vực xã Phong Phú– Tuy Phong [16]
Hình 2.3. Bề mặt pedimen chân núi Maviec chuyển tiếp xuống bề mặt tích
tụ cát đỏ hệ tầng Phan Thiết [16] Có thể thấy rằng sự phát triển hình thái sườn 4 yếu tố, các thành tạo pedimen, pediplen và cảnh quan núi đảo phân bố rộng rãi cũng nh ư quá trình tạo hình tháiđịa hình diễn ra mạnh mẽ là nét đặc trưng riêng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa địa hình và chế độ khí hậu bán khơ hạn khu vực tỉnh Bình Thuận và tạo nên loại hình hoang mạc đất cằn.
2. Q trình tích tụ và các dạng địa hìnhđặ c trưng
Ở Bình Thuận, phổ biến hơn cả là q trình tích tụ do các hoạt động của biển, sơng - biển và sơng; trong đó các dạng địa hình đặc trưng liên quan chủ yếu tới tích tụ biển.
a. Dạng địa hình tích tụ cát đỏ
Có thể thấy khơng đâu như dải ven biển Bình Thuận tồn tại những đồi cát đỏ khổng lồ, phân bố thành từng khối từ Tuy Phong đến Hàm Tân, được gọi là “Cao nguyên cát đỏ” hay“Đụn cát cổ”.
1 2
1 2
Khối cát đỏ lớn nhất ở Nam Lương Sơn có dạng “hình thoi” dài 50km,
ngang 20km, cao 100- 200m. Chúng là các thành tạo do gió được tái tích tụ từ trầm tích cát đỏ có nguồn gốc biển. Hiện nay các đụn cát này đãđược cố kết và phủ bởi rừng thưa.
Khối cát đỏ sân bay Phan Thiết cũng có hình thái tương tự như khối cát đỏ Lương Sơn nhưng kích thước nhỏ hơn. Riêng khối cát đỏ Hàm Tân có độ cao và kích thước nhỏ, chỉ cao khoảng 60 - 80m. Có thể thấy rằng q trình tích tụ tạo nên một khối lượng cát đỏ khổng lồ trong khu vực nghiên cứu thuộc loại “độc nhất vô
nhị ở nước ta” liên quan đến vùng thềm lục địa rộng l ớn và nơng thoải phía ĐN Phan Thiết, thuận lợi cho q trình tích tụ cát từ lục địa đưa ra (Đinh Ngọc Lựu, Lê Đức An, 1978) [28]. Sự tồn tại các khối cát đỏ cao như hiện nay là kết quả của nâng tân kiến tạo đới bờ diễn ra từ cuối Q13 cho đến tận ngày nay. Các hoạt động tạo địa hình do gió và xâm thực, mài mòn chỉ phát triển từ khi các khối cát đỏ này bắt đầu được nâng lên.
Sở dĩ địa hình cátđỏ cịn được bảo tồn tốt dưới dạng cao nguyên chính là do điều kiện khí hậu bán khơ hạn ở đây đã tạo ra m ạng lưới dòng chảy kém phát triển nên quá trình xâm thực phá hủy bề mặt ở các khối cát đỏ diễn ra yếu.
b. Dạng địa hình thềm biển tích tụ cát, vơi, san hơ
Thềm tích tụ cát, vơi, san hô cũng là dạng địa hình đặc trưng của khu vực nghiên cứu mà trên suốt đới bờ dải ven biển Việt Nam khơng nơi nào có. Ngay cả trong dải ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận nói chung thì thềm tích tụ cát, vơi, san hơ cũng chỉ gặp dọc theo đới ven bờ của Ninh Thuận và một phần đoạn bờ phía Bắc của Bình Thuận (từ Tuy Phong vào đến Phan Rí).
Tại khu vực Phước Thể, Chí Cơng (Tuy Phong), trầm tích cấu tạo thềm là cát sạn, cát chứa Mollusca và san hô màu xám, dính kết chặt, dày 10 -20m nhân dân quen gọi là “đá quánh” và khai thác làm vật liệu xây dựng không nung rất tốt. Kết quả điều tra cho thấy “đá quánh” chỉ phân bố ở vùng cửa sông ven biển, một sản phẩm đặc trưng ở vùng khô hạn giàu kiềm.
Như vậy có thể thấy rằng môi trường địa chất với sự phong phú của các thành tạo san hô, cát sinh vật, nước ngầm giàu kiềm trong điều kiện khí hậu khơ hạn và chế độ nâng kiến tạo điều hồ đã hình thành nên những thềm biển tích tụ cát vơi san hơ và bảo tồn chúng qua thời gian là nét đặc trưng riêng của vùng nghiên cứu và chúng tạo nên loại hình hoang mạc mặn kiềm.
c. Dạng địa hình do gió
Dải ven biển đồng bằng Bình Thuận tập trung một khối lượng lớn các thành tạo cát biển có tuổi từ Pleistocen đến Holocen phân bố trên suốt chiều dài 192 km. Là khu vực có chế độ khí hậu bán khơ hạn, thực vật không phát triển, chỉ có các trảng cây bụi thưa thớt, gió thổi quanh năm. Có thể nói đây là những tiền đề quan trọng khiến cho hoạt động địa chất do gió phát huy tác dụng, tạo nên nhiều dạng địa hình rất đa dạng đặc trưng của vùng nghiên cứu.
Tại khu vực ven biển Tuy Phong, hoạt động do gió và hình thái các cồn cát hiện đại thể hiện điển hình của vùng có chế độ khí hậu bán khơ hạn ven biển của Việt Nam. Có thể nói chỉ ở nơi đây mới thấy xuất hiện các cồn cát backhan phân bố dọc theo ven biển. Chúng là các cồn cát đơn lẻ sắp xếp thành dãy giống như hàng ghế kéo dài theo hướng gió từ nguồn cung cấp cát. Về hình thái, các cồn backhan dài 50- 70m, rộng 10-12m, cao 8-10m, sườn đón gió thoải nhỏ hơn 200, sườn khuất gió ngắn và dốc hơn tới 300, hướng 2 cặp sừng ngắn đối xứng theo cùng chiều gió thổi thể hiện chịu tác động của hướng gió khơng đổi.
Hình 2.4. Vai trị của lớp phủ thực vật trong việc tạo ra các đụn cát sơ sinh ban đầu tại
ven biển Tuy Phong - Bình Thuận [16]
Hình 2.5. Dãy cồn cát hình dạng Backhan được hình thành do gió ven
biển Tuy Phong - Bình Thuận [16] 11
Hoạt động thổi mịn do gió đã tạo nên một loạt các trũng giữa cồn với kích thước khác nhau. Đặc trưng nhất là các trũng trên các khối cát đỏ khu vực Lương Sơn, thường có kích thước lớn tới vài km2. Các dạng địa hình hoạt động gặm mịn do gió trong khu vực nghiên cứu thể hiện không rõ nét.
Theo kết quả nghiên cứu và dự báo của Nguyễn Đình Hịe [19 ] cho thấy tốc độ di chuyển của các cồn cát tại Mũi Né, Hàm Tân đạt 3,3m/năm. Ngoài ra hoạt động do gió cịn là m cát bay, cát lấp vào đồng ruộng, bàu nước ngọt, mương máng thuỷ lợi gây ảnh hưởng tới hoạt động dân sinh. Chỉ tính trong vịng 45 năm (1954- 1999), hiện tượng cát bay, cát chảy, xói lở do mưa, gió và canh tác của nhân dân đã làm thu hẹp 0,16 ha/năm diện tích hồ Bàu Trắng và trong thời gian 50 năm (1949- 1999) đã làm giảm độ sâu hồ 0,6-0,7m/năm (Phạm Văn Thanh, Bùi Hữu Việt, 2000) [36]. Kết quả nghiên cứu và tính tốn của Nguyễn Văn Cư và nnk [9] cho biết: hiện nay diện tích hoang mạc cát do gió phân bố dọc ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận ước tính 65.870 ha chiếm khoảng 5,7% diện tích của 2 tỉnh.
Các kết quả nghiên cứu hoạt động địa chất của gió và các dạng địa hình do gió tạo thành, đặc biệt là các cồn cát backhan là những minh chứng rõ nétđối với vùng nghiên cứu có nguồn cung cấp cát khá dồi dào và chế độ khí hậu bán khơ hạn.
3. Quá trình xâm thực
Quá trình xâm thực liên quan chủ yếu đến hoạt động của dòng chảy tạm thời diễn ra phổ biến trên các bề mặt thành tạo cát đỏ khu vực Hàm Tân, Tuy Phong, Lương Sơn, sân bay Phan Thiết. Độ chênh cao địa hình chính là yếu tố quyết định đến năng lượng gradient của các dòng chảy tạm thời trong quá trình phá huỷ xâm thực khe rãnh. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Phương và nnk [30] cho biết tốc độ xâm thực giật lùi hiện tại của các khe rãnh, mương xói tại đồi cát đỏ sân bay Phan Thiết đạt 4-10m/năm. Quá trình xâm thực phát triển mạnh mẽ trên các khối cát đỏ còn chịu ảnh hưởng bởi sự khai phá đất đai, tàn phá lớp phủ thực vật của con người. Ngoài các khối cát đỏ, hoạt động xâm thực tạo khe rãnh còn diễn ra trên bề mặt đồng bằng có nguồn gốc bóc mịn và tích tụ. Ở khu vực Hàm Liêm, trên bề mặt
đồng bằng tích tụ nguồn gốc sơng - biển, hoạt động nhân sinh như khai phá đất đai, canh tác, các hoạt động đi lại của xe súc vật kéo tạo thành những rãnh nhỏ. Khi mùa mưa đến hoạt động dòng chảy mặt làm xói mịnđất, đồng thời tập trung vào các khe rãnh, kht sâu tạo các mương xói có kích thước 2-5m, kéo dài hàng chục mét.
4. Quá trình rửa trơi và xói ngầm
Q trình rửa trơi gặp phổ biến trên các bề mặt địa hìnhđồi, đồng bằng, trên các dạng địa hình thành tạo cát ven biển. Đặc biệt trên các bề mặt sườn các dãy núi, khối núi sót ở vùng khô hạn Cà Ná, Vĩnh Hảo, Phong Phú (Tuy Phong). Vào mùa mưa hoạt động của dòng tạm thời đã mang các vật liệu hạt mịn (sản phẩm của quá trình phong hố cơ học) xuống dưới chân sườn tích tụ lại thành các vạt gấu tích tụ eluvi- deluvi và để lại các vật liệu hạt thô trên sườn với các tảng lăn. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra hoang m ạc đá dưới dạng “Cơrưm” nhiệt đới điển hình trong vùng khí hậu bán khơ hạn.
Ngồi các q trình trên, các ảnh hưởng gián tiếp bởi hoạt động của con người đến địa hình cịn thể hiện thông qua các hoạt động chặt phá rừng, khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác… đã làm tăng q trình xói mịn đất, nhiễm mặn kiềm và giảm khả năng điều tiết lũ và càng làm gia tăng quá trình HMH.
2.2.2. Tác động của yếu tố tài nguyên nước dưới đất
Nước dưới đất của Bình Thuận tồn tại trong hai hệ thống chứa nước khác nhau là các tầng chứa nước lỗ hổng và các tầng chứa nước khe nứt.
Các tầng chứa nước lỗ hổng là các trầm tích bở rời, hình thành nên các tầng
chứa nước có tuổi từ Holocen đến Pleistocen. Tiềm năng nước dưới đất của tầng này thuộc loại nghèo nước.
2.2.3. Tác động của yếu tốtai biến thiên nhiên đến nguồn nước Bình Thuận
1. Vấn đề thiếu nước trong mùa khô hạn
Theo tài liệu KTTV tại khu vực, từ năm 1990 trở lại đây hầu như năm nào cũng có hạn với các mức độ khác nhau và xu thế hạn hán ngày càng nhiều hơn. Hạn nặng và
hạn vừa vào các vụ mùa ngày càng nhiều và gay gắt hơn, chu kỳ hạn từ 7 đến 10 năm. Chu kỳ hạn vụ đông xuân không ổn định, chu kỳ hạn (5 - 7) năm. Việc cạn kiệt nhanh nguồn nước trên sông làm tăng xâm nhập mặn vào sông, gây thiếu nước sử dụng rất nghiêm trọng cả vùng thượng du sông lẫn đồng bằng ven biển.
2. Úng ngập trong mùa mưa lũ
Ngập lụt do lũ lớn trên sông là do dải đồng bằng nhỏ gắn liền với cửa sông và bị phân chia mạnh bởi các dãy núi đâm ngang ra sát biển. Với độ dốc địa hình lớn do các dãy núi cao, gò đồi nối tiếp nhau chạy sát ra tới biển và bị dãy cồn cát ven biển có độ cao từ 30 - 100 m chắn ngang nên vùng đồng bằng trũng hơn hẳn so với địa hình xung quanh. Các sơng suối trong vùng đều chảy thẳng từ vùng núi xuống vùng đồng bằng, nên khả năng tập trung dịng chảy trên sơng rất lớn gây úng ngập trầm trọng đối với vùng đồng bằng. Thêm vào đó hệ thống đường giao thơng và các hệ thống kênh mương chia cắt đồng bằng gây cản trở việc thốt lũ ra biển.
Qua tình hình ngập lụt trong các trận lũ lớn trong 20 năm trở lại đây của vùng đồng bằng cho thấy hình thái ngập lụt ở khu vực này do nước lũ tràn bờ và mưa nội đồng, đồng bằng các lưu vực sông nhỏ hẹp sát biển và các lưu vực sông cũng thường nhỏ nên khi xuất hiện mưa lớn do các nhiễu động thời tiết trên diện rộng thì lũ xảy ra đồng thời và lượng nước lũ trên thượng nguồn cộng với mưa lớn nội đồng gây ngập lụt nghiêm trọng vùng đồng bằng. Đây là hình thái gây ngập lụt chủ yếu.
2.2.4. Tác động của yếu tố hải văn vùng biển ven bờ
Vùng biển ven bờ của huyện Bình Thuận của Bình Thuận có thềm lục địa rộng hơn, đường đẳng sâu 20 m cách bờ biển Bình Thuận khoảng 500 – 600 m và đường đẳng sâu 50 m ăn ra rất xa, trùm ra ngoài huyện đảo Phú Quí, tức là ra xa bờ đến 45– 50 km.
Vùng biển khu vực chịu sự chi phối của 2 mùa gió ĐB và TN. Mùa đơng, gió ĐB chiếm ưu thế cả về cường độ lẫn tần suất; tần suất có thể chiếm tới 60% và tốc độ đạt tới 15 m/s. Mùa hè chế độ gió lại có tính chất hỗn hợp của gió mùa TN và
gió lục địa với hướng gió chủ đạo là TN. Chế độ sóngở đây chịuảnh hưởng lớn của 2 mùa gió ĐB và TN. Sóng ĐB có tần suất khoảng 40%. Trong mùa hè có sóng Tây và TN chiếm 60%.
Thủy triều ở vùng biển khu vực mang tính chất triều hỗn hợp và có chế độ triều thiên và nhật triều không đều, số ngày nhật triều trong tháng chiếm khoảng 18 - 22 ngày. Trong thời gian triều cường biên độ triều dao động trong khoảng 1,2 - 1,6 m và trong thời gian triều kém biên độ triều dao động trong khoảng 0,5 - 0,8 m.
So sánh với đặc trưng nhiệt độ giữa phần nước ven bờ và trên bờ cho thấy nhiệt độ trung bình năm là tương đồng, nhưng ba tháng mùa đông nhiệt độ nước biển cao hơn trên bờ, sẽ tạo lên sự trao đổi nhiệt từ vùng ven biển ra biển, chứ không phải là từ biển vào lục địa, đây lại là những tháng mùa mưa, do vậy yếu tố này làm giảm lượng mưa vào lục địa. Các tháng khác nhiệt độ nước biển và nhiệt độ khơng khí trên lục địa đều cao hơn 250C, và nhiệt độ nước biển cao hơn trên lục nên rất khó có sự trao đổi ẩm giữa biển vào vùng ven bờ, có lẽ cơ chế này đã làm cho vùng ven biển Bình Thuận khó có thể nhận được lượng ẩm. Lượng ẩm chỉ có được khi có nhiễu động của rãnh thấp, hoặc do ảnh hưởng của bão, mà bão lại rất ít ảnh hưởng vào khu vực.
2.2.5. Tác động của yếu tố nhân sinh, địa lý tộc người
Vùng Bình Thuận hiện nay có nhiều dân tộc cư trú, song người Chăm ở đây tập trung với mật độ dày nhất ở nước ta. Đồng bào Chăm là bộ phận dân cư có truyền thống canh tác nơng nghiệp. Những di tích lịch sử, văn hố ... đều chứng tỏ người Chăm có những cơng trình thủy lợi từ rất sớm. Hiện nay, các hoạt động nông nghiệp của đồng bào Chăm được thực hiện chủ yếu trên cánh đồng đất bằng. Nhưng vùng cư trú của người Chăm ở Bình Thuận có mơi trường sinh thái khắc nghiệt, cằn cỗi, khơ hạn, ít mưa, nóng bức, thiếu nước kéo dài, động thực vật nghèo nàn. Môi trường sống của các làng Chăm đang có dấu hiệu suy thối nghiêm trọng vì ơ nhiễm, vì các quá trình hiện tượng tự nhiên bất lợi cũng như nền kinh tế nghèo nàn, tập quán còn nhiều bất cập đối với mơi sinh.
Từ những phân tíchở trên có thể nêu nhận định khái quát sau:
- Các phân tích và minh chứng kể trên cho phép đi đến một nhận định rằng: với một nền địa chất phong phú các đá xâm nhập, trầm tích phun trào giàu kiềm, trầm tích cát và san hô ven bờ và chế độ nâng tân kiến tạo điều hoà cùng các các quá trìnhđịa chất, địa mạo và các dạng địa hình đặc trưng trong điều kiện khí hậu khô hạn là những tác nhân và hệ quả tạo ra các loại hình HMH của tỉnh Bình Thuận.
- Cấu trúc địa hình khu vực đã tạo ra các vùng khô hạn và bán khô hạn cục bộ trên lãnh thổ nghiên cứu tính chất khơ hạn càng trở nên gay gắt do mùa khô kéo dài (9 tháng/năm). Điều kiện địa hình tương phản, dốc và chia cắt mạnh dẫn đến tiềm năng xói mịn rửa trơi lớn làm cho đất bạc màu, trơ sỏi đá.
- Điều kiện khí hậu nắng nóng, gió mạnh và mùa khô kéo dài là tiền đề gây