Hệ thực vật ven bờ suối Yến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sinh thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã hương sơn, huyện mỹ đức, hà nội (Trang 46 - 48)

Người chụp: Hồng Thanh Thương. Chụp ngày: 10/12/2010

Sơng Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam và chảy qua địa phận các tỉnh thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định với dịng sông chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng. Đoạn hạ nguồn khi qua địa phận huyện Mỹ Đức tiếp nhận dòng chảy của suối Yến, suối Tuyết chảy ra sông Đáy ở bến Phú Yên. Đoạn chảy qua địa phận huyện Mỹ Đức có

chảy uốn lượn quanh núi nên tạo phong cảnh hữu tình. Sơng Đáy cùng hệ thống sông suối nhỏ chằng chịt tại xã Hương Sơn tạo điều kiện thuận lợi phát triển giao thơng đường sơng. Phù sa ven sơng Đáy rất thích hợp để dân địa phương phát triển trồng dâu nuôi tằm.

Ngồi suối Yến, suối Tuyết Sơn cịn có các suối Long Vân, Giải Oan... Nhìn chung các suối ở khu vực Hương Sơn có những đặc điểm sau:

+ Chế độ thủy văn giống như chế độ thủy văn ở các suối khác: hàng năm có mùa lũ (tháng V- IX) và mùa cạn (tháng X- IV).

+ Thành phần thủy sinh vật đặc trưng cho HST suối bao gồm: thực vật thủy sinh (Macrophyta); thành phần ấu trùng, côn trùng ở nước rất phong phú; các lồi ốc có kích thước nhỏ họ Thiaridae, Viviparidae và nhiều lồi cá có

kích thước nhỏ. Bên cạnh đó, có rất nhiều cây rong đi chó và nhiều nhóm tảo bám đá phát triển là cơ sở thức ăn quan trọng cho cá và động vật không xương sống.

+ Suối có độ trong lớn có thể nhìn xun xuống đáy.

+ Dọc hai bên bờ suối lác đác có các cây gỗ, cây bụi, nhiều đoạn ruộng tiếp xúc ngay cạnh bờ suối. Các cây gỗ gồm bạch đàn, gạo, sung, ngái, xì tràng,… Cây bụi phổ biến là lau, sậy.

+ Chuỗi thức ăn ở đây khơng dài, thường có 4 - 5 mắt xích. Phần lớn sinh vật suối tập trung sự sống vào ven bờ và ở tầng đáy vì ở đây có nhiều chỗ ẩn nấp, nhiều bùn bã hữu cơ, tránh được dòng chảy mạnh. Quần xã sinh vật ở đây thay đổi theo mùa: mùa lũ và mùa cạn, đặc biệt là chịu ảnh hưởng đột ngột của các cơn lũ mạnh và xảy ra bất thường.

Các suối ở Hương Sơn có độ trong lớn và có thể nhìn xun xuống tận đáy. Tuy không nghiêm trọng nhưng các con suối trong vùng phải tiếp nhận phân, rác thải bừa bãi từ khu dân cư, khách du lịch, thuốc trừ sâu, phân hóa học từ các đồng ruộng ven suối và trên sườn đồi. Tuy nhiên, do lượng du

khách quá lớn vào mùa lễ hội và cũng do ý thức của mọi người chưa cao nên du khách và dân địa phương vẫn xả rác bừa bãi ra suối. Du thuyền theo đường vào các khu di tích ta có thể dễ dàng quan sát được rác thải dưới lòng suối. Theo thống kê của Ban quản lí du lịch chùa Hương, trong mùa lễ hội, lượng du khách đến tham quan khu di tích này khoảng trên 1 triệu lượt người. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với lượng du khách đến Hương Sơn tham quan là lượng rác thải sinh hoạt. Theo ước tính của ơng Vương Quốc Nhung, Phó Chủ tịch xã Hương Sơn, nếu mỗi du khách chỉ cần xả ra 2 - 3g rác/ngày thì trong mỗi mùa lễ hội, lượng rác mà xã Hương Sơn phải xử lí có thể lên đến hàng chục tấn.

Rác thải đang biến suối Yến thơ mộng ngày nào thành chiếc ao tù. Túi bóng, ni lơng, vỏ kẹo, vỏ trái cây nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đi trên bờ, chúng tôi cũng cảm thấy mùi hôi thối từ dưới mặt nước bốc lên.

Việc đánh cá bằng ruốc cá và kích điện, dùng máy móc khai thác cát tự do của dân địa phương đã làm suy thoái quần xã sinh vật ở các con suối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sinh thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã hương sơn, huyện mỹ đức, hà nội (Trang 46 - 48)