Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện mông dương trong sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp thực nghiệm

Sản xuất gạch nung và gạch không nung theo các tỷ lệ khác nhau, từ đó đưa ra tỷ lệ thích hợp nhất.

2.2.3.1. Thực nghiệm sản xuất gạch nung truyền thống (tro đáy thay thế cho đất sét đồi truyền thống)

Qua trình thực nghiệm sản xuất gạch nung truyền thống được thực hiện tại xưởng gạch Công ty TNHH Chất Lượng – Chúc Sơn – Hà Nội. Dựa trên kết quả phân tích hàm lượng chất khống trong tro xỉ, nhận thấy hàm lượng chất khống trong tro xỉ có sự tương đồng với hàm lượng chất khống có trong đất sét, do đó tỷ lệ nguyên liệu được lựa chọn để thực nghiệm được đưa ra qua các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Đóng gạch với nguyên liệu truyền thống: Đất sét đồi + than cám

theo quy trình tại lị nung. Chuẩn bị nguyên liệu: Đất sét đồi: 4kg

Than cám: 2,6kg (40% tổng lượng đất và than cám)

Trộn đều nguyên liệu, sử dụng khn đóng gạch, đúc thành khn, sau đó đưa đi phơi nắng từ 1 -2 ngày tùy theo thời tiết. Sau khi phơi khô, gạch được đánh dấu và đưa vào lị nung gạch.

Thí nghiệm 2: Đóng gạch với nguyên liệu tro xỉ + đất sét đồi:

Đất sét đồi: 2kg Tro đáy: 4kg.

Trộn đều các nguyên liệu trong thùng trộn, thêm nước đảm bảo các nguyên liệu được đảo đều đủ ẩm. Đưa nguyên liệu qua máy cắt gạch, viên gạch được đưa đi phơi từ 1 – 2 ngày tùy vào thời tiết. Sau đó được đưa vào lị nung gạch.

2.2.3.2. Thực nghiệm sản xuất gạch không nung (tro đáy thay thế cho mạt đá)

Quá trình thực nghiệm sản xuất gạch không nung được thực nghiệm tại xưởng gạch xi măng cốt liệu thuộc phường Dương Nội – quận Hà Đông – Hà Nội. Tỷ lệ các nguyên liệu được trình bày như sau:

Thí nghiệm 1: Sử dụng tỷ lệ tro đáy: xi măng : nước = 6 : 1 : 1,5

Chuẩn bị nguyên liệu: Tro đáy: 6kg

Xi măng 1kg Nước: 1,5 lít

Trộn đều các nguyên liệu, thêm nước và đảo đều tay. Hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào khay đựng, cán gạt phẳng khay đựng nguyên liệu. Dùng máy ép, ép định hình khay nguyên liệu. Sản phẩm được đưa đi phơi nắng từ 1 – 2 ngày tùy vào thời tiết.

Hình 2.1: Hình ảnh tro đáy và xi măng là nguyên liệu chính của thực nghiệm

Thí nghiệm 2: Sử dụng tỷ lệ tro đáy : xi măng : nước = 7 : 1 : 1,5

Chuẩn bị nguyên liệu: Tro đáy: 7kg

Xi măng 1 kg Nước: 1,5 lít

Trộn đều các nguyên liệu và đảo đều tay. Hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào khay đựng, cán gạt phẳng khay đựng nguyên liệu. Dùng máy ép, ép định hình khay nguyên liệu. Sản phẩm được đưa đi phơi nắng từ 1 – 2 ngày tùy vào thời tiết.

Hình 2.2: Hình ảnh về quá trình trộn đều tro đáy, xi măng và nước

Thí nghiệm 3: Sử dụng mạt đá : xi măng : nước = 6 : 1 : 1,5

Chuẩn bị nguyên liệu: Mạt đá: 6kg;

Xi măng: 1kg; Nước: 1,5 lít.

Trộn đều các nguyên liệu, thêm nước và đảo đều tay. Hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào khay đựng, cán gạt phẳng khay đựng nguyên liệu. Dùng máy ép, ép định hình khay nguyên liệu. Sản phẩm được đưa đi phơi nắng từ 1 – 2 ngày tùy vào thời tiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện mông dương trong sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)