Cảnh quan HST rừng trên núi đá vôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sinh thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã hương sơn, huyện mỹ đức, hà nội (Trang 51)

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày: 14/6/2011

Ở chân núi gần thơn xóm được trồng thêm các cây ăn quả như đu đủ, chuối, nhãn, vải, sấu, na... các cây công nghiệp như chẩu, chè, dứa; cây hoa màu như: ngơ, bí bầu, sắn ở những nơi có đất phong hố bồi tụ.

Đặc biệt, có rất nhiều cây rau sắng. Rau sắng chùa Hương hiện nay trở thành thương hiệu rau sạch nổi tiếng, bán với giá khá đắt tại lễ hội chùa Hương và hệ thống các siêu thị miền Bắc Việt Nam.

Tên phổ thông: Rau sắng

Tên khác: Rau mì chính, Rau ngót rừng Tên khoa học: Meliantha suavis Pierre Thuộc họ Rau sắng - Opiliaceae

Hình 15. Rau sắng chùa Hƣơng

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày: 10/12/2011

Mô tả sơ bộ: Cây gỗ to, cao có khi tới 15m, thường mọc ở những vùng đá vôi độ cao dưới 500m như Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội), Trùng Khánh (Cao Bằng). Lá đơn nguyên, mọc so le. Hoa nhỏ. Cây phải trồng ít nhất 3 - 5 năm mới được hái lá lần đầu tiên và 10 năm sau mới được thu hoạch với số lượng lớn. Lá dùng nấu canh ăn. Lá sắng là một thứ rau ngon, ăn vừa bùi vừa ngọt được đồng bào vùng núi phía Bắc ưa dùng.

Cứ đầu tháng 4 âm lịch, cây bắt đầu ra nụ. Sang tháng 5 âm lịch sẽ kết thành quả chín vàng ươm như kén tằm (mỗi cây cho từ 20 – 30 kg quả), khi rụng xuống mọc thành cây con ken đầy quanh gốc cây mẹ.

Thi sĩ Tản Đà là một người rất mê rau sắng. Trong Lễ hội chùa Hương xuân Nhâm Tuất, tháng 1 năm 1923 do không đi được lễ hội, ông đã cho đăng bài Rau sắng chùa Hƣơng trên Chuyện thế gian 1:

Muốn ăn rau sắng chùa Hương Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa Mình đi ta ở lại nhà

Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.

Là một loại cây thân mộc, ưa ánh sáng, mọc tự nhiên trên những vách núi đá hiểm trở nên rau sắng được xếp vào hàng cực phẩm, nổi tiếng thơm ngon mà lại giàu chất dinh dưỡng.

Lá non rau sắng có mầu xanh thẫm, óng ả, mùi vị đậm đà nên chỉ cần vài nhánh là đã đủ nấu một bát canh cho bốn người ăn.

Canh rau sắng có thể nấu với thịt, cá, tơm... nhưng theo khách sành ăn, ngon nhất vẫn là bát canh rau sắng nấu suông, nêm thêm một chút muối cho có vị.

Bên cạnh đó, củ mài cũng là một đặc sản có tiếng ở đây. Củ mài có rải rác tại tất cả các vùng núi đá vơi. Củ mài mọc ở chỗ có đất lẫn với đá núi nên đào rất cơng phu và ít người đi tìm. Củ mài khai thác được sẽ làm thành chè củ mài để bán cho du khách hoặc phục vụ nhu cầu ẩm thực của dân địa phương.

Người đời thường truyền khẩu: Rượu mơ Hương Tích, rau sắng chùa Hương. Cây mơ thường mọc giữa các lèn đá, quả nhỏ như quả xoan, quả mơ để ngâm đường, ngâm rượu làm thuốc giải nhiệt và chữa đau bụng.

Nhờ thổ nhưỡng đặc biệt của vùng núi đá vôi nên mơ chùa Hương nổi tiếng khắp đất Bắc bởi quả to, hạt nhỏ, cùi dày và mọng nước, vị chua nhẹ, thanh mà không gắt. Đặc biệt, mơ chùa Hương có tới bốn loại khác nhau, được cư dân phân biệt và đặt tên theo mùi vị và màu sắc, đó là mơ đào, mơ chấm son, mơ bồ hóng và mơ nứa.

Dù ăn tươi hay dùng để ngâm rượu, làm ô mai... cả bốn loại trên đều cho mùi vị thơm ngon đặc biệt, vừa có tác dụng chữa bệnh đường ruột, mất tiếng, phù thũng, viêm họng... vừa để an thần và giải khát.

Thời kháng chiến chống Pháp mơ ở Hương Sơn rất nhiều, mọc thành rừng, quả sai chĩu cành. Giai đoạn đó nhà nhà đều có những bình mơ ngâm đường hoặc rượu mơ để sử dụng và tiếp đãi bạn bè. Nhưng rồi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hạt gạo chia ba, chia tư cho miền Bắc, miền Nam, cho cả bạn Lào và Cam - pu - chia. Cái ăn thiếu, cái đun thiếu, thế là người ta cứ chặt dần chặt mòn những cây mơ làm củi.

Trước đây, mơ ở đây quả to, cùi dày, ăn giòn, vị đậm. Do hệ quả của thời kỳ kháng chiến, hơn nữa theo thời gian đất bị bạc màu, cây dần bị thối

hóa đồng thời có cả hiện tượng lai ghép và trồng xen lẫn với giống mơ ở các khu vực lân cận như Hịa Bình, Sơn La nên chất lượng và năng suất cũng như diện tích trồng mơ ngày càng giảm sút.

Quần xã sinh vật ở đây khá phong phú và có cấu trúc phức tạp so với HST khu dân cư và hệ sinh thái thủy vực. Chuỗi thức ăn có thể đạt tới 5 bậc dinh dưỡng do xuất hiện một số sinh vật tiêu thụ bậc cao.

HST rừng trên núi đá vôi hệ động vật rất phong phú và có giá trị ĐDSH cao. Tuy nhiên, vấn nạn nhức nhối là thịt thú rừng ngày càng bị tận diệt nghiêm trọng tại lễ hội chùa Hương. Hành vi đó gây phá hủy ĐDSH của HST này. Chùa Hương năm nào cũng vậy, các cửa hàng bán thịt thú rừng giả vẫn nhan nhản. Có lẽ khi hỏi bất kỳ một du khách nào về trẩy hội chùa Hương đều nhận được câu trả lời, "ấn tượng" nhất là những xâu, móc thịt thú rừng treo lủng lẳng từ đầu làng Hương Sơn (bến Đục) rồi bến Trò (cuối suối Yến) cho đến tận chân chùa Thiên Trù, nhiều nhất là nai rừng, hoẵng, cầy vòi…

Theo quan sát, cũng như mọi năm mùa lễ hội năm nay rất nhiều thịt thú rừng tại lễ hội chùa Hương được du khách mua về làm quà. Tại đây mỗi kg thịt nai rừng được bán với giá từ 200.000 - 500.000 đồng, cầy vòi khoảng 300.000 đồng, hoẵng rừng 400.000 đồng.

Một chủ kinh doanh hàng ăn tại lễ hội chùa Hương cho biết, các loại thịt thú rừng bán tại cửa hàng đều được săn về từ núi Hương Sơn nên tươi và nguyên chất, sau khi được giết thịt, thui vàng rồi treo lên, nếu du khách thích mua chỗ thịt nào thì cắt chỗ ấy.

Qua tìm hiểu được biết phần lớn số thịt thú rừng ở đây đều là thú nuôi hoặc lấy thịt bê để giả thịt nai; lấy thịt chó, mèo để giả thịt cầy. Du khách nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, khi con thú đã được thui vàng hoặc chỉ treo mỗi phần chân sẽ rất khó phát hiện đâu là thật, giả.

Hiện nay, tại lễ hội đã xuất hiện hàng chục hàng quán bán thịt thú rừng, thời gian diễn ra lễ hội kéo dài tới 3 tháng, mỗi ngày có hàng chục ngàn du khách đến đây tham quan, đi lễ chùa. Thử hỏi trong thời gian đó sẽ có bao nhiêu con thú rừng bị xẻ thịt? Do vậy, cần có các biện pháp thiết thực sớm đẩy lùi hiện trạng sản vật núi rừng bị tận diệt tại lễ hội chùa Hương.

3.3.4. HST rừng trên núi đất (Soil mountain forest ecosystem)

Đất dân cư và canh tác sản xuất chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất tự nhiên nên có nhiều khả năng mở rộng diện tích cây cơng nghiệp, cây ăn quả, cây màu và cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, số lượng núi đất vẫn ít hơn nhiều so với núi đá vôi.

Nền núi đất là đá phiến sa thạch. Từ đỉnh xuống chân núi thấp dần, với độ dốc trung bình 20o. Các đồi đất thấp có độ dốc thấp hơn nhiều, với đỉnh đồi tù và thoải dần về mọi phía, rất thuận tiện lợi bố trí nhà ở và ruộng, nương. Tầng đất có tỷ lệ mùn và khống khá cao. Do vậy, các đồi thấp thường rất thích hợp cho trồng ngơ, mía, dứa, sắn, chè, na, nhãn.

Hình 17. Cảnh quan HST rừng trên núi đất

Người chụp: Hồng Thanh Thương. Chụp ngày 14/6/2011

Hình 18. Cây trồng ở vùng núi đất

Có thể phân biệt 2 loại quần hợp thực vật trên núi đất: - Rừng cây bụi và trảng cỏ.

- Nương cây trồng.

Rừng cây bụi và trảng cỏ phân bố ở một số ít núi đất rải rác giữa các thung của núi đá vôi. Đất ở đây màu nâu nhạt, pH 5,5 - 6, tầng mùn và chất dinh dưỡng khá dày. Bên cạnh mai, vầu, nứa, giang chiếm ưu thế, cao 2 - 8 m cũng gặp rải rác một số cây gỗ, cây bụi. Một số khoảng trống xuất hiện các trảng cỏ hẹp xen lẫn rải rác các cây bụi và xoan.

Hệ sinh thái núi đất không được đồng nhất. Sự sai khác cơ bản của quần xã sinh vật núi đất và núi đá vôi chủ yếu do điều kiện tự nhiên của nền địa chất thổ nhưỡng kéo theo chế độ nước, đặc biệt là do cấu trúc thực bì và mức độ phá hoại lớp phủ thực vật qua cách đốt nương làm rẫy. Do vậy, quần xã động vật và quần xã thực vật ở hai hệ sinh thái đều có những nét đặc trưng riêng.

Các chuỗi thức ăn có số mắt xích khơng nhiều, thơng thường là 4 bậc dinh dưỡng, nhưng mối quan hệ giữa các chuỗi thức ăn rất phức tạp.

Núi đất ở đây thường bị bạc màu, lại ở những khu vực sâu bên trong các vùng bị ngập nước, việc đi lại khó khăn nên người dân ít chú trọng trồng trọt và chăm sóc cây trồng – nếu có trồng trọt ở các vùng núi đất thì người dân thường sang đi, chiều về chứ không ở lại ban đêm

Nương cây trồng thường ở các núi đất thấp, gần thơn xóm, được trồng lúa nương, ngơ, sắn, mía, chè.

Các núi đất phân bố rải rác ở nhiều khu vực khác nhau trong xã: Thung Chò Cả (thôn Yến Vĩ), thung Dớn, thung Om (thôn Hội Xá), thung Chùa (thôn Phú Yên), thung Vương (thôn Đục Khê).

3.3.5. HST trảng cây bụi, tre nứa (Scrub, bamboo ecosystem)

HST này tập trung nhiều ở khu vực Hinh Bồng. Gồm nhiều tre, nứa, vầu. Chủ yếu là được người dân trồng, chỉ có 1 số lượng rất ít là mọc tự

nhiên. Thường trồng tre Điền Trúc để lấy măng phục vụ nhu cầu ăn uống của dân địa phương và bán cho du khách. Do có nhiều đặc tính quý nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và cơng nghiệp hiện đại.

Hình 19. Trảng cây bụi, tre nứa tại đƣờng lên Hinh Bồng

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 10/12/2010

Đã thống kê được hơn 30 cơng dụng của tre nứa, trong đó những cơng dụng chính là làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khơ. Ngồi ra, tre nứa là lồi mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật gây trồng tương đối đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hố, là lồi đa tác dụng… nên tre nứa là nguồn tài nguyên phong phú đã và đang được con người sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, nhờ tác dụng bám giữ đất khá tốt của hệ rễ tre sẽ giúp giảm độ xói mịn của đất.

3.3.6. HST nông nghiệp (Agriculture ecosystem)

HST nông nghiệp được xác định là diện tích đất đai được nơng dân trồng các cây lương thực thực phẩm và là nơi ni các lồi gia cầm, thủy sản …

Cây lương thực được trồng nhiều là lúa, ngô, khoai, sắn … cây thực phẩm là các loại đậu đỗ, lạc, cây rau. Ruộng trồng lúa đại bộ phận là lúa nước.

Ngoài thời gian cấy lúa vào vụ chiêm và vụ mùa, trong lòng suối Yến thường bị ngập nước vào thời gian cấy vụ mùa nên người dân chuyển sang nuôi thủy sản như tôm, cá, ốc…

HST nơng nghiệp được xếp loại nhân tạo, vừa có phần trên cạn vừa có phần ở dưới nước, có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thuộc trồng trọt và chăn nuôi (bằng cả thủy sản). HST nơng nghiệp có nguồn gốc từ các vùng đất ngập nước tự nhiên, hoặc cải tạo từ các vùng đồi gị …

Hình 20. Cảnh quan HST nơng nghiệp

Người chụp: Hồng Thanh Thương. Chụp ngày 13/6/2011

Về sản lượng: Tổng diện tích cây lúa cả năm đạt 1.095,46 ha - giảm 79,7 ha so với năm 2009.

Tổng diện tích cấy vụ chiêm là 704,47 ha, đạt 62,20 tạ/ha đạt 103,66 % kế hoạch. Vụ mùa là 522 ha, đạt 37,78 tạ/ha đạt 66,75 % kế hoạch.

Xã vận động các hộ có đất bờ, bãi, đất thung đồi duy trì và ổn định diện tích trồng dâu ni tằm nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Tổng diện tích dâu tằm tồn xã là 27.1 ha. Sản lượng kén đạt 14 tạ/ha/năm (giá trị 50.000đ/ kg).

Ruộng lúa nước ở hai bên suối và vùng đất thấp, lầy thụt, ẩm ướt được hình thành do đất bồi tụ màu mỡ phù sa từ suối và chất hữu cơ trôi xuống từ các dãy núi xung quanh suối cũng như một số núi đất phân bố rải rác trong KVNC. Do khu vực ruộng lúa quanh khu vực suối Yến sẽ bị ngập nước vào mùa mưa nên toàn bộ khu vực này là ruộng 1 vụ, ưu tiên phát triển cây lúa nếp do chúng có đặc tính cao cây, chịu ngập tốt. Hàng năm, từ tháng 6 tới tháng 10 dương lịch toàn bộ khu vực này thường bị ngập nước nên nhân dân chuyển sang nuôi thủy sản, các tháng cịn lại vẫn cấy lúa bình thường.

Các khu vực cịn lại khơng bị ngập nước nên hàng năm vẫn cấy 2 vụ. Vào mùa mưa do có nước nên ở các ruộng này được trồng lúa tẻ hoặc lúa nếp và vào mùa khơ thì trồng màu như ngơ, khoai, lạc,…

Vụ mùa bắt đầu gieo cấy từ 20/6 đến cuối tháng 6, kết thúc để thu hoạch vào cuối tháng 9. Vụ chiêm gieo hạt sau tiết Đại hàn (tầm 20/1), cấy vào đầu tháng 2, thời gian cuối tháng 5 sang đầu tháng 6 sẽ thu hoạch.

Vụ đông giai đoạn cuối tháng 9 thường trồng đậu Tương (giống DT 84), năng suất bình quân 1,3 – 1,5 tấn/ha.

Tuy nhiên, năm 2011 thời tiết có nhiều biến động thất thường. Rét đậm, rét hại kéo dài suốt từ tháng 01 tới tháng 03/2011 nên lúa cấy vụ chiêm có thời gian sinh trưởng phải kéo dài hơn khoảng 20 – 25 ngày. Vụ chiêm năm 2011 phải gần 20/02 mới cấy nên thời gian thu hoạch cũng sẽ lùi lại khoảng 20/6 trở đi mới cho thu hoạch.

Hình 21. Khu vực canh tác lúa 1 vụ, 1 vụ ni thủy sản

Người chụp: Hồng Thanh Thương. Chụp ngày 11/12/2010

Hình 22. Khu vực canh tác lúa cả 2 vụ

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 11/12/2010

HST này do quản lý không tốt, qui hoạch kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ… nên mơi trường các loại đất, nước, khơng khí đều bị ô nhiễm. Các sinh vật hoang dã rất có ích cho sự phát triển của HST nơng nghiệp vừa bị khai thác triệt để (chim, cá …) vừa bị ô nhiễm môi trường nên ĐDSH của

- Về cấu trúc: Quần xã sinh vật ở đây ưu thế là cây trồng và cây lương thực (ngơ, lúa, sắn) và cơng nghiệp (mía) được coi là vật cung cấp chủ yếu. Ngoài ra phải kể các quần hợp cỏ mọc trên đồng ruộng, cỏ dại ở trong các ruộng khô và thực vật phù du, thực vật thủy sinh ở trong các ruộng nước. Vào mùa mưa khu HST này được chuyển sang nuôi cá, tôm, ốc.

- Về chức năng: Quan hệ dinh dưỡng ở đây không phức tạp lắm, các chuỗi thức ăn trung bình 3 - 4 mắt xích. Ngơ, lúa là vật cung cấp chủ yếu của HST và là cơ sở thức ăn cho nhiều sinh vật tiêu thụ bậc 1, chủ yếu là các lồi cơn trùng, chuột và gia súc, gia cầm. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 chủ yếu là các lồi chim.

Vì là hệ sinh thái nhân tạo nên năng suất sinh học phụ thuộc vào phương hướng, mục đích sử dụng, trình độ và kinh nghiệm canh tác, mức đầu tư giống, phân bón.

Tuy đã có nhiều cố gắng, năng suất bình qn vẫn cịn khá thấp chưa thể cao hơn được, có thể kể tới một số nguyên nhân:

+ Đất bị xói mịn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sinh thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã hương sơn, huyện mỹ đức, hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)