3.2.2.4. Chỉ số chất lượng quản lý tài nguyên nước
Chỉ số chất lượng quản lý tài nguyên nước được xác định trên cơ sở 3 chỉ số: chỉ số chất lượng mật độ sông suối, chỉ số chất lượng mức độ chứa nước ngầm, chỉ số chất lượng vùng tưới tiêu.
3.2.1.4.1. Xác định chỉ số chất lượng mật độ sông suối
Chỉ số chất lượng mật độ sông suối được xác định trên cơ sở tỷ lệ giữa tổng chiều dài sông suối (km) trong một đơn vị hành chính huyện và tổng diện tích của huyện [27]. Đối với mật độ sơng suối cao sẽ cung cấp được lượng nước cho các đối tượng bề mặt đất nên sẽ khơng hoặc ít bị ảnh hưởng bởi nguy cơ HMH, mật độ sông suối thấp sẽ chỉ cung cấp một lượng nước nhất định nên sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi nguy cơ HMH. Ngưỡng giá trị được đánh giá từ 1 đến 2 (với 1: mật độ sơng suối cao– khơng hoặc ít bị ảnh hưởng bởi nguy cơ HMH và 2: mật độ sông suối thấp - bị ảnh hưởng nhiều bởi nguy cơ HMH).
Bảng 3.15. Phân lớp và trọng số của chỉsốchất lượngmật độ sông suối
Lớp Mơtả Đơn vị hành chính
Mật độ sơng suối
(km/km2) Trọng số
1 Rất cao Đức Linh, TX. La Gi >0,6 1
2 Cao Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc 0,5-0,6 1,25
3 Trung bình Tánh Ninh, Hàm Thuận Nam 0,45-0,5 1,5
4 Thấp Bắc Bình, Tuy Phong 0,4-0,45 1,75
5 Rất thấp TP. Phan Thiết <0.4 2
Bản đồ hiệntrạng chất lượng mật độ sông suối tỉnh Bình Thuận (xem phụ lục 2.9).
3.2.1.4.2. Xác định chỉ số chất lượng mức độ chứa nước ngầm
Mức độ chứa nước ngầm được xác định từ các thành phần đối tượng trong bản đồ địa chất thủy văn (xem phụ lục 1.2). Tầng địa chất nào chứa mức độ nước càng nhiều thì khả năng cung cấp nước cho cây trồng và các đối tượng khác càng cao nên sẽ khơng hoặc ít bị ảnh hưởng bởi nguy cơ HMH và ngược lại, tầng địa chất chứa ít nước thì khả năng cung cấp nước cho cây trồng kém nên sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi nguy cơ HMH. Ngưỡng giá trị được đánh giá từ 1 đến 2 (với 1: mức độ chứa nước ngầm cao– khơng hoặc ít bị ảnh hưởng bởi nguy cơ HMH và 2: mức độ chứa nước ngầm thấp - bị ảnh hưởng nhiều bởi nguy cơ HMH):
Bảng 3.16.Phân lớp và trọng số của chỉsốchất lượng mức độ chứa nước ngầm
Lớp Mô tả Trọng số 1 Rất cao 1 2 Cao 1,25 3 Trung bình 1,5 4 Thấp 1,75 5 Rất thấp 2
Bản đồ hiệntrạng chất lượng mức độ chứa nước ngầm Bình Thuận (xem phụ lục 2.10)
3.2.1.4.3. Xác định chỉ số chất lượng vùng tưới tiêu
Chỉ số chất lượng vùng tưới tiêu được xác định trên cơ sở bản đồ thủy lợi (xem phụ lục 2.11). Các vùng được tưới tiêu thì khả năng khơng bị hoặc ít bị ảnh hưởng của hoang mạc hóa, các vùng cịn lại chưa được tưới tiêu thì nguy cơ hoang mạc hóa sẽ cao.Vùng được tưới tiêu sẽ được đánh giá trị trọng số là 1 và vùng chưa được tưới tiêu sẽ được đánh giá trị trọng số là 2.
Bảng 3.17. Phân lớp và trọng số của chỉsốchất lượng vùng tưới tiêu
Lớp Mô tả Trọng số
1Vùng được tưới 1
2Vùng chưa được tưới 2
Bản đồ hiệntrạng chất lượng vùng tưới tiêu tỉnh Bình Thuận (xem phụ lục 2.12)
3.2.1.4.4. Xác định chỉ số chất lượng quản lý tài nguyên nước
Chỉ số chất lượng quản lý nguồn tài nguyên nước, liên quan đến các thông tin về hệ thốngcấp nước tưới tiêu, sử dụng nước ngầm và mức độ cung cấp nước theo các khu vực và lưu vực sông [49, 51].
MWQI = ([Mật độ sông suối] * [Mức độ chứa nước ngầm] * [Vùng được tưới])1/3.
Phân lớp của chỉ số chất lượng quản lý nguồn tài nguyên nước [48, 50] được chia làm bốn lớp: tốt, trung bình, yếu và rất yếu. Tương ứng với phân lớp là giá trị trọng số được đánh giá lần lượt là: < 1,2; 1,2-1,4; 1,4-1,6 và >1,6 (< 1,2 – khơng hoặc ít bị ảnh hưởng bởi nguy cơ HMH và >1,6 – bị ảnh hưởng nhiều bởi nguy cơ HMH).
Bảng 3.18. Phân lớp và trọng số của chỉsốchất lượng quản lý tài nguyên nước
Lớp Mô tả Ngưỡng giá trị
1 Tốt <1,2
2 Trung bình 1,2-1,4
3 Yếu 1,4-1,6