Tổng quan về Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương (NMNĐ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện mông dương trong sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 29 - 33)

Dự án NMNĐ Mông Dương 1 là một trong hai nhà máy của Trung tâm Điện lực Mông Dương, thuộc quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 – 2015. Dự án gồm vốn vay của ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn vay thương

mại từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc và vốn đối ứng của EVN. Dự án do EVN làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Nhiệt điện Mông Dương 1 được giao nhiệm vụ quản lý dự án.

NMNĐ Mông Dương 1 được xây dựng trên diện tích 55ha ở khu 3, phường Mơng Dương, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng 60 km và cách thành phố Hà Nội khoảng 220 km về phía Đơng Bắc (Hình 1.6).

NMNĐ Mơng Dương 1 có hai tổ máy với tổng cơng suất lắp đặt 1.000 MW, sản lượng điện hàng năm 6,5 tỷ kWh và là một trong những nhà máy nhiệt điện đốt than có quy mơ lớn nhất ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung. Nhà máy được khởi cơng san nền giải phóng mặt bằng để xây dựng khu nhà máy chính từ năm 2009. Nhà máy sử dụng nhiên liệu than với cơng nghệ lị hơi đốt than kiểu tầng sôi (CFB) hiện đại và phù hợp với các loại than antraxit có chất lượng thấp của Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ than cho Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 khoảng 3 triệu tấn than/năm. Lượng tro đáy thải ra của Nhà máy tương đối lớn khoảng 1 triệu tấn/năm.

Công nghệ sản xuất được sử dụng tại Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1:

Công nghệ sản xuất điện của NMNĐ Mông Dương 1 là cơng nghệ lị hơi tầng sơi tuần hồn (CFB – Circulating Fluidized Bed).

Công nghệ CFB phù hợp với các loại than antraxit có chất lượng thấp của Việt Nam. Đây là công nghệ hiện đại, tiên tiến, cơng suất, hiệu suất cao, chi phí hợp lý và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế. CFB là cơng nghệ đốt với đặc tính phát thải thân thiện với mơi trường. Với đặc điểm là có nhiệt độ khá thấp so với buồng đốt thông thường nên khả năng phát thải khí SOx có thể khắc phục được nhờ biện pháp đưa bột đá vôi vào trong buồng đốt và cũng vì nhiệt độ buồng đốt thấp nên khả năng phát thải khí NOx cũng bị giới hạn ở mức thấp. Công nghệ này khá hiệu quả với việc hiệu chỉnh và duy trì quá trình cháy ở một phạm vi khá rộng khi sử dụng nhiên liệu là than, cặn của q trình chưng cất dầu thơ hoặc hỗn hợp của chúng. Công nghệ CFB là cơng nghệ có hiệu suất cháy cao với chi phí vận hành thấp.

Cấu tạo của CFB gồm 3 phần chính: Buồng đốt, Cyclon và phần đi lò. - Buồng đốt: Buồng đốt của CFB có hình dáng tương tự như lò than phun, tuy vậy do khác nhau về phương pháp đốt nên có một số điểm khác biệt lớn về chi tiết.

- Nhiệt độ trong buồng lửa được duy trì ở nhiệt độ khoảng 8300C, thấp hơn nhiều so với lò than phun, hiệu suất của buồng lửa khá cao do thời gian lưu lại của hạt than lớn, than cháy kiệt hơn so với lò than phun.

- Phần Cyclon: Cyclon là bộ phận dùng để thu các hạt than chưa cháy hết trở lại buồng đốt tạo thành một vịng tuần hồn. Cyclon ở lị CFB khác so với lị tầng sơi thơng thường, khói thải sau khi ra khỏi buồng lửa cịn lẫn các hạt chưa cháy hết sẽ được phân ly qua bộ Cyclon và được đưa trở lại buồng đốt thành một vịng tuần hồn để cháy kiệt. Phần khói nóng sẽ tiếp tục đưa qua bộ trao đổi nhiệt phần đi lị, qua hệ thống lọc bụi và được thải ra ngồi qua ống khói.

Ngun lý hoạt động: Nhiên liệu được cấp vào vùng dưới của buồng đốt và cháy cùng với dịng khơng khí từ dưới đi lên trên buồng đốt. Nhiên liệu, tro và nhiên liệu chưa cháy hết cùng nhau đi từ dưới đi lên trên và được thu hồi trong bộ phận thu bụi và quay trở lại một phần vào buồng đốt phía dưới. Đá vơi là chất hấp thụ lưu huỳnh sẽ được cấp vào vùng dưới vùng buồng đốt. Nhiệt độ duy trì ở mức 8300C đến 9300C.

Bãi thải 1 chứa tro đáy tại NMNĐ Mông Dương 1:

Lượng tro xỉ thải ra của nhà máy nhiệt điện Mông Dương hiện nay mới được xử lý bằng cách thải ra bãi thải 1, điều này vừa gây lãng phí diện tích đất để sử dụng làm bãi thải, vừa gây ra ô nhiễm môi trường do lượng bụi có thể phát tán trong khơng khí, tro xỉ gặp nước có thể hịa tan thành phần kim loại nặng, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Với diện tích bãi thải chứa tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương hiện nay là 50 hecta. Độ cao của Bãi thải 1 này sẽ được dần dần nâng lên từ 12,00 m đến + 24,00m và sau đó + 36,00m.

Để ngăn chặn tình trạng ơ nhiễm môi trường cho các khu vực xung quanh, cấu trúc nền móng của bãi thải và đê bên ngoài được xây dựng kiên cố để giảm thiểu rò rỉ cho nước mặt hoặc nước ngầm.

Để tránh gây ô nhiễm nước ngầm, một lớp lót được trải lên đáy của bãi thải. Trên bề mặt của bãi thải là lớp nước từ 0,5 – 1 m để ngăn ngừa tro xỉ than phát tán vào mơi trường khơng khí. Để tiết kiệm nước và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, hệ thống nước trở về từ các bãi thải được xoay vòng tái sử dụng bơm trở lại bãi thải bằng tháp nước bên trong bãi thải [1]. Hiện nay, Bãi thải 1 được chia thành hai khu vực ngăn cách bởi hai bức tường, mỗi bãi thải có diện tích khoảng 25 ha. Dung lượng lưu trữ của Bãi thải 1 là khoảng 6 năm.

Hình 1.2: Hình ảnh về bãi thải 1 của NMNĐ Mơng Dương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện mông dương trong sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 29 - 33)