Cây trồng ở vùng núi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sinh thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã hương sơn, huyện mỹ đức, hà nội (Trang 56)

Có thể phân biệt 2 loại quần hợp thực vật trên núi đất: - Rừng cây bụi và trảng cỏ.

- Nương cây trồng.

Rừng cây bụi và trảng cỏ phân bố ở một số ít núi đất rải rác giữa các thung của núi đá vôi. Đất ở đây màu nâu nhạt, pH 5,5 - 6, tầng mùn và chất dinh dưỡng khá dày. Bên cạnh mai, vầu, nứa, giang chiếm ưu thế, cao 2 - 8 m cũng gặp rải rác một số cây gỗ, cây bụi. Một số khoảng trống xuất hiện các trảng cỏ hẹp xen lẫn rải rác các cây bụi và xoan.

Hệ sinh thái núi đất không được đồng nhất. Sự sai khác cơ bản của quần xã sinh vật núi đất và núi đá vôi chủ yếu do điều kiện tự nhiên của nền địa chất thổ nhưỡng kéo theo chế độ nước, đặc biệt là do cấu trúc thực bì và mức độ phá hoại lớp phủ thực vật qua cách đốt nương làm rẫy. Do vậy, quần xã động vật và quần xã thực vật ở hai hệ sinh thái đều có những nét đặc trưng riêng.

Các chuỗi thức ăn có số mắt xích khơng nhiều, thông thường là 4 bậc dinh dưỡng, nhưng mối quan hệ giữa các chuỗi thức ăn rất phức tạp.

Núi đất ở đây thường bị bạc màu, lại ở những khu vực sâu bên trong các vùng bị ngập nước, việc đi lại khó khăn nên người dân ít chú trọng trồng trọt và chăm sóc cây trồng – nếu có trồng trọt ở các vùng núi đất thì người dân thường sang đi, chiều về chứ khơng ở lại ban đêm

Nương cây trồng thường ở các núi đất thấp, gần thơn xóm, được trồng lúa nương, ngơ, sắn, mía, chè.

Các núi đất phân bố rải rác ở nhiều khu vực khác nhau trong xã: Thung Chị Cả (thơn Yến Vĩ), thung Dớn, thung Om (thôn Hội Xá), thung Chùa (thôn Phú Yên), thung Vương (thôn Đục Khê).

3.3.5. HST trảng cây bụi, tre nứa (Scrub, bamboo ecosystem)

HST này tập trung nhiều ở khu vực Hinh Bồng. Gồm nhiều tre, nứa, vầu. Chủ yếu là được người dân trồng, chỉ có 1 số lượng rất ít là mọc tự

nhiên. Thường trồng tre Điền Trúc để lấy măng phục vụ nhu cầu ăn uống của dân địa phương và bán cho du khách. Do có nhiều đặc tính q nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại.

Hình 19. Trảng cây bụi, tre nứa tại đƣờng lên Hinh Bồng

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 10/12/2010

Đã thống kê được hơn 30 cơng dụng của tre nứa, trong đó những cơng dụng chính là làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khơ. Ngồi ra, tre nứa là lồi mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật gây trồng tương đối đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hố, là lồi đa tác dụng… nên tre nứa là nguồn tài nguyên phong phú đã và đang được con người sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, nhờ tác dụng bám giữ đất khá tốt của hệ rễ tre sẽ giúp giảm độ xói mịn của đất.

3.3.6. HST nơng nghiệp (Agriculture ecosystem)

HST nơng nghiệp được xác định là diện tích đất đai được nơng dân trồng các cây lương thực thực phẩm và là nơi ni các lồi gia cầm, thủy sản …

Cây lương thực được trồng nhiều là lúa, ngô, khoai, sắn … cây thực phẩm là các loại đậu đỗ, lạc, cây rau. Ruộng trồng lúa đại bộ phận là lúa nước.

Ngoài thời gian cấy lúa vào vụ chiêm và vụ mùa, trong lòng suối Yến thường bị ngập nước vào thời gian cấy vụ mùa nên người dân chuyển sang nuôi thủy sản như tôm, cá, ốc…

HST nông nghiệp được xếp loại nhân tạo, vừa có phần trên cạn vừa có phần ở dưới nước, có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thuộc trồng trọt và chăn nuôi (bằng cả thủy sản). HST nông nghiệp có nguồn gốc từ các vùng đất ngập nước tự nhiên, hoặc cải tạo từ các vùng đồi gò …

Hình 20. Cảnh quan HST nơng nghiệp

Người chụp: Hồng Thanh Thương. Chụp ngày 13/6/2011

Về sản lượng: Tổng diện tích cây lúa cả năm đạt 1.095,46 ha - giảm 79,7 ha so với năm 2009.

Tổng diện tích cấy vụ chiêm là 704,47 ha, đạt 62,20 tạ/ha đạt 103,66 % kế hoạch. Vụ mùa là 522 ha, đạt 37,78 tạ/ha đạt 66,75 % kế hoạch.

Xã vận động các hộ có đất bờ, bãi, đất thung đồi duy trì và ổn định diện tích trồng dâu ni tằm nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Tổng diện tích dâu tằm tồn xã là 27.1 ha. Sản lượng kén đạt 14 tạ/ha/năm (giá trị 50.000đ/ kg).

Ruộng lúa nước ở hai bên suối và vùng đất thấp, lầy thụt, ẩm ướt được hình thành do đất bồi tụ màu mỡ phù sa từ suối và chất hữu cơ trôi xuống từ các dãy núi xung quanh suối cũng như một số núi đất phân bố rải rác trong KVNC. Do khu vực ruộng lúa quanh khu vực suối Yến sẽ bị ngập nước vào mùa mưa nên toàn bộ khu vực này là ruộng 1 vụ, ưu tiên phát triển cây lúa nếp do chúng có đặc tính cao cây, chịu ngập tốt. Hàng năm, từ tháng 6 tới tháng 10 dương lịch toàn bộ khu vực này thường bị ngập nước nên nhân dân chuyển sang nuôi thủy sản, các tháng cịn lại vẫn cấy lúa bình thường.

Các khu vực cịn lại khơng bị ngập nước nên hàng năm vẫn cấy 2 vụ. Vào mùa mưa do có nước nên ở các ruộng này được trồng lúa tẻ hoặc lúa nếp và vào mùa khơ thì trồng màu như ngơ, khoai, lạc,…

Vụ mùa bắt đầu gieo cấy từ 20/6 đến cuối tháng 6, kết thúc để thu hoạch vào cuối tháng 9. Vụ chiêm gieo hạt sau tiết Đại hàn (tầm 20/1), cấy vào đầu tháng 2, thời gian cuối tháng 5 sang đầu tháng 6 sẽ thu hoạch.

Vụ đông giai đoạn cuối tháng 9 thường trồng đậu Tương (giống DT 84), năng suất bình quân 1,3 – 1,5 tấn/ha.

Tuy nhiên, năm 2011 thời tiết có nhiều biến động thất thường. Rét đậm, rét hại kéo dài suốt từ tháng 01 tới tháng 03/2011 nên lúa cấy vụ chiêm có thời gian sinh trưởng phải kéo dài hơn khoảng 20 – 25 ngày. Vụ chiêm năm 2011 phải gần 20/02 mới cấy nên thời gian thu hoạch cũng sẽ lùi lại khoảng 20/6 trở đi mới cho thu hoạch.

Hình 21. Khu vực canh tác lúa 1 vụ, 1 vụ nuôi thủy sản

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 11/12/2010

Hình 22. Khu vực canh tác lúa cả 2 vụ

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 11/12/2010

HST này do quản lý không tốt, qui hoạch kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ… nên mơi trường các loại đất, nước, khơng khí đều bị ơ nhiễm. Các sinh vật hoang dã rất có ích cho sự phát triển của HST nông nghiệp vừa bị khai thác triệt để (chim, cá …) vừa bị ô nhiễm môi trường nên ĐDSH của

- Về cấu trúc: Quần xã sinh vật ở đây ưu thế là cây trồng và cây lương thực (ngơ, lúa, sắn) và cơng nghiệp (mía) được coi là vật cung cấp chủ yếu. Ngoài ra phải kể các quần hợp cỏ mọc trên đồng ruộng, cỏ dại ở trong các ruộng khô và thực vật phù du, thực vật thủy sinh ở trong các ruộng nước. Vào mùa mưa khu HST này được chuyển sang nuôi cá, tôm, ốc.

- Về chức năng: Quan hệ dinh dưỡng ở đây không phức tạp lắm, các chuỗi thức ăn trung bình 3 - 4 mắt xích. Ngơ, lúa là vật cung cấp chủ yếu của HST và là cơ sở thức ăn cho nhiều sinh vật tiêu thụ bậc 1, chủ yếu là các lồi cơn trùng, chuột và gia súc, gia cầm. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 chủ yếu là các lồi chim.

Vì là hệ sinh thái nhân tạo nên năng suất sinh học phụ thuộc vào phương hướng, mục đích sử dụng, trình độ và kinh nghiệm canh tác, mức đầu tư giống, phân bón.

Tuy đã có nhiều cố gắng, năng suất bình qn vẫn cịn khá thấp chưa thể cao hơn được, có thể kể tới một số nguyên nhân:

+ Đất bị xói mịn.

+ Thường xuyên xuất hiện sâu hại, chuột.

+ Việc lạm dụng các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học … đã làm ơ nhiễm đất, độ phì giảm nhanh.

+ Phụ thuộc vào thời tiết hàng năm (bão, sương muối, khơ hạn,...) + Giống cây trồng chưa thật thích hợp, vốn đầu tư rất hạn chế. + Trình độ canh tác chủ yếu dựa theo kinh nghiệm.

+ Là khu vực có diện tích sơng, suối, mặt nước chuyên dùng chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên nên nhiều khu vực bị úng ngập của lũ tháng 7. Đây cũng là giai đoạn đang cấy lúa mùa. Vào đầu tháng 9 đúng lúc lúa mùa đang trỗ thì “Sâu đục thân 2 chấm lứa 5” phát sinh làm cho cây lúa bị héo, bông bạc nên ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất.

3.3.7. HST trảng cỏ (Grassland Ecosystem)

hạn chế trên những sườn núi đá vơi cịn có lớp đất tương đối liên tục hoặc mọc phổ biến ở vùng núi đất, ven đê, ven bờ ao. Chúng được hình thành chủ yếu do các hoạt động chặt phá, quá trình phát quang nương làm rẫy, bỏ hóa tạo nên, chưa có tác động kỹ thuật để nâng cao chất lượng thảm cỏ.... Những diện tích này phần lớn là diện tích canh tác nương rẫy khơng thường xun, trảng cỏ tồn tại chủ yếu trong khoảng thời gian bỏ hố giữa hai kì canh tác.

HST trảng cỏ được xếp vừa là HST tự nhiên, vừa là HST nhân tạo, ở trên cạn. Tính chất hoang dã tự nhiên của trảng cỏ sẽ mất dần và thay thế bởi các cây cỏ trồng, thu hoạch trong năm. Hiện nay HST trảng cỏ đang bị đe dọa là chuyển đổi đất sử dụng hoặc là điểm dân cư.

Hình 23. Trảng cỏ ở quanh ruộng lúa và bờ đê

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 15/6/2011

Thảm cỏ với diện tích nhỏ, phân bố thành cụm nhỏ, chủ yếu là cỏ tranh, cỏ gấu và lau sậy. Hiện nay, ngồi phần diện tích cỏ mọc tự nhiên người dân cũng trồng một số giống như cỏ Voi, cỏ VA 06 để chăn nuôi trâu bò. Chúng chủ yếu được trồng ở sườn đồi và chân đồi ( nhiều nhất ở khu đồng Hang thuộc thơn Đục Khê). Q trình ni trồng này vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, bước đầu mới chỉ đáp

Trước đây, người dân cũng quy hoạch trồng cỏ nhằm mục đích chăn ni bị với quy mơ trang trại. Tuy nhiên, khả năng dinh dưỡng, điều kiện ẩm độ về mùa hanh khô không thuận lợi nên cỏ sinh trưởng, phát triển kém. Mùa xuân – hè điều kiện bớt khắc nghiệt hơn thì cỏ phát triển khá hơn. Nhưng xét về tổng thể việc trồng cỏ với quy mô lớn không đem lại hiệu quả so với công sức và mong đợi cũng như nhu cầu của người chăn ni nên xã khơng phát triển mơ hình trồng đồng cỏ.

Quần xã sinh vật ưu thế là các động vật ăn cỏ, xích thức ăn đồng cỏ chính là xích thức ăn chăn ni trong đó khởi đầu là cỏ - động vật ăn cỏ - động vật ăn thịt 1 – động vật ăn thịt 2. Thơng thường khơng vượt q 4 mắt xích. Năng suất sinh học đồng cỏ nói chung thấp. Cần quy hoạch HST trảng cỏ một cách hợp lý phục vụ cho các hoạt động chăn thả của người dân.

3.3.8. Hệ sinh thái rừng trồng và cây ăn quả lâu năm Planted forest and longterm fruit tree ecosystem longterm fruit tree ecosystem

HST này có rải rác khắp nơi. Cây trồng tập trung nhiều dưới các chân núi, bãi đất ven suối, ven các thung hoặc xen kẽ ở vườn nhà. Cây trồng cung cấp sản lượng lớn quả phục vụ nhu cầu của dân địa phương cũng như phục vụ du khách thập phương.

Quần xã sinh vật ở đây rõ ràng là nhân tạo, gồm nhiều loại cây trồng như: Nhãn, na, sấu, vải, xồi, mít, chuối… cây trồng đang cung cấp mọi thứ, mang lại nhiều sản phẩm liên quan đến tiêu thụ là rất cần thiết cho người dân địa phương. Có thể chia 3 lớp: lớp cao; lớp trung, và lớp thấp. Khơng có nhiều liên kết trong chuỗi thức ăn ở đây, trung bình khoảng 4 mắt xích.

Đa số là quần xã cây trồng do con người tạo nên. Bản chất sinh thái phụ thuộc vào phương thức canh tác và ý muốn sử dụng chủ quan của con người cũng như nguồn gốc cây trồng. HST này có chức năng về kinh tế - xã hội rất quan trọng. Cây trồng khơng chỉ góp phần phủ xanh đất trống – đồi trọc mà cịn cho sản phẩm mang giá trị hàng hóa có thể tiêu thụ tại chỗ hoặc trao đổi thương mại mang lại nguồn thu nhập cho người trồng trọt. Nhưng có lẽ chức năng về mơi trường là quan trọng nhất. Nhờ có rừng trồng tái sinh mà ĐDSH các lồi có cơ hội được bảo tồn, chống xói mịn đất, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và tạo môi trường sống trong lành cho con người.

Hình 25. Vƣờn cây trồng dƣới chân núi đá vôi

3.4. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG CÁC HST XÃ HƢƠNG SƠN – HUYỆN MỸ ĐỨC – HÀ NỘI ĐỨC – HÀ NỘI

Trên cơ sở phân tích hiện trạng các HST tại KVNC, sử dụng phương pháp viễn thám và phương pháp bản đồ gắn với điều tra thực địa, kết hợp giải đoán ảnh vệ tinh Ikonos năm 2006 bằng mắt kết hợp với máy tính để tìm ra vị trí, ranh giới của từng kiểu HST để cho ra bản đồ quan trọng là: bản đồ hiện trạng các HST. Qua bản đồ vừa được thành lập ta có thể:

- Biết được sự phân bố của từng HST thành phần ở KVNC.

- Xem xét mối quan hệ giữa các kiểu HST giống nhau với HST khác lân cận với nó.

- Tính được tổng diện tích từng HST thành phần như sau:

Bảng 4. Diện tích các hệ sinh thái tại xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (tính trên bản đồ hiện trạng các HST của xã đƣợc thành lập

từ ảnh vệ tinh Ikonos năm 2006, tỷ lệ 1:50.000)

Thứ tự Kiểu hệ sinh thái Diện tích (m2) Diện tích (ha)

1 HST khu dân cư 1657915.621 165.7915621 2 HST thủy vực 578101.451 57.8101451 3 HST rừng trên núi đá vôi 22492726.78 2249.272678 4 HST rừng trên núi đất 768394.128 76.8394128 5 HST trảng cây bụi, tre nứa 1409081.877 140.9081877 6 HST nông nghiệp 12945884.54 1294.588454 7 HST trảng cỏ 334266.869 33.4266869 8 HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm 2656385.768 265.6385768

Hình 26: Bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Bản đồ được thành lập từ ảnh vệ tinh Ikonos năm 2006 của xã hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, tỷ lệ 1: 50.00

3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG SINH THÁI CẢNH QUAN CÁC HỆ SINH THÁI XÃ HƢƠNG SƠN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT CÁC HỆ SINH THÁI XÃ HƢƠNG SƠN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Cảnh quan HST của khu vực xã Hương Sơn bao gồm 8 kiểu HST. Mỗi HST đều có mức độ ĐDSH và mang nhiều giá trị cả về kinh tế lẫn tinh thần nhất định. Tuy nhiên, do sức ép của tăng dân số, do nhu cầu phát triển kinh tế - đặc biệt với chính sách mở của cho các nền kinh tế thành phần tự do phát triển, phát triển dịch vụ du lịch với tốc độ nhanh, con người ngày càng can thiệp mạnh mẽ và sâu sắc vào việc khai thác tài ngun thiên nhiên trong khu vực. Ơ nhiễm mơi trường do chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, ô nhiễm sinh học do khơng thể kiểm sốt hết được các lồi ngoại lai đã góp phần làm thay đổi nơi cư trú của các loài bản địa, làm suy giảm ĐDSH. Để đảm bảo PTBV cần xem xét những biện pháp cụ thể được đề xuất đối với từng HST như sau:

3.5.1. Đối với HST khu dân cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sinh thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã hương sơn, huyện mỹ đức, hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)