Một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn CT1.1 và G1

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và cơ chế kháng khuẩn của một số chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin nhằm định hướng sản xuất chế phẩm probiotic trong nuôi trồng thủy sản (Trang 44 - 46)

Thực hiện các phản ứng sinh hóa như thử nghiệm catalase, khả năng sử dụng các loại đường, khả năng sinh hơi của vi khuẩn.

Thử nghiệm catalase

Kết quả thử nghiệm catalase cho thấy, cả hai chủng CT1.1 và G1 đều có phản ứng dương tính khi nhỏ H2O2 vào sinh khối tế bào, hiện tượng sủi bọt khí xuất hiện chứng tỏ trong quá trình sinh trưởng hai chủng này có sinh enzyme catalase phân giải H2O2 thành H2O và O2. Vậy nên cả hai chủng CT1.1 và G1 đều là vi khuẩn hiếu khí.

Thử nghiệm khả năng lên men đƣờng

Các chủng CT1.1 và G1 được nuôi trong ống nghiệm chứa môi trường để lên men một trong các loại đường như mannitol, sorbitol, lactose, glucose, ở pH 7,4 và nhiệt độ 37oC. Kết quả quan sát cho thấy các chủng đều lên men đường glucose, manitol, lactose sinh acid làm giảm pH môi trường biến đổi màu chỉ thị phenol đỏ từ đỏ sang vàng và không lên men đường sorbitol. Kết quả được thể hiện ở Hình 3.5 và Bảng 3.1.

Hình 3.5. Thử nghiệm khả năng lên men đƣờng của chủng CT1.1

(1-Glucose, 2-Sorbitol , 3-Lactose, 4-Manitol, ĐC-Đối chứng)

Bảng 3.1. Khả năng lên men đƣờng của các chủng CT1.1 và G1

Chủng Loại đường CT1.1 G1 Glucose + + Sorbitol _ _ Lactose + + Mannitol + + Chú thích: +: dương tính -: âm tính

Đối với các loại đường là glucose, lactose, mannitol khả năng lên men của hai chủng CT1.1 và G1 là khác nhau, được biểu thị qua màu sắc môi trường sau khi lên men. Kết quả cho thấy ở chủng CT1.1 làm canh trường glucose chuyển sang màu cam đục và canh trường manitol, lactose có màu cam trong, với chủng G1 canh trường glucose và manitol có màu vàng trong, lactose có màu cam đục. Có sự khác nhau như vậy là do các sản phẩm (rượu, các acid hữu cơ, CO2) trong quá trình lên men sinh ra khác nhau về hàm lượng, tốc độ, làm pH môi trường cũng khác nhau nên chúng làm thay đổi màu chỉ thị khác nhau. Đối với loại đường còn lại là sorbitol, do không có enzyme phân giải nên kết quả lên men là âm tính vì vậy môi trường vẫn giữ nguyên màu đỏ ban đầu của môi trường lên men.

Thử nghiệm khả năng sinh hơi

Kết quả thử nghiệm khả năng sinh hơi khi nuôi cấy hai chủng CT1.1 và G1 trong môi trường lỏng TSB, pH = 7,0 ± 0,2 ở 37o

C cho thấy, cả hai chủng đều tạo khí bên trong ống durham, vậy cả hai chủng này sinh hơi trong quá trình lên men (Hình 3.6).

Hình 3.6. Thử nghiệm khả năng sinh hơi của chủng CT1.1 (A) và G1 (B) sau 24 giờ nuôi cấy

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và cơ chế kháng khuẩn của một số chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin nhằm định hướng sản xuất chế phẩm probiotic trong nuôi trồng thủy sản (Trang 44 - 46)