Mục tiêu điều trị của viêm gan B mạn tính là cải thiện chất lượng cuộc sống và duy trì sự sống bằng cách ngăn chặn sự tiến triển của bệnh xơ gan, xơ gan mất bù, bệnh gan giai đoạn cuối, ung thư biểu mô tế bào gan và tử vong. Đây là mục
tiêu có thể đạt được nếu sự sao chép của HBV bị ức chế và duy trì liên tục. Việc giảm nồng độ HBV DNA kèm theo hoạt động mơ học của viêm gan B mạn tính làm giảm nguy cơ xơ gan và giảm nguy cơ HCC, đặc biệt trong những bệnh nhân xơ gan [59]. Tuy nhiên, nhiễm HBV mạn tính khơng thể hồn tồn bị loại trừ do sự tồn tại bền vững của covalently closed circular DNA (cccDNA) trong nhân của tế bào gan bị nhiễm HBV [21, 87]. Hơn nữa, bộ gen HBV được tích hợp vào hệ gen của vật chủ và có thể phát sinh ung thư [20, 23, 83].
Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đánh giá vai trò của các dấu ấn virus viêm gan B như HBV DNA, HBeAg, HBsAg đã có đóng góp tích cực nhất định trong việc kiểm sốt bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một mơ hình nào có thể dự báo đáp ứng virus sớm trong điều trị, dự báo đáp ứng virus bền vững sau kết thúc điều trị mang lại hiệu quả cao trong thực hành lâm sàng [60], [18], [105].
Các thuốc điều trị viêm gan B mạn tính hiện nay được cấp phép là Peg-IFN α- 2a và các thuốc ức chế enzym phiên mã ngược đường uống đồng đẳng của nucleoside (nucleos(t)ide analogues, NAs) như Lamivudine, Telbivudine, Adefovir, Entecavir, Tenofovir [32], [63]. Sự ức chế dài hạn việc tái bản HBV bằng NAs làm giảm đánh kể những biến chứng liên quan đến nhiễm HBV, tuy nhiên thời gian điều trị với các NAs không được xác định và với hầu hết bệnh nhân phải điều trị suốt đời [63]. Ở một số bệnh nhân được điều trị bằng NAs, sự chuyển đảo HBeAg huyết thanh có thể xảy ra với sự biến mất của HBeAg và xuất hiện anti-HBe. Đến nay, chuyển đảo HBeAg huyết thanh được công nhận là một dấu mốc quan trọng trong quá trình điều trị nhiễm HBV mạn tính, là điều kiện tiên quyết cho sự chuyển đảo HBsAg huyết thanh, cả hai đều đại diện cho sự thuyên giảm nhiễm HBV một cách ổn định và cho phép ngừng điều trị [32], [18]. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu trên thế giới và trong nước vẫn chưa thiết lập được các công cụ hiệu quả nhằm dự báo sự chuyển đảo HBeAg như một kết quả của quá trình điều trị với các NAs.
Sự suy giảm mạnh về nồng độ HBV DNA huyết tương ở các bệnh nhân viêm gan B mạn tính khi được đơn trị liệu bằng NAs đã được nhiều nghiên cứu đề cập [32], [111]. Tuy nhiên việc ức chế tổng hợp DNA không ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cccDNA trong nhân tế bào gan bị nhiễm, do đó hầu như khơng loại bỏ hồn toàn được cccDNA trong thực hành lâm sàng [71] và khi ngừng điều trị, người ta lại thấy sự phục hồi trở lại của HBV DNA trong huyết tương người bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ HBsAg cũng là một yếu tố tiềm năng trong tiên lượng đáp ứng điều trị và tiên lượng các biến chứng gặp phải trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính [44], [96], [24]. Tuy nhiên, việc HBsAg được tạo ra một cách dư thừa trong máu ngoại vi nên HBsAg cũng chưa phản ánh chính xác cccDNA trong nhân tế bào gan và điều này làm giảm vai trò của yếu tố nồng độ HBsAg trong các tiên lượng về sự nhân lên của HBV.
Việt Nam nằm trong khu vực có tỉ lệ lưu hành HBV trong cộng đồng vào loại cao nhất trên thế giới [56] và nhiễm HBV mạn tính là một vấn đề y tế nặng nề tại nước ta. Sự cấp thiết trong việc tìm ra hay thiết lập các cơng cụ theo dõi, kiểm sốt điều trị cũng như quản lý hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng là rất rõ ràng trong bối cảnh phổ biến của nhiễm HBV mạn tính và sự phức tạp, khó khăn trong điều trị một cách triệt để các bệnh gan liên quan đến HBV. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào trong nước được thực hiện nhằm làm rõ hơn những vấn đề hết sức tiềm năng về ý nghĩa lâm sàng của tải lượng HBV pgRNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Các nghiên cứu trên thế giới về định lượng HBV pgRNA vẫn còn tiến hành với số lượng bệnh nhân chưa nhiều. Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng một quy trình định lượng HBV pgRNA huyết tương với độ nhạy cao trên đối tượng là các bệnh nhân viêm gan B mạn tính đang điều trị bằng các đồng đẳng nucleoside ở nước ta.
Chương 2 – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU