Khái quát tình hình quản lý nhà nƣớc về đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường nhà đất tại huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 40)

đất huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

2.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Thủ Thừa

2.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và các văn bản hƣớng dẫn thi hành của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, UBND

huyện Thủ Thừa đã sớm triển khai tập huấn những nội dung cơ bản của Luật và Nghị định của Chính phủ cho cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện việc tuyên truyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng để cán bộ và ngƣời dân có thể nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nƣớc liên quan tới đất đai.

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thủ Thừa là cơ quan tham mƣu cho UBND huyện Thủ Thừa ban hành các văn bản thực hiện quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện.

Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng đã xây dựng và trình UBND huyện Thủ Thừa ban hành nhiều văn bản về quản lý đất đai. Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó trong những năm qua đã đƣợc huyện thực hiện khá tốt, làm cơ sở cho việc thực hiện quản lý, sử dụng đất đai đƣợc chặt chẽ, có hiệu quả, phù hợp với phong tục, tập quán của nhân dân trong huyện.

2.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ), UBND tỉnh Long An đã tiến hành cắm mốc ranh giới hành chính tại 3 cấp, trong đó có huyện Thủ Thừa.

Địa giới hành chính của huyện Thủ Thừa đã đƣợc xác định cụ thể và đƣợc cắm mốc quản lý, ranh giới của huyện giáp ranh đã cụ thể và thể hiện trên bản đồ hành chính của huyện; đƣợc sự giúp đỡ của Sở Nội Vụ tỉnh Long An giúp đỡ nên tranh chấp về địa giới giữa các huyện khơng cịn.

Địa giới của 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã đƣợc phân định, đất đai đƣợc quản lý theo đơn vị hành chính trong tồn huyện theo đúng quy định và khơng cịn tranh chấp về địa giới hành chính giữa các xã giáp ranh.

Hiện nay UBND huyện giao cho phòng Nội vụ quản lý về địa giới hành chính của tồn huyện Thủ Thừa.

2.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Cơng tác đo đạc, lập bản địa chính đƣợc sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Long An chỉ đạo thuê đơn vị tƣ vấn lập bản đồ địa chính của 13 xã, thị trấn của huyện Thủ Thừa, kết quả rất tốt là cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng nhƣ quản lý tốt quỹ đất trên toàn huyện, giảm mức thấp nhất việc tranh chấp đất đai trên toàn huyện.

Đến năm 2017, huyện Thủ Thừa đã cơ bản hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên phạm vi tồn huyện theo hệ tọa độ VN-2000.

2.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công việc rất quan trọng trong công tác quản lý đất đai là cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện nói riêng và trên cả nƣớc nói chung. Cơng tác quản lý đất đai gắn liền với quy hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2020 [24] và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện đã đƣợc thực hiện và đƣợc ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt; trong giai đoạn 2016-2020 do có sự thay đổi về luật đất đai năm 2013 vì vậy có sự thay đổi trong cơng tác quản lý đất đai, do đó ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phů hợp với luật đất đai.

Do quy hoạch nông thôn mới đƣợc lập ở từng xã theo luật định nên sẽ không lập quy hoạch sử dụng đất đối với cấp xã. Tuy nhiên, sẽ lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Thủ Thừa vì thị trấn khơng lập quy hoạch nơng thơn mới và đồng thời Uỷ ban nhân dân huyện Thủ Thừa có kế hoạch thực hiện lập quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Thủ Thừa.

2.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đƣợc duyệt, các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng quy hoạch khi có u cầu thì phịng Tài ngun và Mơi trƣờng tham mƣu ủy ban nhân dân huyện giải quyết theo luật định trong phạm vi chức năng của huyện.

Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã ổn định và đúng quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho nhân dân, tổ chức kinh tế, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.

2.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác quản lý bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi thu hồi đất đƣợc ủy ban nhân dân huyện giao cho phòng Tài nguyên và Mơi trƣờng, phịng Kinh tế hạ tầng và thành lập riêng ban quản lý dự án để chuyên thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi thu hồi đất.

Trong nhiều năm quản lý trƣớc, UBND huyện đã phải giải quyết rất nhiều việc, làm việc với rất nhiều hộ dân khi thực hiện thu hồi đất để giao thực hiện các dự án, nhất là dự án công nghiệp và đơ thị do đó cần có 01 ban chức năng riêng thực hiện tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện.

Từ khi có Ban quản lý dự án xây dựng huyện thì cơng tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất đƣợc thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và ngƣời dân trong cơng tác giải phóng mặt bằng.

2.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

a) Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trong năm 2017, Phịng

Tài ngun và Mơi trƣờng đã tham mƣu UBND huyện cấp GCN lần đầu cho 93 trƣờng hợp: diện tích 19,85 ha; 180 giấy chứng nhận . Diện tích đã cấp đƣợc 23.204,87 ha so với diện tích theo hiện trạng cần cấp là 23.457,74 ha, tỷ lệ cấp giấy đạt 98,92%. Số còn lại chƣa đƣợc cấp chủ yếu là diện tích nhỏ, sót thửa, đất biền, ngƣời dân chƣa đăng ký. Hiện tại phòng TNMT tiếp tục tham mƣu UBND huyện có văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục rà soát, thống kê số thửa chƣa đƣợc cấp GCN để tiến hành thông báo, vận động ngƣời dân kê khai, đăng ký theo quy định [25].

Nhìn chung, việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trong những năm qua đã đƣợc địa phƣơng và ngƣời dân quan tâm. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính đã đƣợc tiến hành cơ bản theo đúng qui định. Hồ sơ sau khi nghiệm thu đƣợc quản lý, lƣu trữ theo quy định.

b. Thực trạng công tác lập hồ sơ địa chính.

* Thực trạng việc lập hệ thống bản đồ

Hệ thống bản đồ dạng giấy bao gồm bản đồ địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính đƣợc thiết lập theo Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ngày 06 tháng 11 năm 1991. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính và bản đồ hành chính. Trong đó, hệ thống bản đồ địa chính năm 1995-1997 đã đƣợc số hố, sử dụng trong phần mềm Autocad phục vụ công tác in ấn sơ đồ thửa đất trên giấy chứng nhận và cập nhật các trƣờng hợp đủ điều kiện đăng ký biến động thƣờng xuyên đối với đất ở.

Bản đồ huyện Thủ Thừa đƣợc lập, cập nhật năm 2007 là bản đồ khơng ảnh, tỷ lệ nhỏ, độ chính xác khơng cao nên đây cũng là khó khăn cho cơng tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Riêng xã Bình An, xã Bình Thạnh và Thị trấn Thủ Thừa đƣợc nâng tỷ lệ bản đồ do các đơn vị này tình trạng biến động đất đai lớn. Tuy nhiên vấn đề này cũng gây khó khăn trong cơng tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do trƣớc đây, huyện tổ chức cấp đổi giấy chứng nhận vào năm 2003 theo bản đồ nhƣng bản đồ chính xác khơng cao, có trƣờng hợp cấp không đúng đối tƣợng, khơng đúng vị trí, khơng đúng diện tích. Nên khi ngƣời dân thực hiện các quyền theo quy định phải đo đạc lại, mất thời gian và chi phí.

Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành Thông tƣ số 55/2013/TT-BTNMT quy định về việc thành lập bản đồ địa chính tuy nhiên trong thời gian ngắn phòng Tài nguyên và Mơi trƣờng huyện chƣa thể rà sốt và làm lại toàn bộ hệ thống bản đồ mới.

Bảng 2.1. Kết quả đo đạc bản đồ địa chính huyện Thủ Thừa

STT Đơn vị (xã, thị trấn) Tổng số tờ Tỷ lệ 1/500 1/1000 1/2000 1/5000 1 Xã Mỹ Lạc 6 1709.29 2 Xã Long Thành 12 4339.02 3 Xã Tân Lập 9 3865.05 4 Xã Bình Thạnh 22 1105.27 5 Xã Tân Thành 11 3881.41 6 Xã Nhị Thành 22 26.29 72.11 1171.44 7 Xã Mỹ Phú 4 1249.78 8 Xã Long Thạnh 10 3280.93 9 Xã Long Thuận 9 3502.04 10 Xã Mỹ Thạnh 4 1721.86 11 Xã Mỹ An 6 2020.77 12 Xã Bình An 31 12.58 31.18 1010.35 13 Thị trấn Thủ Thừa 26 171.12 7.42 701.79 Tổng số toàn huyện 172 209.99 110.71 2115.62 27443.38

Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Thủ Thừa (2018) [10]

* Thực trạng việc lập Hệ thống sổ sách.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Hệ thống sổ sách địa chính gồm 4 loại: Sổ mục kê, sổ địa chính, Sổ cấp giấy chứng nhận, sổ theo dõi biến động đất đai của 13 xã, thị trấn thuộc huyện đã đƣợc lập ở dạng giấy và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính theo đúng qui định.

Bảng 2.2. Hệ thống sổ sách trong hồ sơ địa chính của huyện Thủ Thừa

Số

TT Tên xã, thị trấn

Hồ sơ địa chính lƣu trữ tại Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai tại huyện Thủ Thừa

Sổ địa chính Sổ mục Sổ theo dõi biến động đất đai Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1 Xã Mỹ Lạc 22 2 2 4 2 Xã Long Thành 24 2 3 4 3 Xã Tân Lập 5 2 1 2 4 Xã Bình Thạnh 32 2 3 7 5 Xã Tân Thành 29 2 2 6 6 Xã Nhị Thành 42 3 4 8 7 Xã Mỹ Phú 26 2 3 6 8 Xã Long Thạnh 17 2 3 5 9 Xã Long Thuận 19 2 2 6 10 Xã Mỹ Thạnh 23 2 2 5 11 Xã Mỹ An 25 2 3 6 12 Xã Bình An 18 3 3 4 13 Thị trấn Thủ Thừa 27 2 4 9

Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Thủ Thừa (2018) [10]

Ngồi ra tại Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai cịn lập hệ thống sổ phục vụ cơng tác chuyên môn nhƣ: Sổ theo dõi giao dịch đảm bảo; sổ tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ giao dịch đảm bảo; sổ luân chuyển hồ sơ đăng ký biến động; sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận lần đầu; sổ luân chuyển thơng tin địa chính với cơ quan thuế.

c. Thực trạng công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính.

Ngày 08/6/2015, UBND tỉnh Long An ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về tăng cƣờng công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính. UBND huyện Thủ Thừa chỉ đạo phịng Tài ngun và Mơi trƣờng rà sốt lại tất cả hồ sơ địa chính chƣa

cập nhật chỉnh lý biến động, kể cả các cơng trình nhà nƣớc và nhân dân cùng làm; dự tốn kinh phí giao Chi nhánh Văn phòng đăng ký thƣờng xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động theo qui định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tại Thông tƣ số 09/2007/TT- BTNMT ngày 02/8/2007 về hƣớng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính và Thơng tƣ số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính, gồm các cơng việc sau:

+ Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính đối với các trƣờng hợp thuộc thẩm quyền cấp mới Giấy chứng nhận do UBND huyện cấp;

+ Trong thời gian chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu địa chính điện tử thì thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định của các thông tƣ này.

+ Khi nhận đƣợc thơng báo chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền có nội dung cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính trên giấy đang quản lý đối với tất cả các trƣờng hợp đủ điều kiện chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo qui định.

Tuy nhiên công tác chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện hiện tại thực hiện trên hồ sơ dạng giấy do chƣa có hồ sơ địa chính điện tử chính quy, và chỉ cập nhật biến động, chỉnh lý đƣợc đối với các trƣờng hợp đủ điều kiện đăng ký biến động do ngƣời dân thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất nhƣ: chuyển đổi, chuyển nhƣợng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở. Thực tế cơng tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đất cơng trình cơng cộng, giao thơng, thì việc chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ đăng ký biến động đất đai có rất nhiều thiếu sót và không đạt yêu cầu. Nguyên nhân là do công tác này trƣớc đây trên địa bàn tỉnh ít đƣợc quan tâm .

d. Thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính.

UBND huyện Thủ Thừa thuê Trung tâm lƣu trữ lịch sử tỉnh Long An thực hiện lƣu trữ hồ sơ địa chính tại Chi nhánh văn đăng ký huyện Thủ Thừa gồm: 309 quyền sổ địa chính, 60 quyển sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất lập năm 1996-1997, 35 quyền sổ theo dõi biến động đất đai và 72 quyển sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những biến động trong việc sử dụng đất trƣớc năm 2012 không đƣợc thực hiện đầy đủ nên số lƣợng sổ theo dõi biến động đất đai đến nay chỉ có 35 quyển.

Hệ thống hồ sơ địa chính của văn phịng đăng ký chủ yếu ở dạng giấy. Trƣớc đây, hồ sơ địa chính đƣợc lập theo mẫu cũ và theo Thông tƣ 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng gồm: Bản đồ đo đạc năm 1996 - 1997; Sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất lập theo đơn vị xã giai đoạn 1996-1997; Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sổ địa chính; Sổ theo dõi biến động đất đai. Thực hiện các Thông tƣ của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng: số 17/2009/TT-BTNMT ngày

21/10/2009, số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Văn phịng đăng ký đã xây dựng hồ sơ địa chính theo mẫu mới và hƣớng dẫn các xã cập nhật hệ thống sổ theo các Thông tƣ này để vệc quản lý đƣợc đồng bộ, đầy đủ, đúng qui định.

Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính: Cán bộ Văn phịng đăng ký đƣợc phân công thụ lý hồ sơ thực hiện đồng thời nhiệm vụ chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với hồ sơ đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường nhà đất tại huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)