Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích khơng gian
- Phƣơng pháp GIS: công nghệ thông tin phát triển làm cho cơng cụ
phân tích khơng gian trở thành hệ thơng tin địa lý với vai trị khơng chỉ tích hợp các bản đồ lại với nhau mà cịn là cơng cụ tích hợp nhiều nguồn thơng tin [Đinh Thị Bảo Hoa, 2006].
Với sự hỗ trợ của các phần mềm GIS (MapInfo 10.0), đề tài tiến hành chỉnh sửa, bổ sung các bản đồ hợp phần; phân tích tổng hợp, chồng xếp các lớp thông tin để thành lập bản đồ hiện trạng các HST.
- Phƣơng pháp viễn thám:
Việc sử dụng các tư liệu viễn thám đã cho phép nghiên cứu, đánh giá tổng quát những vùng lãnh thổ rộng lớn trong mối tương tác của các hợp phần bao gồm cả phần tự nhiên và kinh tế xã hội. Các tài liệu viễn thám cho phép xác định ranh giới các HST nhanh và khách quan, đồng thời giảm thiểu về thời gian, tài chính và nhân lực. Tùy theo tỷ lệ bản đồ, mục đích và nội dung nghiên cứu sẽ có các yêu cầu và các bước tiến hành cụ thể khác nhau [9], [10], [14].
Đề tài sử dụng ảnh Ikonos của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội năm 2006, tỷ lệ 1: 50.000.
- Phƣơng pháp giải đoán ảnh vệ tinh bằng mắt: trong việc xử lý
thơng tin viễn thám thì giải đoán bằng mắt là công việc đầu tiên, phổ biến nhất và có thể áp dụng trong mọi điều kiện có trang thiết bị từ đơn giản đến phức tạp và có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như: địa lý, địa chất, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, môi trường, sinh thái.... Đây là phương pháp sử dụng mắt thường hoặc có sự trợ giúp của các dụng cụ quang học từ đơn giản đến phức tạp như: kính lúp, kính lập thể, kính phóng đại, máy tổng hợp màu...Cơ sở của giải đoán bằng mắt là dựa vào các dấu hiệu đốn đọc trực tiếp hoặc gián tiếp và chìa khóa giải đốn [10].