Thống kê, phân loại giá trị địa di sản một số hang động theo Khung địa di sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá giá trị địa di sản một số hang động tiêu biểu trong vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 49 - 58)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thống kê, phân loại giá trị địa di sản một số hang động theo Khung địa di sản

sản toàn cầu

Luận văn lựa chọn 3 hang động ở khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng để nghiên cứu gồm động Thiên Đường (đại diện cho hang khơ cịn hoạt động), động Tiên Sơn (đại diện cho hang hóa thạch) và động Phong Nha (đại diện cho hang sông). Theo hệ thống phân loại các kiểu Địa di sản được công nhận trên Thế giới của UNESCO (2005), 3 điểm địa di sản nghiên cứu đều thuộc kiểu địa di sản hang động và địa hình karst.

a. Động Phong Nha

Động Phong Nha nằm trong địa bàn xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 50 km về phía Tây Bắc. Đây là một hang sông dài 7,729 m, xếp thứ 4 ở Việt Nam theo chiều dài của động, đã được biết đến từ xa xưa và được khai thác du lịch từ hàng chục năm nay. Để tiếp cận du khách cần phải ngồi thuyển xuôi theo dịng sơng Son thơ mộng đến với cửa động rộng 20 - 25 m, cao khoảng 10 m. Tiến vào sâu bên trong du khách như choáng ngợp trước khung cảnh lung linh huyền ảo của các khối, thành tạo nhũ hai bên lối đi, lúc thì giống như nhưng viên kem ngọt ngào đang tan chảy, khi lại giống như những bức tranh thủy mặc lấp lánh ánh đèn phản chiếu dưới dịng sơng. Có thể nói một trong những đặc điểm khiến cho du khách càng ấn tượng với động Phong Nha ngồi các thành tạo nhũ chính là dịng sơng này khơng chỉ giúp cung cấp nguồn nước ngầm mà cịn hình thành nên các bãi cát, bãi đá ngầm rộng và đẹp (hình 3.1). Cảnh quan rung động lịng người xứng đáng với danh xưng “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Trong động cũng có một số nhánh hang hóa thạch, khơng cịn liên hệ với mực xâm thực cơ sở, có rất nhiều thành tạo nhũ phát triển đa dạng. Ngồi ra, ở cửa động có xuất hiện hóa thạch San hơ bốn tia, San hô vách đáy, Tay cuộn và Trùng lỗ trên nền đá vôi của hệ tầng Phong Nha có đặc điểm màu xám, phân lớp vừa và dày. Tuy hàng năm đều đón tiếp hàng nghìn lượt khách tham quan song nơi đây vẫn gần như giữ được nét hoang sơ, lộng lẫy và là một trong những hang sông đẹp tiêu biểu nhất ở nước ta. Động Phong Nha cịn được Hiệp hội Hồng gia Anh bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với 7 tiêu chí: Hang có con sơng ngầm đẹp nhất; Có cửa hang cao và rộng; Có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp; Có hồ nước ngầm đẹp; Có hang khơ rộng và đẹp; Có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ; Là hang nước dài nhất.

Hình 3.1. Bãi cát ngầm trong động Phong Nha (Ảnh: Nguyễn Quang Anh, 2018) Động Phong Nha là đại diện tiêu biểu nhất cho loại hình hang sơng còn đang Động Phong Nha là đại diện tiêu biểu nhất cho loại hình hang sơng cịn đang hoạt động mạnh mẽ trong hệ thống hang động ở Phong Nha – Kẻ Bàng dưới tác động liên tục của dịng chảy sơng Son. Trong hang vẫn cịn lưu lại các di tích dịng chảy cho thấy sự thay đổi của mực nước theo thời gian (hình 3.2). Hệ thạch nhũ vẫn đang được nuôi dưỡng, sinh trưởng do dịng nước ngầm để hình thành nên các khối nhũ đá với kích thước lớn và đa dạng về kiểu như: măng đá dạng trứng chiên, hệ thống nhũ viền, nhũ dịng chảy... (hình 3.4). Các cột đá với kích thước lớn hiếm gặp, trạm trổ như điêu khắc tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ thu hút du khách, tuy nhiên đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng tính dễ bị tổn thương của điểm di sản. Nguyên nhân là do các thành tạo cacbonat có kích thước càng lớn thì càng dễ bị đổ sập và bị tác động của các hoạt động phong hóa. Dịng chảy ngầm hoạt động liên tục không chỉ giúp cho quá trình bồi đắp và sinh trưởng của thạch nhũ mà cịn có khả năng phá hủy hoặc bào mòn bề mặt nhũ đá. Trên bề mặt tiếp giáp giữa mực nước và nhánh hang hóa thạch là các tầng trầm tích hang động tích lũy dầy và mịn. Khi khách tham quan đi qua sẽ được các nhân viên du lịch dùng chổi quét để làm mịn lại bề mặt của các bãi cát. Trong hang cũng có các hàng rào ngăn cách để tránh du khách tiếp xúc trực tiếp với những khối, cụm thạch nhũ đẹp hiếm gặp, cần phải bảo tồn.

Hình 3.2. Di tích dịng chảy trong động Phong Nha

Hình 3.3. Thành hang bị mọc rêu trong động Phong Nha động Phong Nha

(Ảnh: N.T.N. Hương, 2018)

Bên cạnh đó, tác động của con người hay cụ thể ở đây hoạt động du lịch vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực đối với các đối tượng địa chất – là yếu tố trực tiếp tạo nên giá trị của điểm di sản. Ví dụ, nhiều du thuyền hoạt động cùng lúc có khả năng ảnh hưởng đến dịng chảy (áp lực, mực nước…) khi vào trong hang hoặc càng nhiều khách du lịch thì càng khó khăn trong việc kiểm sốt rác thải cũng như hình thái hoạt động của du khách. Cụ thể, nếu du khách chạm tay có mồ hơi vào các thành tạo nhũ đang hoạt động thì rất có khả năng chúng sẽ ngừng tiếp tục phát triển hoặc làm thay đổi quá trình hình thành ban đầu. Ngoài ra, hệ thống đèn chiếu sáng trong hang động cũng là một trong những tác nhân làm phá hủy các yếu tố địa chất. Những nơi có ánh đèn trong hang động thường là mơi trường thích hợp để phát triển một số loại rêu, tảo (hình 3.3). Những thành, tường hang thậm chí là thạch nhũ khi bị mọc rêu sẽ ngừng hoạt động và mất đi vẻ đẹp ban đầu, một số có nguy cơ bị phong hóa hóa học (rêu, tảo có khả năng sản sinh acid ăn mịn bề mặt đá vơi trong q trình sinh trưởng) hoặc phong hóa cơ học (nứt vỡ do rễ cây của lớp phủ thực vật). Đây cũng là một trong những vấn đề mâu thuẫn giữa việc phát triển mở rộng du lịch và bảo tồn các giá trị di sản.

Hình 3.4. Các kiểu thạch nhũ trong động Phong Nha: (a) Khối nhũ “Tóc Tiên” (Ảnh: Tạ Hịa Phương, 2018); (b) Hệ thống nhũ viền (Ảnh: Tạ Hòa Phương, (Ảnh: Tạ Hịa Phương, 2018); (b) Hệ thống nhũ viền (Ảnh: Tạ Hòa Phương, 2018); (c) Măng đá dạng trứng chiên (Ảnh: N.T.N. Hương, 2018); (d) Cột đá có

kích thước khổng lồ (Ảnh: N.T.N. Hương, 2018).

b. Động Tiên Sơn

Cửa động Tiên Sơn ở độ cao khoảng 200 m phía trên trần động Phong Nha, cách động Phong Nha trong khối núi đá vơi Kẻ Bàng chừng 1000 m về phía Tây. Tuy được ví như một cặp “song sinh”, một bên giống như thủy cung còn một bên tựa thiên cung, nhưng thực tế hai động này khơng có sự ăn thơng với nhau. Động Tiên Sơn là một ví dụ điển hình của loại hình hang hóa thạch (hang khơng cịn hoạt động) trong

hệ thống hang động khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng. Nếu như để tham quan động Phong Nha cần phải đi thuyền thì con đường tiếp cận cửa động Tiên Sơn lại quanh co uốn lượn ngang sườn núi. Đứng ngắm từ trên con đường này xuống phía dưới, du khách sẽ thấy được khung cảnh đồng quê yên bình với cánh đồng lúa, nương ngơ, dịng sơng Son uốn mình qua những thơn làng... Phong cảnh trong động Tiên Sơn được so sánh như chốn “bồng lai tiên cảnh” cũng chính vì vậy mà ban đầu khi mới phát hiện được đặt tên là động Tiên. Năm 1999, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khi tiến hành khảo sát đã đo được chiều dài của động là 980,6 m. Trong đó, khi đi hết đoạn đường khoảng 400 m, thì phía dưới là một khe sâu chừng 10 m, dẫn lối xuống động đá ngầm dài hơn 500 m nhưng tăm tối và nguy hiểm, nên chưa đưa vào khai thác du lịch. Hệ thống nhũ đá, các cột đá có kích thước khổng lồ, mn hình vạn trạng, óng ánh sắc màu huyền ảo. Vòm động cao, nổi rõ các đường vân tinh tế, thỉnh thoảng lại thả xuống những chùm nhũ đá như chiếc đèn chùm rực rỡ (hình 3.5). Động Tiên Sơn có nét đặc biệt hơn động Phong Nha là có những phiến đá và cột đá cộng hưởng âm. Khi người ta gõ nhẹ vào thì nó sẽ phát ra những âm thanh vang vọng.

Là một điểm di sản đang được khai thác du lịch nên động Tiên Sơn cũng bị tác động bởi các hoạt động nhân sinh giống với động Phong Nha như hệ thống đèn chiếu sáng, cầu thang gỗ… Bên cạnh đó, là một hang hóa thạch nên động Tiên Sơn cũng có những mặt hạn chế về tiềm năng khai thác sử dụng đăc biệt cho du lịch. Do khơng có nguồn nước ngầm cung cấp nên hệ thạch nhũ trong động khơng cịn hình thành, phát triển dẫn đến việc các nhà thám hiểm hoặc du khách sẽ khó có thể hứng thú tham quan nhiều lần sau đó. Khả năng dễ bị tổn thương của hệ thạch nhũ trong các hang động này cũng cao hơn những hang hoạt động khác do theo thời gian sẽ bị giịn, khơ và dễ vỡ, sau khi bị tác động hoặc phá hủy thì khơng có khả năng phục hổi. Những kiểu thạch nhũ hiếm gặp nếu không được bảo vệ khi mất đi đồng nghĩa với việc giá trị của điểm di sản gần như khơng cịn.

Hình 3.5. Các khối thạch nhũ có kích thước lớn trong động Tiên Sơn (Ảnh: Nguyễn Văn Hướng, 2018) (Ảnh: Nguyễn Văn Hướng, 2018)

c. Động Thiên Đường

Động Thiên Đường cũng nằm trong địa bàn xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, do Howard Limbert và cộng sự phát hiện năm 1992. Đây là một nhánh khơ dài 3,5 km của hang Vịm - một hang sơng có chiều dài 15,31 km, xếp thứ 343 trên thế giới về độ dài hang động karst. Động được chia thành nhiều cung, mỗi cung có tên gọi riêng theo khơng gian và cách bài trí thạch nhũ của tự nhiên: cung Giao Trì, cung Quảng Hàn, cung Quần Tiên Hội Tụ, cung Đại Thánh Đường và cuối cùng là cung tái hiện Lịch sử đất trời vạn vật, với Thiên Trụ, Núi Đôi và Bầu Sữa Mẹ - nguồn sống của nhân loại [6]. Trong quá trình khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động các nhà khoa học thám hiểm và du khách đều choáng ngợp trước vẻ đẹp độc đáo, lộng lẫy, mn hình vạn trạng của các thành tạo nhũ từ nhỏ bé tinh tế cho đến diễm lệ rực rỡ. Hệ thạch nhũ của động Thiên Đường được đánh giá là đẹp tráng lệ và phong phú đa dạng bậc nhất trong hệ thống hang động karst không chỉ trong khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng mà còn trong phạm vi danh sách những hang động đẹp nhất trên Thế giới. Do là một nhánh của hang sơng có dịng chảy ngầm nên các thành tạo nhũ vẫn đang hoạt động, phát triển. Các kiểu thạch nhũ đã được phát hiện trên Thế giới gần như đều có thể được tìm thấy ở nơi đây bao gồm: Nhũ rối, nhũ viền, tháp nhũ, nhũ ống, măng đá chạm trổ, măng đá dạng trứng chiên, nhũ dòng chảy dạng riềm phủ,… (hình 3.6, 3.7). Hệ thạch nhũ khơng chỉ đa dạng, hiếm gặp về loại hình

mà cịn về kích thước các khối nhũ lớn tuyệt đẹp khơng phải nơi nào cũng có. Về cơ bản, nhũ đá trong động Thiên Đường được thành tạo chủ yếu từ hai loại khống vật chính là calcit và aragonit. Loại nhũ dịng chảy tràn hình thành trên nền tảng những măng đá lớn nhỏ, tạo nên các khung hình phong phú, là nơi thích hợp để du khách tự mình cảm nhận và phát huy trí tưởng tượng về những phong cảnh, những nhân vật và nền văn hóa khác nhau như: Thác Liên Hoa, thác Thiên Hà, “Bát Tiên hội tụ”, biểu tượng “Nhà rơng Tây Ngun”,… Bên cạnh đó, cũng giống như trong động Phong Nha các khối nhũ càng lớn thì có nguy cơ bị đổ sập. Khối “Thỏ Ngọc” là một ví dụ điển hình của những thành tạo nhũ rất đẹp được hình thành bởi hai thế hệ thạch nhũ tiếp nối. Khối nhũ ban đầu đã bị sập đổ, và trên thân nhũ bị xô nghiêng ấy đã mọc lên những măng đá của thế hệ mới, hình thành nên đầu và tai của chú thỏ ngọc (hình 3.9).

Trong khoảng gần 1 km hang động đang được khai thác du lịch có lắp đặt hệ thống cầu thang, cầu gỗ và đèn điện mang lại sự thuận tiện trong di chuyển và chiêm ngưỡng các cảnh quan ngoạn mục trong hang. Ánh đèn điện không chỉ giúp trong việc quan sát mà cịn mang lại khơng khí sang trọng và vẻ đẹp lung linh huyền ảo hơn cho các khối thạch nhũ. Tuy nhiên đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến các đối tượng địa chất như đã phân tích trong động Phong Nha. Hệ thống cầu thang gỗ cũng có khả năng che chắn hoặc làm thay đổi quá trình hình thành ban đầu của các khối thạch nhũ đang phát triển. Ví dụ, măng đá đang phát triển nhờ dịng nước có chứa Ca(HCO3)2 ở dạng hòa tan trên trần hang, khi bị cầu thang gỗ bắc qua che mất dòng nước dẫn đến măng đá sẽ ngừng hoạt động. Còn một điểm đáng tiếc đối với du khách khi không thể chiêm ngưỡng đoạn tiếp theo gần 3 km của động còn rất nhiều loại thạch nhũ và những vẻ đẹp tiềm ẩn khác do chưa được đưa vào khai thác du lịch. Trong số đó, tiêu biểu phải kể đến là ngọc động Thiên Đường và Cây măng đá ‘Linga Việt Nam’. Nổi trội hơn so với ngọc động tại những hang động karst khác, ổ ngọc động trong động Thiên Đường gồm những viên thuộc loại to nhất đã được phát hiện, có những viên nặng đến 2-3 kg. Cịn khối măng đá được mệnh danh là ‘Linga Việt Nam’ thì hiện diện ở cuối động Thiên Đường, bên rìa của một hố sập sâu gần 200 m của hang Vòm, nơi ánh sáng mặt trời có thể rọi xuống đáy [6]. Ngồi những đặc điểm địa chất địa hình độc đáo này, động Thiên Đường cũng là nơi đầu tiên phát hiện ra loài bọ cạp mới chưa từng thấy trên thế giới và được cơng bố chính thức trên Tạp chí quốc tế Comptes Rendus Biologies năm 2012 [33]. Với tất cả các đặc điểm nổi bật về cả địa chất và sinh học, động Thiên Đường luôn là điểm du lịch hàng năm thu hút được rất nhiều sự chú ý của du khách trong và ngoài nước.

Hình 3.6. Các kiểu thạch nhũ trong động Thiên Đường: (a) Tháp Liên Hoa (Ảnh: N.T.N. Hương, 2018) ; (b) Cụm măng đá trạm trổ “Bát tiên hội tụ” (Ảnh: Tạ Hòa N.T.N. Hương, 2018) ; (b) Cụm măng đá trạm trổ “Bát tiên hội tụ” (Ảnh: Tạ Hòa

Phương, 2018), (c) Biểu tượng “nhà rông Tây Nguyên” (Ảnh: N.T.N. Hương, 2018); (d) Ngọc động Thiên Đường (Ảnh: Tạ Hòa Phương, 2018).

Hình 3.7. Các kiểu thạch nhũ trong động Thiên Đường (tiếp); (a) Măng đá dạng trứng chiên; (b) Nhũ rối; (c) Hệ thống nhũ viền (d) Nhũ dịng chảy hình thành nên

Hình 3.8. Thác Thiên Hà trong động Thiên Đường Thiên Đường

Hình 3.9. Khối nhũ “Thỏ Ngọc” trong động Thiên Đường động Thiên Đường

(Ảnh: N.T.N. Hương, 2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá giá trị địa di sản một số hang động tiêu biểu trong vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)