Tổng quan về các công nghệ sản xuất gạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện mông dương trong sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 33 - 38)

1.3.1. Quy trình nung gạch truyền thống

Quy trình sản xuất gạch bằng lị nung tuynel

Hình 1.3: Sơ đồ quy trình nung gạch bằng lị nung tuynel

Nguyên liệu

Máy cán thô

Máy cán mịn

Máy nhào

Sân phơi khơ

Lị nung nhiệt độ 9000C

Thuyết minh quy trình:

Đất sét đồi được khai thác (trong thành phần của đất sét đồi tại khu vực Hà Tây có tỷ lệ cao lanh Al2O3 chiếm 19,5% hàm lượng)[10], tập kết trong kho chứa, tại đây đất được ngâm ủ, phong hố ít nhất 3 tháng. Việc ngâm ủ tạo điều kiện cho các hạt sét có điều kiện ngậm nước, trương nở, làm tăng tính dẻo, đồng nhất độ ẩm. Các tạp chất hữu cơ có thời gian để phân huỷ làm tăng chất lượng của đất, chủ động về nguyên liệu sản xuất trong những ngày mưa ẩm.

Nguyên liệu tại kho ngoài trời sau khi đã phong hố được ủi vào kho có mái che, sau đó đưa vào cấp liệu thùng, qua hệ thống cắt thái, đất được thái nhỏ và làm tơi sau đó rơi xuống băng tải cao su lõm số 1. Than cám nghiền mịn (cỡ hạt 8mm) được máy pha than tự động rải đều lên băng tải cao su số 1 để trộn với đất tạo thành phối liệu, với lượng than pha khoảng 80-100kg/1000 viên gạch mộc tiêu chuẩn.

Sau đó phối liệu từ băng tải số 1 được đưa vào máy nhào trộn. Phối liệu từ máy nhào trộn được băng tải số 2 đưa vào máy cán thô. Tại đây, đất và than được ép, phá vỡ cấu trúc ban đầu và được đưa xuống băng tải số 3. Phối liệu được băng tải số 3 đưa vào máy cán mịn. Với khe hở giữa 2 quả cán 2mm, tại đây phối liệu được phá vỡ cấu trúc một lần nữa. Sau đó phối liệu được đưa vào máy nhào trộn có lưới lọc, tại đây các tạp chất như: Cỏ, rác, sỏi, sạn được giữ lại lưới lọc còn đất được đùn ra khỏi máy, mặt khác nước được cấp vào máy nhào lọc để điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp. Sau đó phối liệu được đưa sang máy nhào đùn liên hợp có hút chân không bằng băng tải cao su số 4. Sau khi qua hệ thống nhào trộn của máy, phối liệu được đưa vào buồng chân không, khơng khí được hút ra khỏi phối liệu, làm tăng độ rắn chắc của gạch mộc, tạo ra cường độ ban đầu nhất định giúp cho quá trình vận chuyển đem phơi không bị biến dạng. Sau khi qua máy đùn hút chân khơng, nhờ khn tạo hình và máy cắt, các sản phẩm tạo hình sẽ được tạo hình tuỳ theo kích thước, hình dáng đã định theo khuôn riêng (gạch các loại, gạch nem lát, ngói). Gạch mộc sau tạo hình được cơng nhân xếp lên xe chuyên dùng vận chuyển đem đi phơi.

Đối với gạch mộc sau khi tạo hình gạch có độ ẩm từ 20 - 22% được phơi trong khoảng thời gian từ 5 - 7 ngày tuỳ theo nhiệt độ, tốc độ gió để làm giảm độ ẩm của gạch mộc xuống còn 14 - 18%. Gạch sau khi phơi sẽ được vận chuyển lên xe goòng chuẩn bị đưa vào sấy, nung trong lò nung Tuynel.

Sản phẩm mộc sau khi xếp lên xe goòng được đưa vào hầm sấy Tuynel nhờ kích thuỷ lực đặt ở đầu hầm. Tác nhân sấy là khí nóng thu hồi từ vùng làm nguội của lị nung. Với việc kéo dài hầm sấy hơn so với các thiết kế trước đây, gạch mộc được sấy dịu hơn tránh phế phẩm sau khi sấy. Thời gian sấy: Khoảng 22 giờ; Nhiệt độ sấy: 80 – 1400C. Sau khi qua lò sấy độ ẩm gạch mộc giảm còn 0-5% được xe phà, kích đẩy thuỷ lực đưa vào lị nung. Nhiên liệu được cấp để nung chín sản phẩm là than cám. Than sau khi nghiền mịn được vận chuyển lên nóc lị và cấp qua các lỗ than theo đúng u cầu cơng nghệ, đảm bảo nung chín sản phẩm. Nhiệt độ nung tối đa: 10500C.

Sản phẩm sau khi qua khỏi vùng nung được là nguội ở cuối lò nhờ hệ thống thu hồi khí nóng và lượng khơng khí từ cuối lị qua 2 quả thổi lắp trên cửa ra. Sản phẩm sau khi ra lò được bốc dỡ, phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tập kết về bãi thành phẩm bằng xe vận chuyển hai bánh.

1.3.2. Quy trình ép gạch xi măng cốt liệu

Quy trình sản xuất

Hình 1.5: Sơ đồ quy trình ép gạch từ mạt đá + xi măng

Thuyết minh quy trình:

Các nguyên liệu mạt đá, xi măng và nước được đưa vào máy trộn theo tỷ lệ nhất định. Nguyên liệu được trộn đều. Hỗn hợp sau phối trộn được đưa vào ngăn phân chia ở khu vực máy tạo hình. Tại khu vực máy ép gạch, nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động theo cơ chế ép kết hợp với rung tạo ra lực rung ép rất lớn hình thành lên các viên gạch ép đồng đều. Gạch được dưỡng hộ sơ bộ khoảng 1 – 1,5 ngày tùy vào thời tiết sau đó chuyển ra kho bãi thành phẩm.

Mạt đá Máy trộn Xi măng Máy đùn Sân phơi Tỷ lệ 6:1 Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện mông dương trong sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 33 - 38)