Ao ni tơm trên sơng Trường Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước, trầm tích sông trường giang, tỉnh quảng nam và đề xuất các biện pháp cải thiện (1) (Trang 45)

3.1. Hiện trạng sử dụng nƣớc trên sông Trƣờng Giang

- Hiện trạng sử dụng nước mặt: Nguồn nước mặt sông Trường Giang được khai thác để sử dụng cho việc tiêu thốt lũ, giao thơng thủy. Đây là dịng sơng nước lợ do đó là nơi sinh sống của nhiều lồi thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời nguồn nước thích hợp để ni trồng thủy sản. Dọc sông Trường Giang là các ao nuôi tôm dày đặc, nguồn nước sử dụng nuôi trồng thủy sản được bơm trực tiếp từ sông Trường Giang hoặc bơm từ giếng khoan sâu khoảng 12 m tại các ao ni. Sau đó, sơng Trường Giang cũng chính là nơi tiếp nhận nước thải khi thau rửa các ơ ni trồng thủy sản ven sơng.

Ngồi ra, việc khai thác thủy sản tự nhiên bằng việc sử dụng các ngư cụ như (nơm, chớ, đăng, bẫy đen...) đã lấn chiếm lịng sơng, làm hẹp đường đi của tàu, thuyền.

Hình 3.1. Ao ni tơm trên sơng Trƣờng Giang Trƣờng Giang

(Ảnh: Nguyễn Anh Đức, 2015)

Hình 3.2. Sử dụng các ngƣ cụ khai thác thủy sản làm lấn chiếm lịng sơng

(Ảnh: Nguyễn Nguyên Hằng, 2016)

- Hiện trạng sử dụng nước ngầm: Nguồn nước ngầm tại hai bên bờ sông Trường Giang được người dân khai thác để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày, nhiều nơi chưa có nước sạch, người dân sử dụng nước ngầm ăn uống. Qua phỏng vấn người dân cho thấy nguồn nước ngầm hầu hết đều bị nhiễm phèn, các hộ dân phải xây bể lọc cát để xử lý nước, nhiều khu vực nước ngầm nhiễm phèn, nhiễm mặn không sử dụng được.

Hình 3.3. Bể lọc cát xử lý nƣớc giếng khoan trƣớc khi sử dụng của hộ dân ven sông Trƣờng Giang

(Ảnh: Bùi Thị Tươi, 2016)

3.2. Đánh giá, phân tích các nguồn tác động có nguy cơ gây suy giảm chất lƣợng nƣớc sông Trƣờng Giang nƣớc sông Trƣờng Giang

3.2.1. Nguồn thải từ sản xuất công nghiệp

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, tính đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 50 cụm cơng nghiệp, chỉ có khu cơng nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Bắc Chu Lai và cụm công nghiệp Trường Xuân có hệ thống xử lý nước thải tập trung với tổng công suất thiết kế khoảng 7.100m3/ngày đêm. Đối với các cơ sở đang hoạt động trong và ngồi cụm cơng nghiệp, mới có 77/144 cơ sở đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, còn lại chưa xây dựng hoặc có hệ thống xử lý nhưng sơ sài. Lượng nước thải còn lại chưa qua xử lý đổ xuống sông suối, môi trường xung quanh, như nước thải tại khu công nghiệp Tam Hiệp theo kênh dẫn xuống sông Trường Giang tại khu vực xã Tam Hiệp.

Vùng biển Cửa Đại, ngoài hiện tượng nước biển dâng cao, xâm thực đất liền, cịn tiếp nhận nguồn nước ơ nhiễm từ sông Vu Gia - Thu Bồn. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản sử dụng kim loại nặng và các hóa chất độc hại trên thượng nguồn và một lượng nước thải không nhỏ xả ra từ các nhà máy ở khu, cụm công nghiệp. Nguồn nước sơng Trường Giang cịn bị đe dọa bởi tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị.

3.2.2. Nguồn thải từ sản xuất nơng nghiệp

Diện tích đất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại các xã khu vực sông Trường Giang khá lớn, trung bình chiếm trên 33,2 % tổng diện tích đất tự nhiên của các xã, trong đó cao nhất là xã Duy Thành với 50,05 % và thấp nhất là xã Tam Thanh với 1,56 %. Những năm qua, do phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,... đồng thời việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên giá trị sản xuất trong nông nghiệp chưa cao. Hiện nay, có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu nội bộ ngành, theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt.

Cây trồng của vùng gồm có lúa nước, ngơ, dưa, lạc, mè, khoai lang, sắn, điều, thuốc lá,… và một số hoa màu khác. Năng suất lúa đạt trên 40,7 tạ/ha, sản lượng lương thực bình quân đầu người khoảng 218,7 kg/người.năm, thấp hơn mức bình quân của tỉnh Quảng Nam (312,3 kg/người.năm) và của cả nước (504,7 kg/người.năm).

Nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ các sông rạch, ao hồ, đầm phá,... đưa về ruộng qua hệ thống kênh, mương thuỷ lợi rồi lại chảy chàn ra sông Trường Giang. Một số xã như Tam Thăng, Tam Phú, Tam Tiến, Bình Hải, Bình Nam, Bình Dương, Bình Giang,... nguồn nước có dấu hiệu bị nhiễm mặn nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người dân. Một số nơi, nhất là bờ phía đơng sơng Trường Giang, hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào nước mưa càng làm tăng nguy cơ rửa chôi các chất ô nhiễm trong nông nghiệp ra sông Trường Giang [2].

3.2.3. Nguồn thải từ ni trồng thủy sản

a) Diện tích ni trồng thủy sản

Các huyện có sơng Trường Giang đi qua đều có diện tích mặt nước ni trồng thủy sản mặn lợ ven sơng. Diện tích ni trồng thủy sản có xu hướng tăng từ năm 2010 đến 2016. Các đối tượng ni chính là tơm sú, tơm thẻ chân trắng, các lồi cá và nhuyễn thể nước lợ. Năm 2010 tổng diện tích ni trồng thủy nước lợ ven sông Trường Giang thuộc các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ là 801,65 ha, đến năm 2016 tổng diện tích là 1.075 ha. Theo kết quả điều tra năm 2016, tổng diện tích ni nước lợ ven sơng Trường Giang nhiều nhất thuộc huyện Núi Thành với 452,8 ha, tiếp theo là huyện Thăng Bình với 384,1 ha, thành phố Tam Kỳ là 189,4 ha, huyện Duy Xuyên là 49,25 ha (Bảng 3.1).

Trong 18 xã ven sơng Trường Giang, diện tích ni trồng thủy sản ven sơng Trường Giang lớn nhất thuộc xã Bình Nam (huyện Thăng Bình) với diện tích 137 ha, tiếp theo là xã Tam Tiến và xã Tam Hịa (huyện Núi Thành) có diện tích lần lượt là 132 và 113,5ha, xã Tam Phú (thành phố Tam Kỳ) có diện tích 90ha.

Bảng 3.1. Diện tích mặt nƣớc ni trồng thủy sản của các xã ven sông Trƣờng Giang giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: Ha

Địa điểm (Xã, huyện)

Năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Huyện Duy Xuyên 28,00 32,20 32,25 35,70 39,00 48,25 49,25

Duy Nghĩa 13,00 14,20 15,00 18,70 20,00 26,50 27,25 Duy Thành 15,00 18,00 17,25 17,00 19,00 21,75 22,00 Huyện Thăng Bình 271,35 316,80 345,70 376,95 350,70 366,20 384,10 Bình Giang 24,35 34,50 38,25 45,25 42,00 45,30 47,50 Bình Dương 22,60 30,60 34,20 40,30 37,00 40,50 43,00 Bình Triều 1,20 11,50 13,40 20,10 17,50 22,60 25,00 Bình Đào 20,50 15,60 22,75 21,50 16,20 18,50 22,40 Bình Sa 37,70 45,60 50,50 53,50 48,00 50,00 54,20 Bình Hải 45,00 53,70 55,60 61,00 55,00 53,10 55,00 Bình Nam 120,00 125,30 131,00 135,30 135,00 136,20 137,00 Thành phố Tam Kỳ 166,30 177,50 185,20 185,00 176,10 185,50 189,40 Tam Thăng 46,30 45,00 44,00 51,00 47,00 46,00 46,00 Tam Phú 85,00 86,50 88,20 85,00 86,10 89,00 90,00 Tam Thanh 35,00 46,00 53,00 49,00 43,00 50,50 53,40 Huyện Núi Thành 336,00 386,10 409,70 398,10 415,20 443,00 452,80 Tam Tiến 123,00 125,50 128,30 126,00 126,20 131,20 132,00 Tam Hòa 95,00 105,20 109,20 105,00 107,40 112,00 113,50 Tam Hải 40,00 50,30 54,10 52,00 54,20 59,40 60,50 Tam Hiệp 35,00 45,10 49,30 47,10 51,40 56,20 58,00 Tam Giang 28,00 37,00 41,20 41,00 45,30 49,70 52,60 Tam Quang 15,00 23,00 27,60 27,00 30,70 34,50 36,20 Tổng 801,65 912,60 972,85 995,75 981,00 1.042,95 1.075,55

(Nguồn: Niên giám thống kê Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ 2016 và số liệu điều tra từ đề tài ĐTĐL.CN-15/16)

Trong năm 2014, tổng diện tích ni trồng thủy sản giảm so với năm 2013, sau đó lại tăng lên vào năm 2015. Diện tích giảm ở thành phố Tam Kỳ, nguyên nhân do dịch bệnh và năng suất thấp nên một số diện tích ao ni không sử dụng. Dịch bệnh xuất hiện trên tôm nuôi ở hầu hết các xã, phổ biến là đốm trắng, phân trắng, hồng thân, bệnh gan, đen mang,... gây thiệt hại khơng nhỏ cho nơng dân. Đến năm 2015, tình hình dịch bệnh giảm, ngư dân tiếp tục đầu tư tăng diện tích ao ni.

b. Diện tích ni theo phương thức

Hiện nay, nuôi trồng thủy sản tại khu vực sơng Trường Giang có sự thay đổi so với nghề nuôi thả truyền thống trước đây. Nghề nuôi truyền thống (ni quảng canh) có diện tích ít và không phổ biến, một số ngư dân tận dụng nguồn giống tự nhiên để thả ni đến khi đạt kích cỡ thu hoạch, mật độ nuôi thấp.

Nuôi thả truyền thống phụ thuộc vào thiên nhiên, dễ bị tác động bởi thiên tai, dễ bị tổn thương trước tác động bất lợi, năng suất và lợi nhuận thấp nên người dân chuyển sang hình thức ni thâm canh, bán thâm canh hoặc quảng canh cải tiến.

Nuôi thâm canh hay cơng nghiệp giống như cơng nghiệp hóa ni trồng thủy sản. Việc lựa chọn vùng nuôi thường được thực hiện với sự cân nhắc đến các yếu tố thủy văn, thủy hóa, kỹ thuật cũng như yếu tố xã hội nhằm quản lý hiệu quả hoạt động nuôi và thu được lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn giữ cân bằng sinh thái trong vùng, giảm tác động tiêu cực của vùng nuôi đến môi tường xung quanh. Trong nuôi thâm canh hiện đại, phải áp dụng các công nghệ mới như kỹ thuật di truyền tạo giống để thả con giống vào thủy vực, bổ sung thêm thức ăn nhân tạo giàu dinh dưỡng cho lồi ni, cáp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại để phịng dịch, để tăng năng suất vật ni và phòng ngừa các rủi ro sinh thái. Ao ni cần được xây dựng hồn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn tồn chủ động, có trạng bị đầy đủ các phương tiện máy móc như thiết bị sục khí tạo oxy, thiết bị cho căn chủ động. Chi phí đầu tư và vận hành cao, địi hỏi vốn đầu tư lớn.

Tuy nhiên, nuôi thâm canh tại khu vực sơng Trường Giang cịn thiếu quy hoạch, chưa có hệ thống xử lý chất lượng nước dẫn vào và nước thải của ao nuôi. Nước lấy vào ao nuôi được người dân lấy trực tiếp từ tầng đáy của lịng sơng hoặc dẫn

từ biển vào, cịn nước thải ao ni được thải thẳng ra sông không qua xử lý nên hiệu quả và năng suất nuôi chưa cao, thường xuyên xảy ra dịch bệnh.

Hình 3.4. Chất thải ao ni xả trực tiếp ra sông Trƣờng Giang

Ảnh: Nguyễn Thị Hải, 2017

Hình 3.5. Lấy nƣớc tầng đáy của lịng sơng Trƣờng Giang vào ao nuôi

Ảnh: Nguyễn Thị Hải, 2017

Diện tích ni thâm canh của tồn khu vực cịn thấp với 227,00ha (chiếm 21,11%) tổng diện tích ni trồng thủy sản. Trong đó, diện tích ni thâm canh chủ yếu tập trung ở huyện Núi Thành với 107 ha (chiếm 47,14%), tiếp theo là huyện Thăng Bình với 65,00ha (chiếm 28,63%), thành phố Tam Kỳ có 55 ha (chiếm 24,23%). Hình thức ni này dựa hồn tồn vào con giống và thức ăn bên ngoài (thức ăn viên hoặc kết hợp với thức ăn tươi sống), vai trị của thức ăn tự nhiên ít quan trong. Con giống nuôi thả với mật độ cao (tôm sú từ 25-30con/m2, tơm thẻ chân trắng từ 90- 120 con/m2). Diện tích ao ni từ 1.000-10.000m2, tối ưu là 5.000m2.

Bảng 3.2. Diện tích ni trồng thủy sản ven sơng Trƣờng Giang phân theo phƣơng thức nuôi và loại thủy sản năm 2016 Địa điểm

Phƣơng thức nuôi Đối tƣợng nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Quảng canh và quảng canh cải tiến

Tôm Loại

khác

Huyện Duy Xuyên 0,00 15,00 34,25 45,00 1,50 2,75

Duy Nghĩa 10,00 17,25 26,00 0,50 0,75 Duy Thành 5,00 17,00 19,00 1,00 2,00 Huyện Thăng Bình 65,00 137,00 182,10 366,50 14,20 3,40 Bình Giang 5,00 15,00 27,50 45,00 2,00 0,50 Bình Dương 7,00 5,00 31,00 40,00 3,00 0,00 Bình Triều 3,00 6,00 16,00 25,00 0,00 0,00 Bình Đào 5,00 10,00 7,40 21,50 0,50 0,40 Bình Sa 10,00 15,00 29,20 53,00 1,20 0,00 Bình Hải 15,00 16,00 24,00 50,00 4,00 1,00 Bình Nam 20,00 70,00 47,00 132,00 3,50 1,50 Thành phố Tam Kỳ 55,00 43,00 91,40 182,00 4,00 3,40 Tam Thăng 15,00 8,00 23,00 45,00 0,50 0,50 Tam Phú 30,00 23,00 37,00 85,00 3,00 2,00 Tam Thanh 10,00 12,00 31,40 52,00 0,50 0,90 Huyện Núi Thành 107,00 141,00 204,80 424,00 19,00 9,80 Tam Tiến 30,00 30,00 72,00 125,00 5,00 2,00 Tam Hòa 35,00 26,00 52,50 110,00 2,50 1,00 Tam Hải 10,00 30,00 20,50 56,00 3,00 1,50 Tam Hiệp 15,00 20,00 23,00 52,00 4,00 2,00 Tam Giang 12,00 15,00 25,60 48,00 2,50 2,10 Tam Quang 5,00 20,00 11,20 33,00 2,00 1,20 Tổng 227,00 336,00 512,55 1.017,50 38,70 19,35

(Nguồn: Số liệu điều tra từ đề tài ĐTĐL.CN-15/16)

Cơng nghệ ni bán thâm canh là hình thức ni dùng phân bón gây màu nước để gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao hồ và bổ sung sức ăn từ bên ngoài như thức ăn tươi sống, cám gạo, thức ăn viên công nghiệp...Giống được thả nuôi ở mật độ tương đối cao (tơm nước lợ 10-15 con/m2) trong diện tích ao ni nhỏ (2.000-5.000m2). Với hình thức này ao được xây dựng hồn chỉnh, kích thước nhỏ nên thuận lợi cho quản lý, kích cỡ sản phẩm thu được khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì thả ít giống, thức ăn hỗn hợp thấp dùng không nhiều, thức ăn tự nhiên vẫn đóng vai trị quan trọng. Tuy nhiên, năng suất nuôi hơn so với nuôi thâm canh. Diện tích ni bán thâm canh của tồn khu vực là 336 ha (chiếm 31,24%), trong đó huyện Núi Thành có diện tích

lớn nhất với 141 ha (chiếm 41,96%), tiếp theo là huyện Thăng Bình với 137 ha (chiếm 40,77%), thành phố Tam Kỳ có 43,0 ha (chiếm 12,08%), thấp nhất là huyện Duy Xuyên với 15 ha (chiếm 4,46%).

Hình 3.6. Cơ cấu diện tích theo hình thức ni

Ni quảng canh cải tiến là hình thức ni dựa trên nền tảng của mơ hình ni quảng canh nhưng có bổ sung giống ở mật độ thấp (nuôi tôm nước lợ 0,5-2 con/m2) hoặc bổ sung thức ăn hoặc bổ sung cả giống và thức ăn. Hình dạng và kích cỡ ao đầm vẫn theo dạng quảng canh nên quản lý gặp khó khăn, năng suất và giá trị kinh tế thấp. Tổng diện tích ni quảng canh và quảng canh cải tiến tại khu vực sông Trường Giang và vùng phụ cận là 512,55 ha, trong đó huyện Núi Thành có diện tích lớn nhất với 204,80 ha (chiếm 39,96%), tiếp theo là huyện Thăng Bình với 182,10 ha (chiếm 35,53%), thành phố Tam Kỳ là 91,40 ha (chiếm 17,83%), huyện Duy Xuyên là 34,25 ha (chiếm 6,68%).

c. Diện tích ni theo đối tượng ni

Tại khu vực sông Trường Giang và vùng phụ cận, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và tơm sú. Một phần diện tích ni các lồi cá nước lợ và nhóm khác (ngao, hàu). Tổng diện tích ni tơm là 1.017,50ha, chiếm 94,60% tổng diện tích ao, đầm nuôi trồng thủy sản của khu vực. Diện tích ni cá là 38,70 ha, chiếm 3,63%. Diện tích ni nhóm khác là 19,35ha, chiếm 1,7%.

21,11%

31,24% 47,65%

Hình 3.7. Cơ cấu diện tích theo đối tƣợng ni

Tóm lại, ngành ni trồng thủy sản tại khu vực sông Trường Giang và vùng phụ cận hiện nay vẫn chưa khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế do công tác quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh, huyện chưa cụ thể, chủ yếu phát triển tự phát ở quy mô hộ gia đình. Những năm gần đây, do ni trồng thủy sản ồ ạt, nước thải từ ao nuôi không được xử lý mà đổ thẳng ra sông đã gây ô nhiễm nguồn nước, nước có mùi tanh, nhiều khu vực nổi váng, màu xanh rêu do sự phát triển của tảo. Theo ước tính của ngành Nơng nghiệp tỉnh Quảng Nam, bình quân mỗi ha nuôi tôm thải ra môi trường hơn 3.000m3 nước thải/năm (tương đương tổng lượng thải toàn tỉnh mỗi năm là 6 triệu m3).

Hình 3.8. Bơm xả nƣớc thải đầm nuôi tôm tại sông Trƣờng Giang

Ảnh: Bùi Thị Tươi, 2016

Hình 3.9. Nƣớc sơng Trƣờng Giang với sự phát triển của tảo

Ảnh: Bùi Thị Tươi, 2017

94,6%

3,63% 1,7%

Ngồi ra khu vực gần phía cửa biển, thuộc xã Tam Giang, Tam Hải người dân sử dụng bãi bồi để nuôi ngao, nước thải nuôi ngao cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước sông Trường Giang.

3.2.4. Nguồn thải từ sinh hoạt

Hầu hết hộ dân trong vùng sử dụng nước giếng đào và giếng khoan để phục vụ sinh hoạt, ăn uống. Nước ngầm nhiều hộ dân bị nhiễm phèn, người dân phải xây dựng bể lọc cát để xử lý nước. Hiện nay, với sự hỗ trợ của tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, một số xã như Tam Hồ, Bình Đào, Bình Dương,… đã đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch, đáp ứng nhu cầu của nhiều hộ dân trong xã. Tuy nhiên, dọc sơng Trường Giang chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống cống rãnh thoát nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước, trầm tích sông trường giang, tỉnh quảng nam và đề xuất các biện pháp cải thiện (1) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)