Thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian đến CEC của tro bay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp phụ cadimi và chì trong đất ô nhiễm bằng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên (Trang 72 - 74)

Từ bảng (3.10) và hình (3.7) cho thấy: trong cùng điều kiện nhiệt độ khuấy từ nhƣng với thời gian khuấy khác nhau thì CEC đạt các giá trị khác nhau. CEC đạt giá trị lớn nhất trong 24h khuấy từ, có CEC thấp nhất trong thời gian 1h khuấy từ. Và khi tăng thời gian khuấy từ từ 1h đến 24h thì CEC có xu hƣớng tăng dần. Đến tại thời điểm khuấy trong 48h thì CEC lại giảm dần. Điều này có thể giải thích nhƣ sau: với thời gian khuấy từ càng lâu thì cấu trúc tính thể của tro bay bị phá hủy càng nhiều, sự thay thế điện tích của Al3+ cho Si4+ càng nhiều tạo nên sự thiếu hụt điện tích ngày càng nhiều. Và đây chính là lý do mà khả năng hấp thu các cation lớn nên CEC cao. Tuy nhiên chỉ đến một thời gian nào đó thì cấu trúc tinh thể không thể phá vỡ nữa mặc dù tăng thời gian khuấy từ lên.

Đồng thời có thể thấy sự khác biệt giữa mẫu 1h-HCT và mẫu 1h về CEC, mẫu 1h-HCT có CEC cao hơn 4 lần so với mẫu 1h. Điều này có thể hiểu là do mẫu này trải qua giai đoạn hấp cách thủy, trong giai đoạn này vẫn giữ nguyên nhiệt độ ở 900C tạo thêm điều kiện cho quá trình phá vỡ cấu trúc tro bay và tái tạo vật liệu mới. So với mẫu 24h có CEC = 185 mgdl/100g đất thì mẫu 1h-HCT đạt hiệu quả cao hơn.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy từ

Nhiệt độ là một trong 3 yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quá trình phá vỡ và tái tạo vật liệu mới từ tro bay. Với 2 điều kiện là nồng độ NaOH 3N, thời gian khuấy từ trong 1h (sau đó hấp cách thủy trong 24h) để làm thí nghiệm ảnh hƣởng của nhiệt độ khuấy từ đến CEC của tro bay. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.11. Mối tương quan giữa nhiệt độ và CEC của tro bay

Mẫu 1000C 1500C 2000C 2500C

CEC (Mgdl/100g)

210 190 180 120

Đồ thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp phụ cadimi và chì trong đất ô nhiễm bằng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên (Trang 72 - 74)