Con đường lây nhiễm của virus HBV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình định lượng HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan b mạn tính (Trang 25 - 26)

Theo WHO, HBV có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Trong khoảng thời gian đó, virus vẫn có khả năng lây nhiễm nếu như virus có thể xâm nhập vào cơ thể của một người khơng được bảo vệ bởi vaccine. Q trình ủ bệnh của virus HBV trung bình khoảng 75 ngày, nhưng có thể nằm trong khoảng từ 30

đến 180 ngày. Virus có thể được phát hiện trong khoảng từ 30 đến 60 ngày sau khi bị nhiễm virus và có thể kéo dài dai dẳng và phát triển thành viêm gan B mạn tính.

Ở các vùng có mật độ lây nhiễm cao, HBV thường có xu hướng lây truyền từ mẹ sang con trong khoảng thời gian mang thai, hoặc qua truyền thẳng (lây nhiễm qua máu người mang virus), đặc biệt là từ trẻ nhiễm virus sang trẻ không nhiễm trong khoảng 5 năm đầu. Sự phát triển của viêm gan B mạn ở trẻ sơ sinh thường là do người mẹ truyền sang trong khoảng thời gian mang thai hoặc trong 5 năm đầu đời.

HBV còn lan truyền qua da hoặc niêm mạc với máu của người bị nhiễm bệnh và một số dịch cơ thể, ví dụ như nước bọt, kinh nguyệt, dịch âm đạo và tinh dịch. Lây truyền qua đường tình dục cũng có thể xảy ra, đặc biệt là người nam chưa tiêm vaccine có quan hệ tình dục với nhiều người người đồng giới và khác giới. Nhiễm HBV ở người trưởng thành có ít hơn 5% là dẫn đến hình thành tình trạng viêm gan mãn tính. Sự lây truyền của virus cịn có thể xảy ra qua việc sử dụng lại kim và ống tiêm ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Thêm vào đó, sự lây nhiễm có thể xảy ra trong q trình phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe hay nha khoa, thơng qua xăm hình hoặc qua sử dụng dao cạo hoặc những vật dụng tương tự có nhiễm với máu của người mang virus.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình định lượng HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan b mạn tính (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)