2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoang mạc hoá tỉnh Bình Thuận
2.2.4. Tác động của yếu tố hải văn vùng biển ven bờ
Vùng biển ven bờ của huyện Bình Thuận của Bình Thuận có thềm lục địa rộng hơn, đường đẳng sâu 20 m cách bờ biển Bình Thuận khoảng 500 – 600 m và đường đẳng sâu 50 m ăn ra rất xa, trùm ra ngồi huyện đảo Phú Q, tức là ra xa bờ đến 45– 50 km.
Vùng biển khu vực chịu sự chi phối của 2 mùa gió ĐB và TN. Mùa đơng, gió ĐB chiếm ưu thế cả về cường độ lẫn tần suất; tần suất có thể chiếm tới 60% và tốc độ đạt tới 15 m/s. Mùa hè chế độ gió lại có tính chất hỗn hợp của gió mùa TN và
gió lục địa với hướng gió chủ đạo là TN. Chế độ sóngở đây chịuảnh hưởng lớn của 2 mùa gió ĐB và TN. Sóng ĐB có tần suất khoảng 40%. Trong mùa hè có sóng Tây và TN chiếm 60%.
Thủy triều ở vùng biển khu vực mang tính chất triều hỗn hợp và có chế độ triều thiên và nhật triều không đều, số ngày nhật triều trong tháng chiếm khoảng 18 - 22 ngày. Trong thời gian triều cường biên độ triều dao động trong khoảng 1,2 - 1,6 m và trong thời gian triều kém biên độ triều dao động trong khoảng 0,5 - 0,8 m.
So sánh với đặc trưng nhiệt độ giữa phần nước ven bờ và trên bờ cho thấy nhiệt độ trung bình năm là tương đồng, nhưng ba tháng mùa đông nhiệt độ nước biển cao hơn trên bờ, sẽ tạo lên sự trao đổi nhiệt từ vùng ven biển ra biển, chứ không phải là từ biển vào lục địa, đây lại là những tháng mùa mưa, do vậy yếu tố này làm giảm lượng mưa vào lục địa. Các tháng khác nhiệt độ nước biển và nhiệt độ khơng khí trên lục địa đều cao hơn 250C, và nhiệt độ nước biển cao hơn trên lục nên rất khó có sự trao đổi ẩm giữa biển vào vùng ven bờ, có lẽ cơ chế này đã làm cho vùng ven biển Bình Thuận khó có thể nhận được lượng ẩm. Lượng ẩm chỉ có được khi có nhiễu động của rãnh thấp, hoặc do ảnh hưởng của bão, mà bão lại rất ít ảnh hưởng vào khu vực.