chiều dài của động, đã được biết đến từ xa xưa và được khai thác du lịch từ hàng chục năm nay. Để tiếp cận du khách cần phải ngồi thuyển xuôi theo dịng sơng Son thơ mộng đến với cửa động rộng 20 - 25 m, cao khoảng 10 m. Tiến vào sâu bên trong du khách như choáng ngợp trước khung cảnh lung linh huyền ảo của các khối, thành tạo nhũ hai bên lối đi, lúc thì giống như nhưng viên kem ngọt ngào đang tan chảy, khi lại giống như những bức tranh thủy mặc lấp lánh ánh đèn phản chiếu dưới dịng sơng. Có thể nói một trong những đặc điểm khiến cho du khách càng ấn tượng với động Phong Nha ngoài các thành tạo nhũ chính là dịng sơng này khơng chỉ giúp cung cấp nguồn nước ngầm mà cịn hình thành nên các bãi cát, bãi đá ngầm rộng và đẹp (hình 3.1). Cảnh quan rung động lịng người xứng đáng với danh xưng “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Trong động cũng có một số nhánh hang hóa thạch, khơng cịn liên hệ với mực xâm thực cơ sở, có rất nhiều thành tạo nhũ phát triển đa dạng. Ngồi ra, ở cửa động có xuất hiện hóa thạch San hơ bốn tia, San hô vách đáy, Tay cuộn và Trùng lỗ trên nền đá vơi của hệ tầng Phong Nha có đặc điểm màu xám, phân lớp vừa và dày. Tuy hàng năm đều đón tiếp hàng nghìn lượt khách tham quan song nơi đây vẫn gần như giữ được nét hoang sơ, lộng lẫy và là một trong những hang sông đẹp tiêu biểu nhất ở nước ta. Động Phong Nha cịn được Hiệp hội Hồng gia Anh bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với 7 tiêu chí: Hang có con sơng ngầm đẹp nhất; Có cửa hang cao và rộng; Có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp; Có hồ nước ngầm đẹp; Có hang khơ rộng và đẹp; Có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ; Là hang nước dài nhất.

Hình 3.1. Bãi cát ngầm trong động Phong Nha (Ảnh: Nguyễn Quang Anh, 2018) Động Phong Nha là đại diện tiêu biểu nhất cho loại hình hang sơng cịn đang Động Phong Nha là đại diện tiêu biểu nhất cho loại hình hang sơng cịn đang hoạt động mạnh mẽ trong hệ thống hang động ở Phong Nha – Kẻ Bàng dưới tác động liên tục của dịng chảy sơng Son. Trong hang vẫn cịn lưu lại các di tích dịng chảy cho thấy sự thay đổi của mực nước theo thời gian (hình 3.2). Hệ thạch nhũ vẫn đang được ni dưỡng, sinh trưởng do dịng nước ngầm để hình thành nên các khối nhũ đá với kích thước lớn và đa dạng về kiểu như: măng đá dạng trứng chiên, hệ thống nhũ viền, nhũ dịng chảy... (hình 3.4). Các cột đá với kích thước lớn hiếm gặp, trạm trổ như điêu khắc tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ thu hút du khách, tuy nhiên đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng tính dễ bị tổn thương của điểm di sản. Nguyên nhân là do các thành tạo cacbonat có kích thước càng lớn thì càng dễ bị đổ sập và bị tác động của các hoạt động phong hóa. Dịng chảy ngầm hoạt động liên tục khơng chỉ giúp cho q trình bồi đắp và sinh trưởng của thạch nhũ mà cịn có khả năng phá hủy hoặc bào mòn bề mặt nhũ đá. Trên bề mặt tiếp giáp giữa mực nước và nhánh hang hóa thạch là các tầng trầm tích hang động tích lũy dầy và mịn. Khi khách tham quan đi qua sẽ được các nhân viên du lịch dùng chổi quét để làm mịn lại bề mặt của các bãi cát. Trong hang cũng có các hàng rào ngăn cách để tránh du khách tiếp xúc trực tiếp với những khối, cụm thạch nhũ đẹp hiếm gặp, cần phải bảo tồn.

Hình 3.2. Di tích dịng chảy trong động Phong Nha

Hình 3.3. Thành hang bị mọc rêu trong động Phong Nha động Phong Nha

(Ảnh: N.T.N. Hương, 2018)

Bên cạnh đó, tác động của con người hay cụ thể ở đây hoạt động du lịch vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực đối với các đối tượng địa chất – là yếu tố trực tiếp tạo nên giá trị của điểm di sản. Ví dụ, nhiều du thuyền hoạt động cùng lúc có khả năng ảnh hưởng đến dòng chảy (áp lực, mực nước…) khi vào trong hang hoặc càng nhiều khách du lịch thì càng khó khăn trong việc kiểm sốt rác thải cũng như hình thái hoạt động của du khách. Cụ thể, nếu du khách chạm tay có mồ hơi vào các thành tạo nhũ đang hoạt động thì rất có khả năng chúng sẽ ngừng tiếp tục phát triển hoặc làm thay đổi q trình hình thành ban đầu. Ngồi ra, hệ thống đèn chiếu sáng trong hang động cũng là một trong những tác nhân làm phá hủy các yếu tố địa chất. Những nơi có ánh đèn trong hang động thường là mơi trường thích hợp để phát triển một số loại rêu, tảo (hình 3.3). Những thành, tường hang thậm chí là thạch nhũ khi bị mọc rêu sẽ ngừng hoạt động và mất đi vẻ đẹp ban đầu, một số có nguy cơ bị phong hóa hóa học (rêu, tảo có khả năng sản sinh acid ăn mịn bề mặt đá vơi trong q trình sinh trưởng) hoặc phong hóa cơ học (nứt vỡ do rễ cây của lớp phủ thực vật). Đây cũng là một trong những vấn đề mâu thuẫn giữa việc phát triển mở rộng du lịch và bảo tồn các giá trị di sản.

Hình 3.4. Các kiểu thạch nhũ trong động Phong Nha: (a) Khối nhũ “Tóc Tiên” (Ảnh: Tạ Hịa Phương, 2018); (b) Hệ thống nhũ viền (Ảnh: Tạ Hòa Phương, (Ảnh: Tạ Hịa Phương, 2018); (b) Hệ thống nhũ viền (Ảnh: Tạ Hòa Phương, 2018); (c) Măng đá dạng trứng chiên (Ảnh: N.T.N. Hương, 2018); (d) Cột đá có

kích thước khổng lồ (Ảnh: N.T.N. Hương, 2018).

b. Động Tiên Sơn

Cửa động Tiên Sơn ở độ cao khoảng 200 m phía trên trần động Phong Nha, cách động Phong Nha trong khối núi đá vơi Kẻ Bàng chừng 1000 m về phía Tây. Tuy được ví như một cặp “song sinh”, một bên giống như thủy cung còn một bên tựa thiên cung, nhưng thực tế hai động này khơng có sự ăn thơng với nhau. Động Tiên Sơn là một ví dụ điển hình của loại hình hang hóa thạch (hang khơng cịn hoạt động) trong

hệ thống hang động khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng. Nếu như để tham quan động Phong Nha cần phải đi thuyền thì con đường tiếp cận cửa động Tiên Sơn lại quanh co uốn lượn ngang sườn núi. Đứng ngắm từ trên con đường này xuống phía dưới, du khách sẽ thấy được khung cảnh đồng quê yên bình với cánh đồng lúa, nương ngơ, dịng sơng Son uốn mình qua những thơn làng... Phong cảnh trong động Tiên Sơn được so sánh như chốn “bồng lai tiên cảnh” cũng chính vì vậy mà ban đầu khi mới phát hiện được đặt tên là động Tiên. Năm 1999, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khi tiến hành khảo sát đã đo được chiều dài của động là 980,6 m. Trong đó, khi đi hết đoạn đường khoảng 400 m, thì phía dưới là một khe sâu chừng 10 m, dẫn lối xuống động đá ngầm dài hơn 500 m nhưng tăm tối và nguy hiểm, nên chưa đưa vào khai thác du lịch. Hệ thống nhũ đá, các cột đá có kích thước khổng lồ, mn hình vạn trạng, óng ánh sắc màu huyền ảo. Vịm động cao, nổi rõ các đường vân tinh tế, thỉnh thoảng lại thả xuống những chùm nhũ đá như chiếc đèn chùm rực rỡ (hình 3.5). Động Tiên Sơn có nét đặc biệt hơn động Phong Nha là có những phiến đá và cột đá cộng hưởng âm. Khi người ta gõ nhẹ vào thì nó sẽ phát ra những âm thanh vang vọng.

Là một điểm di sản đang được khai thác du lịch nên động Tiên Sơn cũng bị tác động bởi các hoạt động nhân sinh giống với động Phong Nha như hệ thống đèn chiếu sáng, cầu thang gỗ… Bên cạnh đó, là một hang hóa thạch nên động Tiên Sơn cũng có những mặt hạn chế về tiềm năng khai thác sử dụng đăc biệt cho du lịch. Do khơng có nguồn nước ngầm cung cấp nên hệ thạch nhũ trong động khơng cịn hình thành, phát triển dẫn đến việc các nhà thám hiểm hoặc du khách sẽ khó có thể hứng thú tham quan nhiều lần sau đó. Khả năng dễ bị tổn thương của hệ thạch nhũ trong các hang động này cũng cao hơn những hang hoạt động khác do theo thời gian sẽ bị giịn, khơ và dễ vỡ, sau khi bị tác động hoặc phá hủy thì khơng có khả năng phục hổi. Những kiểu thạch nhũ hiếm gặp nếu không được bảo vệ khi mất đi đồng nghĩa với việc giá trị của điểm di sản gần như khơng cịn.

Hình 3.5. Các khối thạch nhũ có kích thước lớn trong động Tiên Sơn (Ảnh: Nguyễn Văn Hướng, 2018) (Ảnh: Nguyễn Văn Hướng, 2018)

c. Động Thiên Đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá giá trị địa di sản một số hang động tiêu biểu trong vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)