Điều kiện tự nhiên khu vực sông Trường Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước, trầm tích sông trường giang, tỉnh quảng nam và đề xuất các biện pháp cải thiện (1) (Trang 28 - 34)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực sông Trường Giang

2.1.2.1. Vị trí địa lý

Sơng Trường Giang có tổng chiều dài 67 km, có tọa độ từ 15°29'45.76" đến 15°50'22.28" vĩ độ Bắc, từ108°21'5.15" đến 108°39'34.97" kinh độ Đông. Sông chạy dài từ Bắc xuống Nam, lần lượt đi qua các huyện Duy Xuyên, huyện Thăng Bình, thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành, song song với đường bờ biển. Đoạn phía Nam chạy cạnh bờ biển cách bờ biển khoảng 2km, đoạn phía Bắckhoảng cách rộng hơn, đoạn lớn nhất cách bờ biển khoảng 7km.

2.1.2.2. Điều kiện khí hậu a) Nhiệt độ khơng khí

Nhiệt độ khơng khí trung bình có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011 nhiệt độ trung bình năm là 25,1oC, năm 2015 nhiệt độ trung bình là 26,3oC.

Bảng 2.1. Nhiệt độ khơng khí trung bình các tháng trong năm tại khu vực nghiên cứu

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 TB năm 25,1 26,4 25,8 26 26,3 T1 19,9 21,5 21,5 20 20,6 T2 21,7 22,7 23,9 21,9 22,8 T3 21,6 24,7 25,2 24,9 25,5 T4 25 27,6 26,8 27,1 26,3 T5 28,2 29,2 28,7 29,3 29,7 T6 29,1 30,1 29 30,6 29,6 T7 29,3 29,4 28,4 29,1 28,9 T8 28,6 29,6 28,4 29 26,6 T9 27,0 26,8 26,5 28,2 28,2 T10 25,6 25,7 25,3 25,7 26 T11 24,5 25,4 24,8 25,3 25,9 T12 21,0 24,0 20,5 21,4 23,3

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phốTam Kỳ, năm 2016) [4 – 7]

Nhiệt độ trong tháng 5 đến tháng 9 cao hơn so với các tháng khác trong năm, trung bình từ 26,5 – 30,5oC. Nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau thường thấp hơn, trung bình từ 19,0 – 23,3oC.

Tổng số giờ nắng trung bình từ năm 2011 đến năm 2015 từ 143 đến 188 giờ/năm.

b) Độ ẩm

Độ ẩm trung bình từ năm 2011 đến năm 2015 từ 85 đến 88%. Độ ẩm khơng khí của các tháng 5,6,7,8 thấp hơn so với các tháng còn lại trong năm. Độ ẩm cao vào các tháng 9,10,11,12.

c) Lượng mưa

Lượng mưa trung bình tại khu vực nghiên cứu thay đổi qua các năm. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, lượng mưa trung bình năm giao động từ 173 – 288 mm/năm. Lượng mưa trung bình các tháng thay đổi theo từng năm, thường cao vào các tháng 9, 10,11, 12 với giá trị từ 100,9-879mm; lượng mưa thấp từ tháng 1 đến tháng 8 với giá trị trung bình từ 5-313,3mm, đặc biệt vào tháng 6, lượng mưa trung bình qua các năm chỉ 28,78mm.

d) Bão, áp thấp nhiệt đới

Miền trung là nơi chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất Việt Nam (hơn 65% số cơn bão vào Việt Nam).

Theo số liệu thống kê, trung bình hằng năm trên biển Đơng có khoảng 10 cơn bão, 3 đến 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động. Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, 10. Khu vực tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới trong các tháng 4,5,6 và từ tháng 8 đến tháng 12 (trừ tháng 1,2,3 chưa quan sát thấy).

Khi bão hay áp thấp nhiệt đới đi vào vùng biển hoặc đổ bộ vào đất liền Quảng Nam, Đà Nẵng gây nên mưa lớn kèm theo gió mạnh, hiện tượng nước dâng trong bão, lũ lụt và sạt lở đất.

2.1.2.3. Chế độ dịng chảy và bồi lắng

Khu vực sơng Trường Giang nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, là một trong 9 hệ thống sông lớn của cả nước và là hệ thống sơng lớn của khu vực miền Trung, với diện tích lưu vực là 10.350 km2, chiều dài sơng chính 205 km.

Dòng chảy trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt.

- Mùa lũ thường bắt đầu từ trung tuần tháng 9 và kết thúc vào thượng tuần tháng 1 năm sau. So với thời kỳ mùa mưa thì mùa lũ xuất hiện chậm hơn 1/2 tháng đến 1 tháng. Lượng nước mùa lũ đạt 62,5 ÷ 69,2% lượng nước cả năm và tháng có lượng nước lớn nhất là tháng 11 đạt 26,5 ÷ 30,9% lượng nước cả năm.

- Mùa kiệt bắt đầu từ tháng 1đến tháng 9, lượng nước mùa kiệt đạt 21,8 ÷ 38,5% lượng nước cả năm và tháng có lượng nước nhỏ nhất là tháng 4 chỉ đạt 2,1 ÷ 2,6% lượng nước cả năm.

Vào mùa lũ, lượng mưa lớn và tập trung làm cho lưu vực bị bào mòn mạnh, lượng dịng chảy lớn, do đó tổng lượng bùn cát mùa này rất lớn chiếm khoảng 75 ÷ 90% tổng lượng bùn cát cả năm. Mùa cạn lượng mưa ít, dịng chảy nhỏ nên chỉ có 10 ÷ 25% lượng bùn cát được mang theo trong mùa này.

Đối với hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn - Trường Giang - Tam Kỳ, lũ trên sông chủ yếu đổ ra biển qua 3 cửa sơng chính là: Cửa Đại, cửa Lở và cửa An Hòa. Tuy nhiên với đặc điểm các cửa sông miền Trung dưới tác động chủ yếu của bùn cát biển,

vào mùa khô hầu hết các cửa sông đều bị cạn kiệt, hiện tượng bồi lấp lịng sơng do q trình bồi lấp tự nhiên cũng như do các cơng trình, ruộng ni trồng thủy sản đã góp phần thu hẹp mặt cắt ngang sơng, làm giảm đáng kể khả năng thốt lũ, gây ùn ứ nước, kéo dài thời gian ngập lụt vùng hạ lưu[2].

2.1.2.4. Chế độ thủy triều

Về mực nước: Sông Trường Giang chịu ảnh hưởng thủy triều từ 2 cửa sông là cửa Đại và cửa An Hịa. Ở hai đầu sơng mực nước thấp, dưới tác dụng đẩy của thủy triều từ 2 phía cửa nên càng vào giữa sông mực nước càng tăng dần. Như vậy mực nước trên sông Trường Giang vào mùa kiệt biến đổi tăng dần từ đầu sông và đạt lớn nhất ở khoảng giữa, sau đó mực nước lại giảm dần ra tới cửa An Hòa [2].

- Về lưu lượng: Do ảnh hưởng của thủy triều từ hai cửa nên lưu lượng trong sông thay đổi, lúc âm (chảy ngược - dịng chảy chảy từ cửa An Hịa về phía cửa Đại), lúc dương (chảy xi - dịng chảy chảy từ cửa Đại về phía cửa An Hịa), ở khoảng 30 km đầu sơng dịng chảy chảy ngược, cịn sau đó dịng chảy chảy xi. Lưu lượng dịng chảy trong sông rất nhỏ, chỉ vài chục m3/s.

- Về vận tốc dịng chảy: Dịng chảy mùa kiệt vào sơng Trường Giang là dịng chảy từ 2 phía, nên sẽ xuất hiện điểm ―0‖ lưu tốc dịng chảy ở giữa đoạn sơng. Điểm này thay đổi tùy theo biến trình triều tại Hội An và An Hòa. Hiện tượng dòng chảy tuần hồn ngày và điểm dừng triều ở phía giữa đoạn sẽ tạo điều kiện bồi lắng trầm tích ở giữa đoạn rất đáng kể khi tốc độ dòng chảy rất nhỏ.

2.1.2.5. Điều kiện địa hình, địa mạo

- Theo Hồng Ngơ Tự Do (2016), khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, vùng Thăng Bình – Núi Thành nằm ở phía Nam sơng Thu Bồn có địa hình cao hơn khu vực Hội An. Từ phía Bắc huyện Thăng Bình đến phía Bắc huyện Núi Thành là 2 dải cồn cát cao trung bình 10m bị chia cắt bởi sông Trường Giang và hệ thống sông Tam Kỳ chạy gần song song với bờ biển. Trung tâm huyện Núi Thành là vũng An Hịa cao 0-0,5m, thơng ra biển Đơng tại cửa An Hịa và cửa Lở. Phía Nam huyện Núi Thành, có địa hình cao trung bình 5-10m với 2 mỏm núi đâm ra biển tại xã Tam Hải và Tam Quang (Bắc khu cơng nghiệp Chu Lai).

- Đặc điểm địa hình của đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có sự phân bậc khá rõ nét. Căn cứ vào dữ liệu cao độ bề mặt địa hình khu vực sơng Trường Giang được chia thành 4 vùng có cao độ khác nhau như sau:

- Vùng có độ cao từ 0m đến 2m: phân bố chủ yếu ở phía Nam thành phố Hội An (phía Bắc cửa Đại), chạy dọc bờ biển và phía Bắc cho đến trung tâm huyện Núi Thành, trùng với khu vực hạ lưu sông Tam Kỳ - Trường Giang. Tổng diện tích khoảng 114,7km2.

- Vùng có độ cao từ 2m đến 5m: tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Đơng huyện Điện Bàn, một phần nhỏ ở phía Bắc huyện Thăng Bình, phía Tây Bắc thành phố Tam Kỳ và rìa phía Tây khu vực Núi Thành. Tổng diện tích khoảng 219,6km2.

- Vùng có độ cao từ 5m đến 10m: phân bố kéo dài dọc bờ biển từ phía Bắc đến Nam vùng nghiên cứu ở dạng các bãi cát thấp. Trong lục địa tập trung chủ yếu ở phía Đơng huyện Đại Lộc và vùng phía Tây huyện Điện Bàn, huyện Duy Xuyên. Tổng diện tích khoảng 545,9km2.

- Vùng có độ cao từ 10m đến 20m: phân bố dọc bờ biển phía Nam sơng Thu Bồn, kéo dài từ Thăng Bình đến Tam Kỳ. Trong lục địa tập trung chủ yếu ở rìa phía Tây vùng nghiên cứu, là địa hình trung gian chuyển tiếp từ đồng bằng lên vùng núi thấp ở Tây đồng bằng Quảng Nam,tổng diện tích khoảng 418,5km2 [9].

Hình 2.2. Sơ đồ phân vùng địa hình theo độ cao tại đồng bằng tỉnh Quảng Nam [2] tỉnh Quảng Nam [2]

Do sự khác nhau về địa hình vùng nên tại khu vực cửa Đại, vùng hạ lưu sông Tam Kỳ với vùng thấp 2 bên bờ sông Tam Kỳ thuộc thành phố Tam Kỳ và huyện Núi Thành thường xuyên bị ngập lụt. Nhất là vùng cửa sơng của các sơng đổ vào vụng An Hồ mùa mưa (từ tháng 9 – tháng 12) do ảnh hưởng của lũ và đặc biệt là nước dâng do bão, khu vực này cũng có nguy cơ bị ngập lụt khá cao. Cịn vùng đất cao từ xã Bình Giang, Bình Triều, Bình Sa, Bình Nam thuộc huyện Thăng Bình, các xã Tam Thăng, Tam Phú và phần lớn thị xã Tam Kỳ, xã Tam Xuân, Tam Hoà thuộc huyện Núi Thành ít bị ngập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước, trầm tích sông trường giang, tỉnh quảng nam và đề xuất các biện pháp cải thiện (1) (Trang 28 - 34)