Ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thủ Thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường nhà đất tại huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 37 - 40)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Huyện Thủ Thừa là 01 trong số 15 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Long An, nằm về phía Nam của tỉnh Long An.

+ Phía Đơng giáp huyện Bến Lức và Tân Trụ.

+ Phía Tây giáp huyện Thạnh Hóa và tỉnh Tiền Giang. + Phía Nam giáp Thành phố Tân An.

+ Phía Bắc giáp huyện Đức Huệ.

- Địa hình, địa chất: Nhìn tổng qt huyện Thủ Thừa có địa hình bằng phẳng và trũng thấp, độ cao từ 0,45m – 1,0m so với mực nƣớc biển, độ cao trung bình là 0,75m so với mực nƣớc biển. Nằm trong vùng địa chất non trẻ, đó là trầm tích Holocene, cụ thể gồm: Trầm tích đầm lầy biển (bmQIV), trầm tích lịng sơng cổ (a, bmQIV2-3), trầm tích sơng (aQ3IV).

- Khí hậu đƣợc chia thành 2 kiểu mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Tài nguyên đât: Trên địa bàn huyện có 02 nhóm đất chính là nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa và một phần nhỏ diện tích thuộc nhóm đất xám

+ Nhóm đất phèn có diện tích khoảng 20.284ha chiếm 67,93% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã phía Bắc kênh Thủ Thừa gồm: xã Long Thành 4.168 ha, xã Tân Lập 3.863 ha, xã Tân Thành 3.640 ha, xã Long Thuận 2.339 ha, xã Long Thạnh 2.051 ha, xã Mỹ An 903 ha, xã Nhị Thành 923 ha, xã Bình An 543 ha, Thị trấn Thủ Thừa 822 ha, xã Mỹ Thạnh 700 ha, xã Mỹ Lạc 285 ha và xã Bình Thạnh 47 ha.

+ Nhóm đất phù sa có diện tích 8.688ha, chiếm 29,10% diện tích tồn huyện, phân bố ở các xã sau: xã Mỹ Lạc 1.345 ha, xã Mỹ Phú 1.160 ha, xã Long Thạnh 1.156 ha, xã Long Thuận 1.068 ha, xã Bình Thạnh 1.045ha, xã Mỹ An 987 ha, xã Mỹ Thạnh 923 ha, xã Bình An 454 ha, xã Nhị Thành 330 ha, xã Tân Thành 220 ha.

+ Nhóm đất xám chỉ có diện tích nhỏ tại xã Long Thành 155,7 ha (Khu Gịng Cát), diện tích đất xám đều hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu thấp và có q trình xói mịn, rửa trơi đất rất mãnh liệt, làm cho chất lƣợng đất càng có xu hƣớng xấu đi [24].

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân số, lao động, việc làm.

+ Theo số liệu thống kê năm 2017 do Chi cục thống kê cung cấp [8], dân số bình qn của huyện là 93.098 ngƣời, trong đó khu vực đơ thị có 15.284 ngƣời. Mật độ dân số bình qn tồn huyện là 311 ngƣời/km2 và phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện. Thị trấn Thủ Thừa có mật độ dân số cao nhất là 1.748 ngƣời/km2.

+ Năm 2017 tồn huyện có 56.789 ngƣời trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên, chiếm khoảng 61% dân số toàn huyện. Tuy nhiên số lao động qua đào tạo có chun mơn đạt tỷ lệ thấp, chủ yếu là lao động phố thông.

+ Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 huyện đã tập trung thực hiện kế hoạch phát triển đồng bộ nguồn nhân lực giải quyết việc làm giảm nghèo, thông qua các dự án giải quyết việc làm, các lớp dạy nghề nông thôn, sàn giao dịch việc làm và đã tƣ vấn, giải quyết việc làm cho 19089 lao động, bình quân 01 năm giải quyết việc làm

cho trên 3500 lao động; năm 2016: tƣ vấn giới thiệu việc làm cho 4362 trƣờng hợp; năm 2017: 3437 trƣờng hợp.

- Phát triển kinh tế: các ngành kinh tế của huyện phát triển ổn định, kinh tế tăng

trƣởng khá, thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc tăng lên. Huyện Thủ Thừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An, vì thế có nhiều cơ hội thu hút đầu tƣ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sau nhiều năm đầu tƣ phát huy đƣợc hiệu quả; tiềm năng đất đai, lao động còn lớn là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của huyện, vùng phía Nam phát triển sản xuất lúa chất lƣợng cao (3 vụ), chăn nuôi gia súc với phát triển công nghiệp, thƣơng mại -dịch vụ, vùng phía Bắc chuyên canh cây lúa (2 vụ), cây tràm, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông nghiệp đƣợc tập trung đầu tƣ đồng bộ, từng bƣớc hoàn chỉnh hệ thống đê bao lửng ở các xã phía Bắc, nạo vét kênh thủy lợi nội đồng các xã phía Nam. Mạng lƣới điện ngày càng hồn thiện phục vụ tốt sản xuất, dân sinh.

Lúa vẫn là cây trồng chính của huyện với diện tích gieo trồng năm 2010 là 29.941 ha và đến năm 2015 là 33.683 ha, năm 2016: 36.616 ha; năm 2017: 39.186 ha, diện tích gieo trồng qua các năm tăng lên do tăng diện tích trồng lúa vụ 3.

Đối với cây mía diện tích canh tác giảm dần qua các năm, diện tích trồng là 2127 ha vào năm 2011 và đến năm 2015 còn 1700 ha; năm 2016: 1441 ha; năm 2017: 1436 ha. Nguyên nhân do giá mía thấp ngƣời dân trồng khơng có lãi nên chuyển sang trồng các loại cây trồng khác nhƣ chanh, thanh long, khoai mỡ...

+ Lâm nghiệp: chủ yếu là trồng rừng sản xuất (cây tràm). Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế thấp so với các mơ hình khác nên diện từng rừng sản xuất cũng giảm dần qua các năm chủ yếu chuyển sang trồng lúa.

+ Ni thủy sản: diện tích ni trồng thủy sản trên địa bàn, chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ, phân tán, cá ao, cá ruộng lúa vào mùa lũ ở các xã phía bắc của huyện.

+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, các cơ sở chế biến lƣơng thực, thực phẩm hoạt động khá... Công tác xúc tiến đầu tƣ cho các khu công nghiệp, khu dân cƣ đô thị của huyện cịn gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của suy giảm kinh tế của thế giới và khu vực Châu Á nhất là những năm đầu 2011-2013. Đến nay trên địa bàn huyện có khu cơng nghiệp Hịa Bình đi vào hoạt động thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ thứ cấp.

Sản xuất công nghiệp và xây dựng từng bƣớc đạt hiệu quả, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng bình quân 13,7%/năm. Thƣơng mại - dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Trên địa bàn huyện có 4 khu cơng nghiệp tiềm năng gồm: Khu Công nghiệp - dân cƣ Việt Phát, xã Tân Lập; Khu Cơng nghiệp Hịa Bình, xã Nhị Thành; Khu Công nghệ Môi trƣờng xanh, xã Tân Lập; Khu Công nghiệp Thị trấn Thủ Thừa. Các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, chế biến lƣơng thực, thủy sản xuất khẩu, thức ăn gia súc, mộc gia dụng duy trì sản xuất ổn định, góp phần phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho nhân dân lao động tại địa phƣơng.

+ Thƣơng mại - dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lĩnh vực thƣơng mại, lƣu trú, ăn uống bình quân 9,9%/năm. Huyện tập trung xây dựng quy hoạch phát triển thƣơng mại - dịch vụ Thị trấn Thủ Thừa đến năm 2020, xã hội hóa xây dựng mới chợ Tân Lập, đầu tƣ nâng cấp chợ Bà Mía, chợ Cầu Voi, xây dựng mới chợ Mỹ Thạnh, chợ Bình An tạo điều kiện cho nhân dân nơng thôn thuận lợi trong trao đổi, mua bán hàng hóa.

+ Dịch vụ bƣu chính - viễn thơng và các loại hình dịch vụ khác ngày càng phát triển khá mạnh ở hầu hết các địa bàn, hoạt động ổn định, kịp thời phục vụ n hu cầu hoạt động sản xuất, đời sống nhân dân. Mạng lƣới tín dụng, ngân hàng phát triển khá đa dạng, góp phần làm lành mạnh hóa thị trƣờng tài chính - tín dụng, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh.

- Hạ tầng giao thơng: Huyện có vị trí địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam của tỉnh Long An; có các tuyến giao thơng đƣờng bộ, đƣờng thủy vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa nơng sản nhƣ các tuyến: Đƣờng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lƣơng, Quốc lộ 1, Quốc lộ 62, Quốc lộ N2 và Sông Vàm Cỏ Tây chảy xuyên từ Bắc xuống phía Nam của huyện. Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có hệ thống giao thơng đƣờng bộ, đƣờng thủy, kênh mƣơng dày đặc rất thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lƣu giữa các khu vực.

- Giáo dục và đào tạo: có bƣớc phát triển, chất lƣợng, hiệu quả giáo dục đƣợc

nâng cao. Chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng lớp đƣợc quan tâm đầu tƣ, cơ sở vật chất từng bƣớc đáp ứng yêu cầu dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường nhà đất tại huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)